Hôm nay,  

Kiếp Người

10/10/200500:00:00(Xem: 143194)
- Người viết: PHAN TỊNH TÂM
Bài số 844-1434-270-vb2101005

Tác giả Phan Tịnh Tâm sinh năm 1950 tại Đà Nẵng. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1993 diện ODP. Với bài “Vui Buồn Nghề Nails”, bà đã được trao tặng giải đặc biệt Viết về nước Mỹ năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*
Ba người bạn, chơi thân nhau từ ngày còn để tóc "bumbê" cả ba lấy chồng lính, Thủy Tiên là đứa xấu nhất trong 3 đứa, người dẹp như con khô hố nhưng là đứa may mắn nhất trong bộ ba, tên là Thủy Tiên nhưng sang nhà Phụng chơi, thấy Phụng đang tỉa hoa cắm bình Tiên nói Tiên ghét nhất là hoa, Phụng chỉ "ừ" nhưng Phụng kể cho Hậu nghe, nghe xong Hậu ngẩn ngơ, con gái mà không yêu hoa thì yêu cái gì" Phụng sang nhà Hậu cứ ngồi hàng giờ ngắm những đóa sen nở trong ao nhà Hậu.
Lấy chồng được 3 năm, Phụng trở thành góa phụ, may mà có cửa hàng cho thuê truyện từ vốn của anh hai Phụng cho sau khi lấy chồng, chồng tử trận nhưng cuộc sống của 3 mẹ con Phụng không vất vả.
Năm sau chồng của Hậu tử trận, Hậu nuôi đứa con gái của mình bằng rau quả Hậu hái trong vườn nhà gánh ra chợ bán.
Tháng Tư đen 1975, Phụng rủ Thủy Tiên ra bán chợ trời kiếm sống, hai đứa bán buôn đủ thứ từ cây bàn chãi đánh răng đến con búp bê nhựa và cả quần áo cũ, một đứa "me" cong an, một đứa bán, thấy bóng "cá vàng" hai đứa hốt hoảng chạy thục mạng.
Giải phóng vô, cả xóm bầu Phụng làm "tổ phó an ninh" thấy chữ "an ninh" ngầu quá, Phụng hoảng nhưng mấy bác và cả Thủy Tiên, Hậu nháy mắt, Phụng "dạ" với công an khu vực chịu làm, trên đường về Phụng kêu trời nhưng anh Tính, anh Hoài nói:
- Xóm mình có mấy thằng làm "ăn ten" cho công an, em dạn nói, em nắm tốt hơn, để mấy thằng nớ nắm xóm mình chết.
Sáng hôm sau, công an khu vực đem con dấu, sổ tạm trú tạm vắng giao cho Phụng cười và nói nhẹ thôi:
- Tổ phó an ninh của tổ ni là dân buôn lậu hí.
Phụng trả treo:
- Buôn lậu là buôn chi, buôn mấy cái áo rách mấy cái quần rách về giặt đem ra chợ bán kiếm gạo nuôi con, răng anh nói tui buôn lậu.
Làm tổ phó an ninh, những lần họp bán nhu yếu phẩm ưu tiên, lúc nào Phụng cũng đưa danh sách mấy bà có chồng đi cải tạo được mua ưu tiên, có lần Phụng bị bà Dung làm nghề dạy học nhà ở đầu xóm cự:
- Sao lần nào mua hàng ưu tiên cũng là mấy bà có chồng cải tạo, phụng trả treo:
- Rứa thì lên danh sách cho bà mua hả" bà lãnh nhu yếu phẩm ở trường rồi, chồng người ta đi cải tạo mình phải giúp đỡ người ta, bộ muốn dồn người ta vô chân tường hả" bà thắc mắc cứ đi kiện đi, kiện tới đâu tui hầu tới đó.
Tắt đài.
Xóm Phụng có bà Quỳnh, chồng là thiếu tá nhảy dù, trước ngày mất nước lính của chồng đưa con gái đến ở đợ cho bà thiếu tá, suốt ngày đánh mắng người làm vang cả xóm, chồng về phép thấy vợ đánh mắng người làm rầy vợ:
- Tại nó nghèo nó ngu nên mớiphải làm cho nhà mình, khôn như bà nó đã là bà chủ giống bà, la ít ít thôi, để đức cho chồng con nhờ.
Mất nước, chồng đi cải tạo, bà Quỳnh ra chợ buôn bán quần áo cũ như Phụng với Thủy Tiên, bà xin bán chung, cuối ngày lời chia ba, nhưng 2 đứa không dám vì bà dữ quá, với lại 2 đứa không ngu, 1 đứa bán, 1 đứa me công an là đủ, hùn chi để phải chia 3.
Không ai me công an cho bà bán nên bà bị hốt hàng hoài, có lần cả người lẫn hàng bị hốt, 8 giờ tối bà nhờ người về nhắn Phụng tìm cách bảo lãnh (tổ phó an ninh) công an bót "con gà" biểu phải có 10 chữ ký của phụ nữ trong tổ ký vô đơn bão lãnh, Phụng đi 7 nhà trong xóm năn nỉ xin ký, còn ba nhà của Phụng, Thủy Tiên và Hậu ký khỏi năn nỉ, đủ 10 chữ ký Phụng quay lại bót "con gà" bão lãnh bà Quỳnh, bà Quỳnh làm tờ cam kết không tái phạm nhưng rồi về vẫn "tái phạm", không bán lấy chi thăm nuôi chồng cải tạo, lấy chi nuôi bảy đứa con thơ. Lần nào qua nhà tổ trưởng họp, mạ của Phụng cũng níu áo dặn:
- Ai nói chi thì nói, làm thinh nghe rồi về nghe con.
- Dạ, mạ.
Nhưng dạ, mạ thì dạ, họp, tổ trưởng nói nhiều quá bà con cứ ngủ gục, Phụng dơ tay xin nói:
- Dạ! thưa tổ trưởng, tổ trưởng làm ơn nói "túm" lại dùm để bà con về nghĩ ngơi sáng mai bà con phải đi lao động, dạ, bác Hồ dạy, lao động là vinh quang.
Nhiều tiếng cười nỗi lên, tổ trưởng "quê" nói vớt vát vài câu rồi giải tán.
Năm 1991 vợ chồng Thủy Tiên dắt thằng con trai đi Mỹ diện H.O
Năm 1993 ba mẹ con Phụng đi Mỹ diện ODP.
Chỉ còn hai mẹ con Hậu ở lại quê nhà.
Ở Mỹ, thỉnh thoảng Phụng viết thư về thăm Hậu. Hậu báo tin từ Mỹ Thủy Tiên gửi tiền về xây nhà, giờ nhà Thủy Tiên khang trang lắm rồi, ở Việt Nam thân nhau nhưng qua My,õ Phụng liên lạc mấy lần thấy ThủyTiên không mặn mà nên thôi, tình cờ đi chùa Bát Nhã bên Rosemead Phụng gặp vợ chồng Thủy Tiên, Tiên vẫn gầy như con khô hố, hỏi thăm Tiên nói Tiên nhận hàng shop may tư về may gia công, chồng phụ với bạn sơn nhà, sửa nhà.
Định cư ở Mỹ được mấy năm, Phụng về Việt Nam, gia đình ở Đà Nẵng không còn ai, Phụng thuê khách sạn ở, khách sạn Hoa Sen ở trung tâm thành phố, rẻ thôi, chỉ $10 đô la một ngày, tại khách sạn Phụng gặp vợ chồng Thủy Tiên, Tiên cũng đang thuê phòng ở đó, gặp bạn Phụng mừng hỏi thăm rối rít nhưng bạn không mừng lại thấy mặt bạn đỏ, Phụng hỏi:
- Tiên bịnh hả"
Tiên chỉ ừ rồi kéo tay chồng đi.
Về thăm lại xóm cũ, vô nhà Hậu, Phụng thấy Hậu đang phơi quần áo, nguyên 1 sào dài toàn hàng "xịn" Phụng nghĩ bụng chắc là Hậu không làm vườn nữa, bắt chước Phụng bán hàng "sida", bé Hiền chỉ sào quần áo đang phơi rồi nói với Phụng:
- Từ ngày dì Tiên ở Mỹ về, sáng nào mẹ con cũng giặt 1 thau áo quần của gia đình dì Tiên bỏ cho mẹ con giặt.
Phụng nhìn bạn, bạn vẫn cười hiền và khoe:
- Tiên về cho Hậu $50 đô la, nhờ Hậu giặt đồ, bé Hiền làm công nhân trên Hòa Khánh, tháng nào nhiều lãnh cao lắm cũng chỉ được 7,8 trăm ngàn, Tiên cho hậu 50 đô, mỗi ngày chỉ giặt 1 thau đồ, lời chán.
Phụng nhớ ngày chưa đi Mỹ, mỗi lần Tiên có giấy báo thăm nuôi chồng, Phụng với Tiên bán hàng về trễ hơn mọi ngày, ngồi nán bán thêm có thêm tiền mua quà bới xách, Phụng mua đường, bột ngũ cốc đưa bạn, gánh rau của Hậu cũng nặng hơn mọi ngày, đu đủ, mít trong vườn nhà còn non Hậu cũng hái bán để có thêm tiền phụ với Tiên.
Những ngày đó, bộ ba nhưng Hậu thân với Tiên hơn Phụng, hai đứa hẹn nhau làm sui, Hậu khen thằng con của Thủy Tiên hiền, lễ phép, "nồi nào úp vung nấy", Phụng cũng mừng cho hai bạn, nếu làm sui nhau thì hai nhà thêm thân.
Phụng ghé thăm vợ chồng anh Hoài, hỏi thăm Thủy Tiên ở Mỹ làm chi mà giàu có, gửi tiền về xây nhà nhưng về không ở, chê nhà không có máy lạnh, biểu chồng qua Non Nước thuê phòng khách sạn Fuma 1 ngày 100 đô.
Phụng lảng sang chuyện khác, không nói Tiên ở khách sạn Hoa Sen giống Phụng, chỉ 10 đô 1 ngày, không phải ở Fuma 100 đô 1 ngày, Phụng nghĩ bụng:
- Thôi kệ, lâu lâu làm thinh để Tiên "nổ" 1 lần cho oai hèn chi nãy gặp Tiên từ trên lầu khách sạn Hoa Sen, Phụng thấy Tiên đỏ mặt khi Phụng hỏi thăm.
Từ chuyện khách sạn, trước ngày về Việt Nam con gái Phụng được chủ tiệm Nail nơi con gái Phụng làm cho vé free ở khách sạn Wynn 3 ngày 2 đêm, khách sạn Wynn vừa khánh thành với hơn 6 ngàn phòng, ban đêm từ tầng 58, Phụng ở trong phòng nhìn toàn thành phố Las Vegas sáng rực ánh đèn, căn phòng mẹ con Phụng ở sang trọng quá, bâng khuâng nghĩ lại thời bao cấp ở Việt Nam, mùa đông trời Đà Nẵng mưa dầm, mưa thúi đất, không chạy chợ được, ba mẹ con Phụng ăn khoai trừ cơm, căn nhà ẩm ướt tối đen ngày cũng như đêm vì không có tiền đóng tiền điện, giường nằm rệp bu đầy, cũng xong một kiếp người.
Con gái Phụng mua vé dắt mẹ đi coi show ca vũ nhạc kịch ở khách sạn Wynn, 1 vé 125 đô, ngày thường nhưng khách ngồi chật rạp, cuối buổi diễn khán giả đứng lên vỗ tay liên hồi, niềm vui của diễn viên là những tràng pháo tay của khán giả, xem văn nghệ của người rồi nhớ văn nghệ của mình, về Saigon Phụng ra rạp Hưng Đạo xe hát, ca sĩ nào khán giả không thích, cứ hò vô tư:
- Dzô! Dzô, hát dỡ quá, dzô, dzô.
Chẳng biết khán giả nước mình tiếc chi tiếng vỗ tay, hát hay thì vỗ tay nhiều, hát dở thì vỗ tay ít, rứa thôi.
Hằng ngày về thăm Hậu, ngang căn nhà cũ Phụng ở ngày xưa giờ chủ đã lên lầu, nhà Phụng ở ngày xưa là căn nhà cổ, mùa hè mát, mùa đông ấm, trước sân nhà, mạ của Phụng trồng những chậu lan tím, trưa hè mạ ôm chồng nón lá cũ ra che nắng cho từng chậu lan, giờ về chỉ còn: Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Mạ của Phụng cũng mất lâu rồi, cuộc đời chỉ là sắc sắc, không không.
Sau nhà Phụng ở chỉ cách hàng tre là nhà bác Lê, ba của Hậu, sang nhà chơi với Hậu Phụng thấy hàng ngày bác Lê ngồi trên phản gỗ, bác ở trần cầm áo đập quanh người, đôi mắt bác đã mờ, Phụng trách bạn sao không lau mình cho bác để bác cứ cầm áo đập quanh mình, Phụng trách bạn mấy lần Hậu mới kể:
- Mấy năm trước ba của Hậu ăn ở với bà bán ve chai có bầu nhưng ba của Hậu không nhận, đẻ xong bà bán ve chai cho con bú no trải chiếu cho con nằm trên đất quảy gánh ve chai kiếm sống, đứa bé đã bị kiến cắn, mờ mắt và đã chết vì kiến cắn.


Sau đó, bác Lê, người cha vô trách nhiệm đã bị mờ mắt, hằng ngày cầm áo đập quanh người, hỏi, bác nói là kiến cứ bu quanh người bác cắn đau quá, phủi hoài vẫn không hết kiến.
Hậu kể, Vu Lan vừa rồi, chiều bé Hiền đi làm về, Hậu biểu bé Hiền chở đi thăm mộ bác Lê, đã 6 giờ chiều, mộ bác Lê nằm dưới chân đức Địa Tạng, rất dễ kiếm nhưng hai mẹ con cứ đi quanh cả chục vòng vẫn không đến được mộ bác Lê, Hậu biểu con dừng lại, hai mẹ con niệm kinh đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau khi tụng niệm, hai mẹ con mới tìm đến được một bác Lê.
Xóm Phụng ở có bà Phán "kẹo", bà dòng dõi Hoàng Phái, bà Phán làm kẹo gừng, kẹo mè, kẹo cốm bỏ mối các chợ, xưa là nàng tôn nữ, sa sút bà làm kẹo bán nên mặc cảm với mọi người, không ưa ai bắc ghế ra trước nhà ngồi chửi "nộp ác" người bà không ưa trươc khi chết thình lên xọp xuống rồi mới chết, sau nầy lớn lên Phụng biết đó là bệnh xơ gan và cuối đời chính bà Phán "kẹo" đã vướng phải căn bệnh quái ác đó trước khi chết như lời bà đã "nộp ác" thiên hạ.
Nhớ bà Phán "kẹo", Phụng nhớ những câu nói nanh nọc của bà, bà hay nhắc lại thời vàng son của bà cho cả xóm nghe:
- ngày xưa tui đeo vàng từ cổ chân lên đến háng chứ không chỉ đeo sợi dây chuyền mảnh như sợi...của các người mô.
Phụng nói với hai bạn:
- Đeo chi từ cổ chân lên đến háng rồi làm sao bước.
Ba đứa lúc đó mới 18 tuổi, con gái bà Phán "kẹo" hơn 3 đứa cả chục tuổi vẫn chưa chồng nhưng mỗi lần ngang qua nhà bà, bà biểu cả 3 đứng trước mặt bà rồi hỏi:
- Răng 2 đưá mi đứa mô đứa nấy tra ngắc mà vẫn không chồng, ăn rồi cứ rượn quanh xóm, thấy anh Hoài đứng sau lưng bá Phụng đùa.
- Con kiếm hoài chẳng có thằng mô ưng, bà cho con làm dâu bà được không"
Bà Phán "kẹo" dữ và hỗn nhất xóm nhưng anh Hoài con của bà hiền như cục đất, ngh Phụng đùa anh lắc đầu cười hiền.
Motä lần, bà đang hỏi 3 đứa thì anh hai của Tiên ngang qua nghe được anh hỏi:
-Rứa con gái bà hơn 3 đứa ni cả con giáp vẫn ế chồng răng bà không lo.
con gái bà Phán "kẹo" là chị của anh Hoài, hằng ngày chị phụ mẹ làm kẹo xong đi giao hàng rồi về, chẳng thấy bàn bè chi nhưng chị mang bầu, bá Phán giận đổ cả thau đường lên lưng chị, đau quá chị khai bậy đứa con trong bụng chị là con của anh Ngọc nhà đầu xóm, anh Ngọc hiền, đẹp trai và là trung úy pháo binh, bà Phán đến nhà anh Ngọc bắt đền, mẹ anh Ngọc cứ dỗ:
- Phải không con, nếu phải con cho mạ đem mẹ con hắn về nuôi kẻo tội.
Ngày chị Hai sinh, thằng nhỏ giống hệt mặt anh Quân bạn của anh Hoài, anh Quân vẫn đến nhà chơi với anh Hoài, vẫn chở chị Hai đi giao kẹo mấy sạp chợ.
Rõ chuyện, mẹ anh Ngọc chỉ cười, thằng em anh Ngọc đang đi học lấy cô bạn học có bầu nhưng vẫn dấu gia đình, đến ngày cô bé chuyển bụng, em chạy ra chợ Hàn cầu cứu mẹ:
- Mẹ đi mau, vợ con sắp sinh em bé rồi.
bác hết hồn hỏi dồn:
- Rứa mi có vợ hồi mô mà mi nói vợ mi sắp sinh rồi. Em anh Ngọc cứ hối mẹ, bác bỏ cả sạp trứng gà chạy theo con vô nhà bảo sanh với cô dâu bất đắc dĩ.
Cũng từ chuyện xóm cũ, sáng sớm chị Sáu Huế gánh bùn bò đến dừng trườc nhà Thủy Tiên bán bún cho cả xóm ăn, một buổi sáng vừa bưng tô bún giao cho nhà Phụng quay ra,một lát sau Phụng nghe tiếng chị Sáu Huế gào khóc, ra thấy chị nằm lăn ra đất khóc, hỏi thăm Tiên nói chị dấu lắc vàng 5 chỉ dưới đáy thùng bún nhưng bị mất rồi.
Chạng vạng hôm đó, chị Sáu Huế bưng thúng mãnh chai bắt đầu từ ngã ba đường Chu Văn An đến quá nhà Phụng chị vừa đi vừa lắc thúng mãnh chai, mẹ chồng chị đi sau nguyền rủa kẻ cắp, không biết kẻ cắp lắc vàng của chị nghe tiếng mãnh chai va chạm nhau có rợn người không" Còn Phụng, tiếng mãnh chai chị Sáu Huế lắc chạng vạng hôm đó vẫn ám ảnh Phụng cho đến bây giờ.
Về thăm, cả xóm hỏi Phụng ở Mỹ kiếm tiền có dễ không Phụng nói ở đâu cũng vậy, cũng đổ mồ hôi đổi lấy chén cơm, ở đâu thì cũng phải: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Phụng kể, những ngày đầu định cư ở Mỹ, hai đứa con Phụng được nhận vô hãng ổ khóa làm, Phụng gửi 2 đứa con ở nhờ nhà anh Hai, từ Los Angeles Phụng xuống Santa Ana ở nhờ nhà người quen học may, một tháng sau may hơi vững Phụng về lại Los Angeles xinmay cho hãng may tư, trong shop may có bà cắt chỉ cỡ tuổi Phụng, chủ shop may thấy cắt chỉ hoài ít tiền dạy bà may, ở Việt Nam ở dưới quê làm ruộng rồi qua Mỹ, cả đời đâu thấy bàn máy may công nghiệp, bà cắt chỉ leo ngồi trước bàn máy may, chũ chỉ xong biểu đạp thử, nhấn chân đạp cái "ót" máy chạy cái "vù" hết hồn thả bàn máy may chạy, hết dám may, xin cắt chỉ thôi.
Trong shop may có bà Ba đi Mỹ với thằng con lai, chủ shop giao hơn 2 ngàn áo thun biểu bà Ba vô label, không biêt chữ nhưng sĩ diện, không hỏi chủ đầu mô ngược đầu mô xuôi, cầm label thấy hình ngược đẹp hơn hình xuôi, cứ rứa gắn ngược hết trơn 2 ngàn áo, xong chủ shop biểu móc lên sào giao cho thằng con đẩy đi giao công ty Mỹ, một giờ sau thằng nhỏ chở hàng về đẩy lại vô shop, bà chủ thấy con đẩy hết hàng về xanh mặt, thằng con kêu trời:
- Má làm đi, đừng kêu con phụ nữa, người ta mắng vốn:
- Mầy thuê thở may không biết chữ phải không" cả mày cũng không biết chữ nên không chỉ cho chợ được, vô label ngược hết rồi.
Phụng nín cười đỏ cả mặt, bà ba dữ lắm, cười thì nghe chửi tục nguên ngày còn nghe.
Trưa hè, trời nắng như đổ lửa, hết hàng thợ sửa soạn về, bà Ba "dếch" cái áo nỉ dày cui dài tới gối ra về, chủ shop níu áo la"
- Trời nắng đổ lửa sao bà mặc áo nỉ ra đường, bà có "mad" không" bà có tin là bà mặt ai ni ra đường police bắt bả bỏ vô nhà thương điên không"
Cả shop cười như ong vỡ tổ.
Trong shop may bà chủ để sẵn điện thoại dặn thợ cần gọi thì cứ gọi nhưng chỉ được gọi vùng Los Angeles, thợ Mễ đóng khuy nút gọi, nói tiếng Mễ cả tiếng, ngày nào cũng gọi, cuối tháng xin nghỉ làm, bill về cả ngàn đồng tiền điện thoại, Mễ sẵn điện thoại bấm về Mễ nói đã đời rồi xin nghĩ, chủ shop chẳng biết nó ở đâu kiếm.
Shop may nhận mấy ông H.O may 1 kim, over lock và ủi đồ.
H.O thứ dữ, toàn cấp tá.
Ông Minh H.O may 1 kim, tay nghề cao, biết may cả đồ vest nhưng thiệt thà quá, may xong ít đường cầm ngắm vuốt, ưng ý mới may tiếp, Phụng ở Việt Nam là dân chạy chợ, láu cá quen, nhận hàng xong lấy thùng giấy bự để trước bàn máy may, cầm hàng nhấn máy "đủn" ào ào xong hất xuống thùng cầm cái khác "đủn" tiếp.
Ông Minh la:
-Sao không kiểm rồi may tiếp
-Hư, chủ biểu sửa em sửa, may ăn sản phẩm mà cứ ngắm vuốt như anh em lấy chi ăn.
Cuối tuần lãnh lương Phụng may dỡ ẹt nhưng lãnh lương nhiều nhất nhóm may 1 kim.
Khâu ủi đồ có ông trung tá quân đòan I, vợ làm chủ cửa hàng bán xe honda, gia đình sang Mỹ diện H.O ở nhà buồn, ông xin đi ủi đồ, ông trung tá đã lớn tuổi nên ủi chậm, không ra hàng kịp giao, chủa la ông chỉ cười, chẳng giận hờn chi, Phụng gặp riêng chủ shop nói chủ shop biết ông đó của nỗi thì bị tịch thu hết nhưng của chìm thì còn "ối" giàu có hạng ở Đà Nẵng, đi ủi đồ để được vận động tay chân chứ không phải vì miếng cơm manh áo như Phụng, Phụng xin lỗi bà shop may trước rồi mới nói:
- Ở Đà Nẵng nhà bếp của ông Trung Tá còn bự hơn shop may của bà.
- Từ đó, bà chủ shop may biết ông ủi đồ đó là ai, ông trung tá ủi chậm cũng chỉ nói năng nhỏ nhẹ để có hàng kịp giao công ty.
Một ông đã lớn tuổi mới qua Mỹ, ở Việt Nam là giáo sư Anh Văn, qua Mỹ xin làm công nhân hãng Mỹ, ngày ông giáo sư đi phỏng vấn, cùng lúc với ông có anh thanh niên người Việt dốt tiếng Anh, vô phỏng vấn ông giáo sư khoe mình là giáo sư anh văn ở Việt Nam, ông Mỹ nhận anh thanh niên Việt Nam dốt tiếng Anh và trả lời với ông giáo sư.
- Chúng tôi biết ông là giáo sư Anh văn ở Việt Nam nhưng chúng tôi tuyển công nhân nên chỉ cần tuyển thanh niên chứ không cần trung niên như ông.
Những chuyện kiếm sống ở xứ người, Phụng đều kể hết cho cả xóm nghe, có đổi đời nhưng cũng tùy hoàn cảnh, ba mẹ con Phụng ở Việt Nam làm công nhân lãnh lương không đủ sống, sang đến Mỹ cũng chỉ làm thợ (thợ nails) nhưng lãnh lương đủ cơm ăn áo mặc, không giàu nhưng so với thợ Việt Nam rứa là đổi đời.
Hậu hỏi thăm Phụng Thủy Tiên ở Mỹ làm gì" Phụng nói nghe Tiên kể Tiên nhận hàng ở shop may Việt Nam về may gia công, phải đầu tắt mặt tối mới kịp ra hàng để giao, may hư phải ôm về sửa lại còn thê thảm hơn, ở đâu cũng kiếm tiền vất vả, địa ngục trần gian thôi, người chịu khổ nhiều người chịu khổ ít, ai cũng phải trả xong nợ rồi mới được....về cõi vĩnh hằng.
Phụng hỏi Hậu giờ Tiên còn muốn làm sui với Hậu nữa không" Hậu không buồn, vẫn cười:
- Trước thì nồi nào úp vung nấy nhưng giờ con của Tiên là Việt Kiều, nồi nhà Hậu nhỏ không vừa với nắp vung nhà Tiên.
Phụng giấu Hậu chuyện thằng con của Tiên ở Mỹ hư lắm, theo băng đảng hút xách về khảo tiền mẹ hoài, không ngoan như bé Hiền con của Hậu, đi làm về lo phụ mẹ làm vườn.
Thấy vậy nhưng không phải, trong héo ngoài tươi.
Sắc sắc, không không một kiếp người.
Phan Tịnh Tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến