Hôm nay,  

Lấy Chồng Xa Xứ

06/11/200500:00:00(Xem: 131152)
- Người viết: HOÀNG YẾN

Bài số 864-1455-291-vb8110605

Với bút hiệu (hoặc tên thật) Yến Nguyễn, tác giả đã viết về một vùng bão lụt bị bỏ quên, Bayou La Batre thuộc tiểu bang Alabama, nơi có hơn 3000 người Việt. Bài được chuyển tới bằng email. Bài mới nhất của bà lần này viết về một bạn cũ xấu số.

*

Theo chân Khải và Tạo tôi bước vào phòng 175 của Bệnh viện X. Trước mắt tôi là một cô gái trẻ. Cô nằm thiêm thiếp. Tôi để mặc cho nước mắt tuôn tràn. Hương Giang đó sao" Cô bạn rất thân của tôi hồi Tiểu học. Đẹp thuỳ mị, dịu dàng. Mái tóc dài nửa lưng, che làn má mịn. Bây giờ gầy tọp, xanh xao...

Qua Mỹ mười lăm năm tôi mới nghe tin bạn. Thư cho tôi hồi tháng sáu năm 2004, Hương Giang viết:

Sàigòn ngày 24 tháng 6 năm 2004.

Vân Khanh nhớ,

Nhờ gặp lại Tường Loan ở cư xá Tự Do hôm Chúa Nhật mà Giang có được địa chỉ của bạn. Mừng quá! Gởi thư liền! Hương Giang muốn báo cho Vân Khanh một tin vui. Tháng mười nầy Giang sẽ theo chồng đi Mỹ sau đám cưới. Biết ai không" Anh Tòan đó.

Kể cũng lạ thiệt. Hồi đó mình rất ghét anh ấy. Người gì mà kỳ khôi. Giờ tan trường nào cũng làm cái đuôi của bọn con gái rất kiên nhẫn. Sau năm 75, cả nhà anh vượt biên. Đùng một cái biến mất khỏi cư xá Bắc Hải. Thành ra đường về Ngã Ba Ông Tạ vắng chi lạ Khanh à. Giang buồn mấy tháng. Thì ra " phải lòng" hồi nào không hay.

Vân Khanh biết không Giang tốt nghiệp Đại Học xong là đi làm liền. Bà cô của Giang có một khách sạn nằm trên đường Gia Long- gần bùng binh Ngã Sáu - Sàgòn đấy.

Thế rồi mới năm ngoái thôi Giang gặp lại anh Toàn trong lần anh làm Việt Kiều hồi hương. Anh trọ lại khách sạn hai tuần để đi một vòng Sàigòn và ngoại ô cho thoả lòng mong nhớ. Anh gần bốn mươi tuổi nhưng trông trẻ lắm. Anh Toàn kể hết cho Giang nghe về gia cảnh của anh. Qua Mỹ năm 75. Năm 90 anh lập gia đình. Có một cô con gái. Giang có xem ảnh. Xinh xắn và rất giống anh. Năm 98 thì hai người ly dị nhau. Theo lời anh kể: Có những bất đồng và tổn thương không còn hoà đồng và hàn gắn được. Anh ngỏ lời cầu hôn. Giang lừng khừng mãi. Không phải vì Giang chê anh lớn tuổi. Cũng không phải vì anh đã có một đời vợ. Nhưng Giang nghe kể rằng: cuộc sống ở Mỹ không giống Việt Nam. Một xứ sở của văn minh và cơ hội. Dễ kiếm tiền nhưng khó tìm được tình thương. Giang sợ cảnh lấy chồng xa xứ. Nói dại: Lỡ mình có bị ngược đãi không ai binh vực, ủi an. Lỡ mình ốm đau không người thân rõ khổ.

Anh Toàn hiểu ra những suy tư của Giang và hứa: Em đừng lo. Anh đã một lần dang dở. Anh biết trân quí hạnh phúc gia đình mà. Chỉ sợ qua Mỹ năm ba năm, mọi sự ổn định rồi em nằng nặc đòi chia tay với anh như cô vợ cũ chắc anh chết. Giang cảm động quá Vân Khanh à.

Thật lòng, Giang không muốn bỏ Mẹ Giang ở lại. Bố của Giang vượt biên từ năm 82 và có vợ khác rồi. Mẹ Giang đau khổ, già nua, nghèo thiếu. Giang mới đi làm, chưa giúp mẹ bao nhiêu ngày lại lấy chồng xa xứ...

Mà thôi! Biết đâu khi làm việc ở quê người Giang có điều kiện lo cho Mẹ hơn. Phải vậy không Vân Khanh"

Anh Toàn hiện sống một mình ở thành phố Mobile, tiểu bang Alabama. Giang nghe nói Bố của Giang cũng ở đó. Nhưng mà anh Toàn bảo có những tiểu bang trên nước Mỹ rộng lớn hơn cả nước Việt Nam. Thành phố Sàigòn tuy vậy mà nếu không chịu tìm nhau chưa chắc ai đã gặp ai. Huống chi...

Qua Mỹ, Giang sẽ liên lạc với Vân Khanh liền. Chúc sức khoẻ và tạm biệt bạn.

Bạn cũ,

Hương Giang.

*

Các bác sĩ và y tá tại bệnh viện X rất mừng khi nghe nói tôi là bạn thân của Hương Giang.Theo chồng về Mỹ được một năm. Hương Giang đã ở bệnh viện chín tháng. Chín tháng qua không có sự chăm sóc của Toàn.

Cô y tá kể :

- Có một người đàn ông trung niên hay mang hoa và quà đến thăm Giang. Chúng tôi được ông cho biết là bạn. Cô ấy bị ung thư máu. Lúc còn tỉnh nguyện vọng của cô là được trở về Việt Nam, chết tại quê nhà. Người chồng của cô bỏ đi luôn sau khi có kết quả xét nghiệm. Chúng tôi không liên lạc được.

Tôi nhìn bạn. Thương biết chừng nào! Bệnh viện X đã tận tình cứu giúp Giang nhưng không thể. Phương cách sau cùng đầy lòng nhân ái của các "Từ Mẫu" tại đây là sẵn sàng đem Mẹ của Hương Giang sang để đón xác con về. Rất tiếc thời gian tìm kiếm bà thật khó. Tuần qua, một bác sĩ người Việt duy nhất của bệnh viện đã thất vọng kêu lên:

- Bà ấy có trả lời điện thoại nhưng không nói tiếng giống tôi. Tôi không hiểu.

Khải nhận số phone và gọi ngay. Tiếng bà mẹ của Hương Giang ở đầu dây thảng thốt và nức nở. Chúng tôi chợt hiểu ra. Tiếng nói của cô Bác sĩ diễn tả là cách phát âm của người Huế. Còn cô là người miền Nam, lại nói giỏi tiếng Mỹ hơn tiếng Việt vì rời Việt Nam từ khi còn rất bé.

Trong phòng bệnh, tất cả chúng tôi thấy nhẹ lòng hơn. Trong vòng một tuần lễ thôi mẹ của Giang sẽ sang đây. Ngoài hành lang có bóng người đàn ông trung niên bước vội. Tôi tưởng anh Toàn. Nhưng không! Bố của Giang. Ông ra hiệu cho tôi ra ngoài và thì thầm:

- Đừng nói với ai Bác là bố của Hương Giang. Bác thương con Bác lắm. Nhưng công khai nhìn con lúc nầy Bác không thể. Hãy tha thứ cho Bác.

Tôi nhìn mái tóc muối tiêu khuất dần cuối hành lang vắng, lòng quá ngậm ngùi. Ôi! Hương Giang! Cô bạn thân của tôi. Có thể nào những ưu tư khi lấy chồng xa xứ của Giang bây giờ lại là sự thật" Mẹ của Hương Giang thật đáng thương. Tuổi già cô độc: Không chồng, không con. Tôi tự hỏi tôi phải làm gì đây cho một cảnh trạng quá bi thương của người bạn cũ"

Khi tôi viết những dòng này, người bạn xấu số của tôi đang trong cơn hấp hối.

Hương Giang ơi! Ngày nào bạn ra đi theo gió nội mây ngàn Khanh chỉ mong một điều: Nơi cõi vĩnh hằng bạn chấm dứt mọi khổ đau về thứ hạnh phúc phù du của một lần lấy chồng xa xứ.

HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Nhạc sĩ Cung Tiến