Hôm nay,  

9 Ngày Thăm Xứ Phù Tang

18/12/200500:00:00(Xem: 225512)
Người viết: NGUYỄN LÊ

Bài số 899-1499-225-vb2121905

*
Tác giả là chủ nhân một nhà hàng Việt tại thành phố thuộc một tiểu bang miền Đông, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài mới của ông.

*

Phái đoàn chúng tôi gồm 80 người, già trẻ lớn bé đủ cả, tuổi từ 9 đến 82. trong số du khách có 2 người bạn mỹ, phu quân của 2 bà. Xuất sứ đa số tại vùng nam Cali. Họ là những người việt Nam thành công trên đất cờ hoa, con cái đã trưởng thành , có sự nghiệp. Ngày nay họ dành cho mình 1 chút thời gian, tự thưởng cho mình, sau khi đã vất vả tạo dựng tương lai từ 20 tới 30 năm trên chốn đất khách quê người.

Mục đích chuyến đi của phái đoàn là tham quan nước Nhật Bản trong chuyến bay dài 10 tiếng đồng hồ. Khởi hành từ phi trường Los Angeles, Cali bay thẳng tới phi trường Kansai thuộc thành phố Osaka. Chuyến đi được hướng dẫn bởi hãng du lịch Việt Nam điều hành bởi 2 vợ chồng trẻ tuổi người Việt. Anh là cựu sinh viên du học Nhật Bổn từ thập niên 5,6 mươi. Chị là một người năng động, nói năng lưu loát.

Được sự giúp đỡ của 1 cựu sinh viên chính gốc Nhật và 1 thanh niên Việt cũng sống ở Nhật 35 năm và đã lấy vợ Nhật. Như vậy, thiết tưởng họ đã có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để hướng dẫn phái đoàn.

Qua những cuộc nói chuyện với 4 chuyên viên thổ công tại nhật, chúng tôi được biết số người việt sinh sống tại nhật vào khoảng 10,000 người. Họ sống rải rác trên 4 đảo chính là Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku. Một số mở tiệm chạp phô, mở nhà hàng ăn Việt Nam, đi làm trong các hảng xưởng Nhật. Tuổi về hưu là 60. một số người chọn về hưu lui 55 để nhường chỗ cho các người trẻ. Bù lại họ được trả 1 số tiền trong thời gian về hưu sớm.

Phương tiện di chuyển từ nơi này tới chỗ khác là chuyên chở công cộng. Mua một chiềc xe hơi, lấy bằng lái xe là tốn kém lớn vì tại Tokyo chỗ đậu xe hiếm hoi.

Phái đoàn khởi hành lúc 12 giờ trưa và gần tối nơi đầu tiên đặt chân tới là tỉnh Nara, thủ phủ củ nhất của nhật. Sau đó họ rời đô tới Kyoto và hiện thời là Tokyo. Hành trình cuộc du ngoạn bắt đầu từ phiá nam tới phiá bắc của đảo Honshu, một hòn đảo lớn nhất của nhật.

Tại Nara, phái đoàn thăm chùa cổ với tượng phật cao 14m98, chiều dài của đầu 5m41, của mắt 1m82, tai 2m54. Đặc biệt trong sân chùa và phụ cận có những đoàn nai rất thân thiện. Chúng bạo dạn níu kéo du khách xin ăn. Khách quăng bánh kẹo và đàn nai bu quanh trong giây phút đồ ăn biến sạch và du khách có dịp chụp hình lưu niệm.

Sau Nara, phái đoàn đi Osaka thăm chùa Đông Đại (Todai Temple) và thành Osaka (Osaka castle) phiá nam của Tokyo thành cao 8 tầng lầu, chung quanh có hào bảo vệ. Chúng tôi cũng thăm một vùng có tên là Thanh Thủy Tự (kiyomizu temple) tại Kyoto có nước suối từ trên núi chảy xuống quanh năm. Du khách uống nước suối để tẩy sạch tâm hồn trước khi thăm chùa. Trên đường vào chùa san sát những cửa tiệm bày bán đủ thứ , từ những đồ kỷ niệm, tới bành trái, thức ăn thỏa mãn sự tò mò tìm hiểu của du khách khi tới vùng lạ.

Sau một ngày thăm viếng Nara và Osaka, phái đoàn nghỉ đêm ở khách sạn Prince, 1 khách sạn thuộc hàng 5 sao, tiện nghi đây đũ sang trọng.

Trước khi về khách sạn, phái đoàn vào một nhà hàng Nhật ngồi sổm hoặc xếp vòng chân như đức phật, thưởng thức món tả pí lù kiểu Nhật gồm thịt bò nhúng đủ thứ rau và tofu cùng ăn hột gà sống.

Khách sạn Prince cao chót vót ngạo nghễ một mình nhìn xuống toàn vùng, xa xa là núi với mây phủ và dưới chân là biển nước xanh ngát, mặt nước phẳng lặng.

Tối hôm đầu tiên từ phi trường trở về khách sạn Ana Gate Tower, Osaka phái đoàn vô nhà hàng cũng ngồi xếp chân vòng tròn ăn món thịt nướng và đồ biên phối hợp thức ăn nhật và Đại Hàn.

Sang ngày thứ ba trong chuyến du lịch 9 ngày, phái đoàn thăm viếng Thiên long Tự vùng Kyoto, coi trình diễn thời trang Kimono do các cô gái nhật trẻ , đẹp. Sau bữa ăn trưa, phái đoàn tham quan chùa vàng (kim các Tự) Đền thờ giát vàng sáng chói, cao 3 tầng. Qua đến chùa Bạc (Ngân các Tự) quang cảnh hữu tình, cây cảnh và trang trí khu vườn sạch, đẹp và gọn. Gần cuối ngày phái đoàn thăm quang cảnh Bình an Thần Cung và thưởng thức bữa cơm tàu thịnh soạn tại một nhà hàng nhật ngồi trên ghế thay vì ngồi xếp chân.

Ngày thứ 4 trong cuộc du hành, phái đoàn trên 2 xe bus tới đảo Mikimoto, thuộc tỉnh ISE, khoảng đường dài 3 tiếng đồng hồ. Phái đoàn phiá sau xe bus lập khu nhà lá, kể chuyện tiếu lâm để rút ngắn thời gian. Phái đoàn đã quan sát 3 cô gái trẻ đẹp trong y phục bơi lội trắng từ đầu tới chân nhào xuống nước vớt oysters đựng ngọc trai từ dưới biển với thời tiết lạnh lẽo, gió thổi mạnh. Các bà trong phái đoàn được dịp mua sắm hột trai xả láng. Các ông vui vẻ chiều mến các bà mặt tươi như hoa.

Kết thúc ngày thứ 4 bằng bữa cơm nhật, ăn thịt cá sống chấm nước tương. Phái đoàn đi ngủ sớm tại khách sạn Royal chuẩn bị dậy vào lúc 6:30 sáng và 7:30 khởi hành đi hội chợ quốc tế Aichi Expo tại Nagoya vé vào cửa 39 đô. Đường vòng đai của hội chợ dẩn tới mọi gian hàng của tất cả các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Đức, Pháp, trung quốc, ấn độ, pakistan, việt nam, cambodge, laos v.v… Chúng tôi ghé gian hàng Việt Nam có bán đồ ăn và trình diễn nhạc dân tộc. Kết thúc ngày thứ 5 tại nhật bằng bữa ăn thịnh soạn cá sống và đồ biển tại khàch sạn Lake side plaza hotel.

Ngày thứ 6 phái đoàn rới khách sạn lake side trên đường đi tới núi Phú sĩ dài 3 tiếng lái xe. Nửa đường phái đoàn dừng lại nghỉ chân và tiện dịp coi khói phun từ sườn đồi do chất lưu huỳnh âm ỉ trong lòng đất. Gần tới chân núi Phú sĩ, phái đoàn thăm viếng khu hoà bình cầu nguyện công viên. Trên cung đình bốn phía có tượng phật nằm, ngồi. Núi Phú Sĩ cao 3776 m và đường kính chung quanh núi là 80kmvới 5 hồ bao quanh và khu du lịch với các khách sạn tràn ngập khắp vùng. Lần này phái đoàn vô khách sạn New Century đặc biệt với phòng ngủ trang trí kiểu nhật. Không có gường, chỉ có chăn bông trải trên chiếu phủ toàn phòng, cánh cửa phòng xê dịch trên đường rầy. Đèn trang trí như đèn tết trung thu. Thời tiết lạnh, đôi chỗ còn phủ tuyết.

Ngày thừ 7 trong chuyến du hành đi kinh đô Tokyo, phái đoàn ghé tỉnh Kamakura, cách Tokyo 1 giờ lái xe có bãi biển nên mùa hè rất đông khách đi tắm biển.

Tới Tokyo có tháp cao Tokyo Tower giống tour D'Effel của pháp, phái đoàn thăm đại lộ Ginza với các cửa hàng cao cấp của Mikimoto, Gucci, Brook Brothers, Nissan v.v… khi rời khu shopping cao cấp phái đoàn xe bus hướng tới vườn hoa Japanese Traditional Garden, chụp hình bên cầu dưới giàn hoa Anh Đào nở rộ. Phái đoàn trở về khách sạn Keio Plaza Hotel, 1 khách sạn lớn nhất tại nhật.

Ngày thứ 8 phái đoàn lên xe bus tới 1 khu ngoại ô của Tokyo mất 2 giờ lái xe và được chiêm ngưởng tượng Phật cao 120m vào trong lòng tượng phật rộng rãi, lên thang máy tới ngực của tượng cao 85m và 4 phía có cửa sổ nhìn xuống dưới chân tượng là công viên bao la trải dài dưới tầm mắt.

Sau bữa ăn trưa, phái đoàn thăm khu chùa với dãy shopping dài thăm thẳm và công viên bên cạnh hoàng cung chiếm cả chục mẫu đất. buổi tối phái đoàn thăm khu Đông kinh sinh hoạt về đêm rất nhộn nhịp từ nhà hàng tới hộp đêm, tới khu bán đồ điện tử, khu bán đồ trang sức, quần áo v.v…

Trong 9 ngày tham quan nườc Nhật, phái đoàn có 1 khái niệm tổng quát về cuộc sống của dân Nhật từ cách thức tiếp đón, xã giao trong khách sạn , nhà hàng, tới cách buôn bán chào mời. Lối sống ngăn nắp, nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh công cộng, tất cả đếu đi theo một tôn ti trật tự đồng nhất. Để hòa mình với tập thể mới làm quen, để ngắm được nụ cười của các cô gái nhật và để chiếm được cảm tình của người mời gặp, phái đoàn đã học được vài tiếng nhật để xã giao, chào mừng, cám ơn , từ biệt như Connichiwa, Arigato, Sayonara.

Nhận xét từ khi bước chân vào đất nhật tới khi rời khỏi cửa phái đoàn là đi từ nam tới bắc của đảo Honshu, chỗ nào cũng sạch sẽ nhà cửa ngăn nắp, xa lộ, đường sá kiến trúc đẹp. Không thấy ruồi, muỗi , dán , chuột vì sự vệ sinh sạch sẽ và đừc tính tự giác của dân tộc nhật.

Một số ít người trong phái đoàn về sinh hoạt vật giá mắc mỏ, có nơi ly cà phê bán tới 4 đô la, 1 lon bia 4 đô, 1 lon coke 1 đô rưỡi, 1 tô mì nhật 8 đô, 1 fish filet của Macdonald nhật 5 đô v.v…

Sau khi rời Nhật, phái đoàn Việt cảm nhận được sự may mắn và hạnh phúc là đã chọn Mỹ quốc làm quê hương thứ hai của mình.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến