Hôm nay,  

Người Đi Về Đâu

20/10/200500:00:00(Xem: 234621)
- Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 852-1442-278-vb6102105

Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Viện dưỡng lão Salem, OR năm 2035
10h sáng
- Cô là người Việt à "
- Thưa bà, đúng ạ.
- Nói năng lễ phép nhỉ, thích cô đó.
- Thưa bà, cha mẹ con người Việt, con sinh ở đây nhưng có đến trường học tiếng Việt.
- Rồi sẽ có việc nhờ cô đấy.
- Thưa bà, bà cứ nhờ, con sẵn lòng ạ.
- Hừm...Càng nói càng thấy hay, con bé nhắc mình nhớ những ngày còn bé đến lạ lùng. Thời buổi này, tìm được một con bé gốc Việt nói năng như thiên thần lạc giữa đời thường, ôi cha, chán cho cái đời tha hương.
- Bà lẩm bẩm gì đấy ạ"
- Không tôi đi ngủ đây.
2h chiều
- Cô đi đâu mà theo tôi mãi thế"
- Thưa bà, con đi làm volunteer cho trường, con chọn nơi này, người ta giao bà cho con.
- Thế tôi phải nghe lời cô à" Bậy bạ, tôi không sao, đi chơi đi.
- Thưa bà, bà cần gì con giúp bà...
- Có ai gửi thư cho tôi không"
- Con không nghe người ta nói bà ạ"
- Lạ nhỉ! Tôi thấy đã lâu lắm, tôi cần một lá thư, lá thư đó đang ở đâu, chắc cô lấy của tôi phải không, trả đây cho tôi, tôi cần nó. Không có nó, tôi khó thở lắm, cô biết không"
- Thưa bà, để con hỏi các chị trông bà lúc trước.
- Hỏi gì, họ đã dấu của tôi rồi. Không sao, tôi đã copy nhiều bản, họ không hủy được của tôi đâu.
. . .
- Chị ơi, bà VK nói có mất một lá thư, chị có thấy của bà ấy không"
- Lại lá thư. Lúc nhớ lúc không, bà ta quý lá thư lắm đó, có lần bà khóc vì sợ đánh mất, chị thấy tội quá đem sao lại nhiều bản, cất một chỗ. Khi bà mất lại bỏ vào phong bì rồi đưa cho bà như tìm vừa tìm thấy được.
Chị cho em một bản, em bỏ túi, khi bà cần, em có đưa ra nhé chị.
Em đọc được tiếng Việt.
Thưa vâng, ba má em có cho em đi học chị ạ.
7h tối.
Lại tới đây làm gì nữa, con nít bây giờ phiền quá.
Thưa bà, con có tin vui cho bà"
Tin gì"
Con tìm thấy một lá thư gửi cho bà"
Láo, lá thư nào"
Con đọc cho bà nghe nhé"
Người viết tình cảm và hay quá bà ạ, là chồng bà hả"
Chồng nào" Chỉ vớ vẩn. ...
Con đọc cho bà nghe đây
Em thương,
Hôm nay em đi học, ngồi nhớ em cả ngày, bây giờ là đã 9h15 tối rồi, em biết anh đang ngồi đợi em đi học về để phone không" Nhớ lắm có biết không hở em" Cali mấy hôm nay nắng đẹp, buổi tối mát, anh nghĩ phải chi có em bên cạnh, mình ra biển tới khuya về, bên cạnh nhau, thú vị và hạnh phúc biết mấy phải không em"
. . .
Em thương, có nhiều lúc anh nghĩ mình đi tìm và chờ đợi nhau hơn 30 năm rồi nên gặp lại nhau bao nhiêu suy tưởng, đợi chờ trong suốt thời gian ấy nó làm anh ngất ngây, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và mình đến với nhau thật nhanh, thật không ngờ và cũng thật là thân quen như đã hẹn hò từ bao kiếp trước. Nghĩ chuyện phong thần cũng không sao, chỉ biết rằng những cảm giác trên là thực, có thực, khởi đi từ những đợi chờ suốt 30 năm, từ những suy tư trừu tượng đó giờ đây đã hiện rõ từng đường nét, khối lượng với những cảm giác thực là sống động trong từng tế bào cơ thể.


Không biết làm sao để nói hết vì ý tưởng trong đầu chạy nhanh hơn ngòi bút trên giấy, anh chỉ có thể gom lại rằng thương, yêu và nhớ em nhiều lắm đó em!
Từ đây anh không muốn mình phải rời xa nhau nữa cho dù bất cứ một sự việc gì to tát đến đâu mình vẫn ở bên cạnh nhau, nắm tay nhau thật chặt để vượt qua tất cả những trở ngại trong đời sống này phải không em" Anh không muốn ẩn cư phong đao để Mai Trang biến thành Phong Trang nữa vì giờ đây trong tâm anh vẫn nghĩ rằng Mai Trang đã có nữ chủ nhân rồi đó.
Yêu em và nhớ em lắm đó có biết không VK
Mai Trang ngày 9/4/96
Khi tôi dừng đọc, nhìn lên, tôi thấy mắt bà đỏ hoe, toàn thân bà như run lên, có sức sống hơn, bà nhìn tôi biết ơn, không la rầy tôi những điều không đâu như lúc sáng và lúc chiều.
- Ai viết cho ai mà nghe nồng nàn thế nhỉ" Cô đã lượm được lá thư này ở đâu" Nghe sao nó giống những niềm vui và hạnh phúc mà trong mỗi con người ai cũng ước ao nhặt được. Cảm ơn cô bé.
- Thưa bà, sao người ta nói lá thư này của bà"
- Cô buồn cười quá, ai lại nói với tôi những điều như thế, tôi già rồi, nay mai đưa đám tang tôi, bỏ cho tôi một cái thư vào hòm nhé, sao tự nhiên tôi lại thấy trân trọng tấm lòng người viết vô cùng.
- Thưa bà, trong này họ nói bà từng là writer phải không ạ"
- Writer nào, writer gì, cái con khỉ". . tôi không viết gì cả.
Sáng hôm sau ngày đó....
- Chị ơi, bà VK đâu rồi"
- Bà đi cấp cứu rồi, bịnh mất trí nhớ thì rõ rồi, lâu lâu bà vẫn trở bịnh thở không được, làm bà càng suy nhược và hầu như không còn chống đỡ được với bịnh mất trí nhớ nữa.
Reng reng reng...
- Gì vậy chị"
- Họ mới báo bà VK vừa tắt thở trong nhà thương em ạ.
. . .
Tôi nghe mắt mình nóng. Dù chỉ mới một ngày tiếp xúc nhưng tự tận trong tâm lòng, tôi bỗng hình dung ra thật rõ hình ảnh một phụ nữ như bà VK. Lý trí bà có mất đi, từ mất mát đó, nó cướp đi phần nào tình cảm trong trái tim bà, nhưng bà mỗi ngày, mỗi giờ, vật vã giành lại từng chút linh hồn mình có được để sống bằng trái tim thật sự. Bà làm tôi thấy mình tầm thường quá, tự nhiên mất bà lúc này trong cái thời gian tôi sắp bước ra đời, cảm giác hụt hẫng sao mà rõ ràng đến vô cùng.
Tôi vào phòng bà thu dọn, không quên bỏ vào tư trang của bà lá thư tôi có hôm qua.
Tôi để lại một cái note "This letter must be with her wherever she is finally".
Tôi đặt nụ hôn từ hai ngón tay mình vào lá thư, lẩm bẩm, "con chào bà nhé, bà VK, hẹn gặp lại trái tim và tấm lòng của bà trong hoàn cảnh nào đó con có thể ví như con may mắn".
Tôi đi ra khỏi viện dưỡng lão khi trời đã tối. Mùa Thu, lá vàng đang rơi lác đác, trời thì se lạnh, sao mà buồn và ảm đạm hơn lúc nào hết trong lòng tôi.
Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến