Hôm nay,  

Giao Pizza Ơ Mỹ: Ba Lần Bị Cướp

17/10/200500:00:00(Xem: 129908)
- Người viết: Quảng Thông
Bài số 850-1440-276-vb2101705

Tác giả tên thật là Phạm Duy Liêm, cư dân Montgomery County. Bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông kể về công việc làm tài xế giao pizza tại Mỹ: mười bốn năm qua, hơn hai chục ngàn giờ lái, chưa bao giờ gây tai nạn hoặc đụng người hoặc người đụng, nhưng ba lần bị cướp.
*
- Hello!
- Hello!
- Đây có phải nhà ông Phan"
- Đúng rồi! Ông từ đâu gọi đến"
- Chúng tôi là cảnh sát phòng hình sự ở hạt MC, có thể đến gặp ông không"
- Có việc gì vậy, thưa ông"
- Về việc ông bị cướp khi ông giao Pizza.
- Vụ nào vậy"
- Vụ gần đây nhứt! Chúng tôi có thể đến"
Tôi chần chừ, suy nghĩ rất nhanh, cuối cùng nói:
- Vâng, các ông có thể đến, nhưng xin đừng dùng xe có đèn hiệu cảnh sát, tôi không muốn hàng xóm để ý việc riêng.
- Được rồi. Khoảng nửa giờ chúng tôi đến. Có phải địa chỉ ông là...
- Đúng vậy! Chào ông!
- Chào ông!
Lời dạo đầu hẹn gặp của Cảnh Sát Mỹ ở quận tôi tị nạn để trao đổi thêm việc tôi bị cướp trong lúc tôi giao bánh pizza.
Tôi cùng vợ và bốn con nhỏ đến nước Mỹ vừa hơn 14 năm. Sau khi tới các con tôi vào trường học ngay. Vợ chồng tôi cũng thi xếp lớp vào College dự định cùng nhau đi học lại để tiến thân. Kết quả đậu xếp lớp rồi vợ chồng tôi mới nhận ra nhiều điều bất tiện nếu cả hai cùng đi học, không có thời giờ lo cho các con. Đắn đo tới nửa năm, tôi quyết định đi làm, chỉ để vợ tôi đến trường mà thôi. Nhiều người quen đến trước cũng đã khuyên chúng tôi: "Làm gì thì làm, phải có người trông nom con cái ăn học, kẻo chúng sẽ hư."
Lúc mới qua Mỹ, người bạn lâu năm cho được chiếc xe tuy cũ, nó vẫn còn khá tốt, để vừa đi làm vừa đưa rước vợ con, cuối tuần đi chợ mua sắm.
Nhà đông người, vợ chồng tôi phải sắp xếp thời khóa biểu sao cho một chiếc xe có thể sử dụng trọn gia đình, vì vậy mà tôi xin làm ca chiều đến khuya là tiện lợi nhứt.
Chơn ướt chơn ráo đến Mỹ, xin làm việc nầy, vài người quen tỏ vẻ lo ngại cho tôi. Tôi vô tư, chưa hiểu họ ẩn ý gì, cứ nghỉ, nói:
- Việc nào cũng vậy thôi, sang hèn gì! Miễn việc lương thiện, nuôi được gia đình là tốt rồi!
- Không phải như anh nói đâu! Anh mới qua không biết đó thôi!
Tôi còn thắc mắc, tò mò hỏi thêm:
- Xin anh nói rỏ hơn, tôi không biết việc gì"
- Giao bánh pizza có hai điều nguy hiểm. Một là tai nạn xe cộ, hai là bị cướp!
- Anh nói tai nạn xe cộ thì tôi có thể hiểu. Còn bị cướp, tôi không thể nghĩ ra!
- Ở Mỹ, hầu hết đều dùng credit card. Bọn xấu biết tài xế giao bánh các anh có tiền mặt chúng dễ hỏi cướp hơn!
Chưa đi làm, tôi vẫn còn khù khờ không biết tài xế giao bánh có tiền mặt là có bao nhiêu, tôi hỏi:
- Bộ lái xe giao bánh được nhiều tiền lắm hả"
- Tôi không rõ bao nhiêu, nhưng nhiều ít gì, thuận tiện thì nó cướp, thậm chí một, hai chục đô.
- Vậy sao"... Dù sao cũng xin cảm ơn anh cho tôi biết để đề phòng. Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác!
* Bị cướp lần I-93
Tôi không còn sự lựa chọn nào nửa, phải làm việc này thôi! Gần năm mươi tuổi mới đến Mỹ, tài chẳng có, nghệ cũng không! Hồi trước ở quê nhà, có một thời gian tôi cầm súng rồi một thời gian làm văn phòng cầm viết. Sang đây, không có súng để cầm, còn cầm viết thì viết dở hơn con cháu học ở đây! Thôi thì cầm lái vậy!
Được một thời gian, một tối khoảng gần 10 giờ, khi bước lên cầu thang một khu apartment nọ ở gần tiệm pizza, hai tay ôm túi đựng bánh, vừa lách cửa cầu thang để đến cửa phòng của khách mua bánh thì bất ngờ hai tên lọ mặt đồ đen đứng chận lối. Một tên nhanh tay chộp áo tôi, tay kia chìa con "chó lửa" đen ngòm, hỏi tiền đâu. Còn tên thứ hai đứng quan sát yểm trợ. Tức khắc, tên chộp áo tôi chuyển thế, ôm kẹp tay tôi giữ tôi đứng đưa lưng trước hắn. Hắn muốn giấu mặt, cây súng ngắn đang chĩa vào hông tôi, miệng liên tục hỏi tiền. Trong hành lang apartment hơi tối vì chỉ thoáng thấy mặt tên đứng yểm trợ, còn ngoài ra chú tâm vào cây súng đang kề họng vào hông tôi. Việc quá bất ngờ làm tôi hơi lúng túng, run run nói:
- Don't shoot please!
Tôi để túi đựng bánh xuống sàn, cho tay vào túi móc tiền đưa nó. Tên cầm súng thấy tiền, buông tôi ra, nhanh như chớp chộp nắm tiền rồi cả hai đứa phóng xuống cầu thang phía sau mất dạng. Tên không cầm súng không quên cướp luôn túi đựng bánh. Tôi lấy lại bình tĩnh, gõ cửa khách hàng thì được cho biết họ không gọi đặt bánh!
Tôi thẫn thờ xuống cầu thang phía trước, ra xe về tiệm. Lòng vừa buồn, vừa tức, vừa giận bọn bất nhơn.
Buồn, vì vừa mất số tiền chạy từ chiều đến giờ mới kiếm được ngần ấy. Tức, vì lúc ấy tay không trang bị "đồ chơi" nào, chớ nếu có thì chưa biết điều gì đã xảy ra! Thấy nó có súng, làm tôi nhớ lại thuở tôi cũng có súng. Tôi và địch ai bắn nhanh, chính xác thì sống. Và giận, tại sao chúng nó không tìm việc làm, mà chỉ thừa cơ cướp giựt. Ở Mỹ này muốn làm có lương cao phải có tài, học cao. Còn xoàng xoàng lương đủ sống, chắc không khó lắm đâu.
Về đến tiệm, tôi báo ngay cho người quản lý việc bị cướp. Lập tức, ông ta gọi cảnh sát. Vài phút sau Cảnh sát tới, hỏi tôi sự việc xảy ra. Sau khi kể hết, Cảnh Sát chở tôi đến hiện trường. Không thấy dấu vết gì lưu lại, viên Cảnh Sát cùng tôi bước xuống cầu thang phía sau. Đèn pin rọi chung quanh sân cỏ Cảnh Sát phát hiện một số tiền bọn cướp làm rơi lại trong lúc luýnh huýnh tẩu thoát. Viên Cảnh Sát thứ hai cùng con chó phát hiện mấy miếng pizza rơi rớt trên mặt đường dẫn vào khu apartment.
Còn nhơn viên nhận order bánh từ khách hàng nhớ lại, lúc lấy order qua điện thoại, cô ta nghe nhiều tiếng ồn khác lạ. Thì ra bọn cướp order pizza qua paid phone đặt dọc đường xa chạy và cho địa chỉ ma!
Cuộc điều tra đang tiến hành! Khuya làm về, khe khẽ kể lại, "nhà" tôi nghe việc bị cướp tiền. Nàng tỏ vẻ âu lo nói:
- Hay là tìm việc gì khác làm đi anh"
- Biết làm việc gì đây, em"... Thôi không hề gì đâu! Nó hỏi tiền thì đưa cho nó.
Có lẻ đêm về làm lòng người dịu lại, tâm thiện hơn "Đêm mang lại điều lành" (La nuit porte le conseil) mà hồi còn đi học tôi đọc được đâu đó. Tôi nói thêm, pha trò:
- Chúng nó cần tiền nhanh, nên mới liều lĩnh như vậy. Đúng là điếc không sợ súng!
- Nhưng sao em lo quá! Lở anh chống cự lại chúng dám làm ẩu anh lắm à!
- Anh không chống lại đâu, em! Vài chục đồng không quí bằng sanh mạng của mình. Thôi, cứ coi như người xưa thường nói " Tán tài, tiêu tai", em à!
*
Bạn bè thường gọi đùa tài xế giao pizza chúng tôi là những ông PH.D. (Pizza Home Delivery)! Nhưng lương của những PH.D này chẳng là bao, vô cùng khiêm nhượng là đằng khác. Người mới vào làm, được công ty trả lương giờ theo quy định của Liên bang đã là may lắm rồi vì có lẽ công ty cũng biết tài xế kiếm được tiền "tip" nên có người "bị" công ty trả thấp hơn lương căn bản.
Thực ra tiền "tip" nhiều ít tùy theo mùa, chớ không phải lúc nào cũng được "tip" tốt. Mỗi một phiếu đặt mua bánh, công ty cho tiền xăng 50c. Dĩ nhiên tài xế phải có xe riêng, tự bảo trì, sửa chữa bằng tiền túi. Nắng, mưa, sương, tuyết tài xế luôn dong ruổi trên đường. Lúc bịnh ở nhà ngày nào mất lương ngày đó. Công ty bán bảo hiểm sức khỏe khá cao nên không tài xế nào dám mua, còn bảo hiểm xe thì tài xế tự lo!
Nếu bọn cướp giựt biết được những sự "đau khổ" của tài xế chúng tôi chắc họ sẽ thông cảm mà không nỡ "động thu." Vậy mà...
* Bị cướp lần II -96
Tiếp tục hành nghề giao pizza, bẵng đi một thời gian khá lâu, cũng gần ba năm yên thân, một tối nọ (lại tối)! khoảng hơn 10 giờ, tôi có chuyến giao bánh ngay nhà một khách hàng ở mặt tiền đường hơi vắng vẻ. Tôi dừng xe trong "driveway" của khách hàng. Vừa giao bánh xong, bước ra xe, bất chợt tôi thấy một người mặc toàn đồ đen từ bên kia đường chạy vội qua hướng ngay tôi. Dáng to lớn, da trắng, một tay hắn chìa ra con dao sáng loáng vào hông tôi, còn tay kia ôm choàng kẹp cánh tay tôi lại, bàn tay hắn bịt miệng tôi, đồng thời hỏi tiền.
Một lần nữa, tôi không tránh nổi sự sợ hãi trước thái độ hùng hổ, dọa nạt của tên cướp. Dù bị bịt miệng, tôi vẫn cố nói đủ tên cướp nghe:
- Hold on. Take it easy!


Tôi liền móc tiền đưa hắn, số tiền vừa giao bánh cộng với số hiện có trong túi tôi. Hắn chộp tiền đưa gần mắt để coi có đúng là tiền không" Dưới ánh đèn đường lờ mờ, tôi nhận ra tờ giấy hai mươi đô và có lẻ vài tờ năm đô và vài tờ một đô. Được tiền, hắn liền buông tôi ra và ra lịnh.
- Get in your car now and go!
Tôi ngoan ngoãn nghe theo hắn. Khi tôi lui xe ra khỏi driveway, thì tên cướp cũng vội nhanh chơn tẩu thoát về hướng khác.
Lấy lại bình tĩnh, tôi lái xe về tiệm báo cho quản lý sự việc bị cướp.
Một lần nữa Cảnh Sát tới tiệm hỏi tôi một số câu, lập biên bản; nhưng lần nầy Cảnh Sát không chở tôi tới hiện trường, tôi không hiểu tại sao"
Cuộc điều tra đang tiến hành!
Hơn một tháng sau tôi nhận được cú điện thoại của Cảnh Sát xin đến nhà. Hai Cảnh Sát da trắng mặc thường phục, cà vạt, veston, họ tự giới thiệu tên và chức vụ: Một người là Cảnh Sát điều tra, người kia là công tố viên. Sau khi tôi mời họ ngồi, một vị lên tiếng:
- Ông có thể kể lại sự việc xảy ra đêm đó"
Tôi ôn tồn kể lại tất cả tình huống xảy ra. Cuối cùng là sự phán đoán của tôi:
- Tay hắn đưa nắm tiền gần mắt hoặc là hắn coi có đúng là tiền không hoặc là hắn cận thị! Ngoài ra tay hắn có mùi thuốc lá khi hắn bịt miệng tôi vì sợ tôi kêu cầu cứu!
Tôi thoáng thấy hai nhơn viên nầy nhìn nhau.
- Hai ông có điều gì nói với tôi" Tôi tiếp.
- Chúng tôi đã bắt được tên đã cướp ông ngày đó.
- Thật sao! Các Ông bắt được hắn trong trường hợp nào"
- Một người bạn hắn biết việc hắn làm nên mới tố cáo"
- Nhưng sao tới bây giờ bạn hắn mới tố cáo" Tôi hỏi thêm.
- Vì bạn hắn chỉ mới biết việc hắn làm do chính hắn nói ra gần đây thôi.
- À, ra vậy!... Giờ các Ông có biện pháp nào"
- Chúng tôi đến để hỏi ý của Ông"
- Tôi có thể làm gì"
- Ông có muốn truy tố hoặc tha cho hắn" Hôm bị bắt, hắn nói hắn ghiền chút cần sa nên mới làm liều!
Bản chất tôi vốn hiền hòa, rộng lượng, tôi nói ngay:
- Tôi thật sự không muốn truy tố hắn, mà chỉ mong các Ông nói cho hắn một bài học.
- Bài học gì"
- Bài học về nhân đạo! Hắn có sức khỏe sao không tìm việc làm, mà lại đi cướp người lao động cực khổ, nghèo như chúng tôi hàng ngày phải đối diện với nào tai nạn xe cộ, nào thời tiết khắc nghiệt mưa, nắng, bảo, tuyếtà
- Ông không muốn truy tố hắn, vậy là Ông muốn tha cho hắn"
- Đúng vậy!
- Nhưng dù cách nào Ông cũng phải ra tòa ký xác nhận việc ông tha hắn, Ông là nạn nhân mà!
- Rắc rối vậy sao" Trước mặt hai Ông tôi xác nhận việc tôi tha cho hắn. Việc giấy tờ các Ông làm thế nào xong thì thôi. Vả lại, tôi không có thời giờ tới lui.
- Chúng tôi muốn hắn xin lỗi Ông thôi!
- Không cần thiết đâu thưa quí Ông!
- Thôi cũng được. Vậy xin chào Ông. Chúc Ông may mắn!
- Xin chào các Ông!
Việc gì bí mật cũng có ngày bị bật mí! Cùng làm chung với tôi có một thanh niên da trắng, vui tánh, hiền lành, người gốc Hispanic, nhưng được sanh tại Mỹ. Cậu ta tiết lộ úp mở cho tôi biết mặt kẻ đã cướp tôi. Thì ra đó là một thanh niên da trắng rặt dòi, đeo kính cận, rít thuốc lá liên tục, tài xế giao thức ăn cho nhà hàng Tàu khít bên tiệm tôi làm, tôi chẳng xa lạ gì hắn. Đôi khi tôi thấy hai thanh niên nầy gặp chào nhau và có khi chuyện trò qua lại năm ba câu trước cửa tiệm. Cậu thanh niên gốc Hispanic còn nói, khi tôi hỏi "Sao nó không chọn ai lại chọn tôi""
- Vì nó thấy ông già, lại ốm yếu!
Thì ra vậy! kẻ nguy hiểm có khi ở sát mình mà mình không biết!
* Bị cướp lần III-02
Đầu thiên niên kỷ, gia đình tôi dọn đến một thành phố khác, cách thành phố củ khoảng 20 miles. Dĩ nhiên tôi cũng xin chuyển về làm tại tiệm pizza gần nơi ở mới. Lúc đầu tôi xin lái ca ngày để học tên đường và để tìm hiểu nề nếp, lưu lượng giao thông.
Sau một thời gian ngắn quen nước, quen cái tôi xin đổi làm ca chiều. Tôi vẫn biết làm ca chiều đến tối có phần nguy hiểm hơn ca ngày vì lưu lượng xe cộ nhiều vào giờ cao điểm tai nạn dễ xảy ra, và bóng đêm là môi trường tốt cho bọn xấu tung hoành; bù lại ca đêm thường được "tip" nhiều hơn. Hai lần bị cướp luôn làm tôi cảnh giác. Thú thật, tôi cũng nơm nớp lo sợ khi phải giao bánh vào những khu tối tăm, cây cối mọc um tùm, mình thường gọi là "Xóm nhà lá" (Mặc dầu ở Mỹ không có nhà lá).
Tiệm Pizza này tọa lạc ngay một góc ngã tư đèn. Mặt tiền tiệm hướng ra bãi đậu xe. Cửa dành cho nhơn viên vô ra được mở bên hông tiệm. Trước khi đến cửa nầy phải đi ngang một bồn chứa rác lớn, vì vậy tầm nhìn từ bãi đậu xe đến cửa vào bị hạn chế.
Một tối nọ khoảng 9:30 (cũng lại tối) nhưng dưới ánh sáng đèn halogen bố trí quanh tiệm, tôi giao bánh về, vừa bước qua bồn chứa rác để đến cửa vào cách chừng 6 bước chơn, hai tên da đen núp sau bồn rác phóng tới ngay tôi. Tôi nghe một tên nói nhanh:
- Here's delivery man! He might have money.
Tôi kịp nhìn mặt được hai tên mặc toàn đồ đen, áo lạnh có phủ cái hood. Một tên nắm ngực áo tôi giựt mạnh làm tôi mất thăng bằng ngã xuống, đôi kính lão tôi đang mang vuột ra khỏi mắt tôi.
Ngay tức khắc chúng cố lục soát túi quần tôi tìm tiền. Chẳng may cho chúng, tôi còn bình tĩnh kêu cứu lớn lên, hết sức mình, hy vọng có ai trong tiệm nghe thấy được ra cứu tôi. Tôi nói hy vọng vì tôi biết cửa tiệm làm bằng sắt hai lớp dầy dù bên ngoài có tiếng ồn, bên trong vẫn yên tĩnh và phần bên trong cửa, nhơn viên ít vãng lai hơn phía trước. Vậy mà, tiếng kêu cứu của một người cao tuổi như tôi đã thấu đến Bồ Tát Quán Thế Âm (Vâng, tôi là tín đồ Phật giáo, rất sùng bái Bồ Tát Quán Thế Âm), Lần này tôi kêu cứu vì thấy hai tên cướp không chìa ra vũ khí, vì vậy Ngài đã khiến một nhơn viên trong tiệm, một người đàn bà da đen, bất chợt đi đến gần cửa nghe tiếng tôi kêu cầu cứu, Bà ta vội mở cửa thấy tôi còn nằm trên đất, bên cạnh hai tên cướp, miệng tôi kêu cứu, bà liền hỏi:
- Có chuyện gì thế ông Phan"
Hai tên cướp tưởng có người tiếp cứu, vội buông tôi ra, bỏ chạy. Sau này, bà da đen kể lại, bà cũng không biết sao lúc đó có điều gì khiến bà bước ra cửa hông và nghe tôi kêu la.
Ngay lúc đó, viên quản lý tiệm có lẽ nghe động tĩnh thế nào, cũng voi bước nhanh ra cửa sau, hỏi tôi việc gì đã xảy ra.
Tôi hoàn hồn kể lại sự việc, nhanh gọn, Ông ta móc cell phone bấm 911. Tôi rất ngạc nhiên chưa đầy một phút, một xe Cảnh Sát xuất hiện. Trong lúc trả lời một số câu hỏi của Cảnh Sát, tôi vẫn nghe bộ đàm trên xe Cảnh Sát liên tục làm việc. Tôi mô tả hình dáng, chiều cao, sức nặng và phục sức của hai tên cướp và hướng mà chúng đào tẩu. Viên Cảnh Sát này lập lại lời tôi mô tả qua bộ đàm của Ông ta. Bỗng viên Cảnh Sát nói:
- Đồng nghiệp tôi đang giữ một kẻ tình nghi cướp Ông!
Tôi còn đang ngơ ngác, ngạc nhiên tự hỏi sao mà nhanh vậy, thì viên Cảnh Sát nhìn tôi nói:
- Ông đi theo tôi nhận dạng tên cướp!
- Đi bằng phương tiên gì, thưa Ông"
- Xe tôi kìa!
- Ngồi xe Ông liệu hắn nhìn thấy tôi"
- Không sao đâu! Xe không để đèn bên trong, bên ngoài không thấy!
Khi ngồi trong xe, chạy khoảng 200 mét, qua một khúc quanh, tôi thấy một xe Cảnh Sát khác, đèn xanh đỏ trên mui nhấp nháy và bên lề một viên Cảnh Sát đang giữ một người da đen. Viên Cảnh Sát chở tôi chạy chậm ngang đó và bảo tôi nhìn coi phải kẻ đã cướp tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính hắn đã cướp tôi. Tôi khẳng định với Cảnh Sát như thế!
Đêm đó tôi phải về sớm vì Cảnh Sát yêu cầu tôi đến cơ sở Cảnh Sát gần tiệm tôi làm để làm tờ báo cáo. Ngày hôm sau, một vị công tố viên đến gặp tôi bên ngoài tiệm để hỏi tôi muốn làm giấy truy tố hắn. Cũng như lần trước, tôi nói:
- Tôi sẵn sàng tha thứ cho hắn, nhưng xin bà (lần này công tố viên là nữ) nói cho hắn biết về bài học tình người.
- Tuy ông tha hắn, chúng tôi vẫn truy tố!...
Tôi không còn chọn lựa nào nữa. Vẫn tiếp tục làm tài xế như tôi đã bắt đầu từ mười bốn năm qua, hơn hai chục ngàn giờ lái, chưa bao giờ gây tai nạn hoặc đụng người hoặc người đụng tôi, nhưng ba lần bị cướp.
Ba lần bị cướp, chuyện hi hữu, mà có thật! Xã hội nào cũng thế thôi, tốt xấu là hai tĩnh từ luôn đi kèm nhau. Không biết kiếp trước tôi đã làm gì mà giờ đây phải trả quả" Xin quí vị cao minh chỉ giáo cho. Rất đa tạ!
Quảng Thông
Phạm Duy Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến