Hôm nay,  

Viết Cho Người Vùng Bão Lụt: “đừng Buồn Khi Thấy Tay Còn Trắng Tay”

28/09/200500:00:00(Xem: 120250)
- Người viết: MÂY BẠT
Bài số 837-1427-263-vb5092905

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu đại uý pháo binh VNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất của ông lần này viết cho vùng bão lụt New Orlean, Biloxi, đặc biệt ôn lại việc cố tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jeffersson năm 1803 đã mua lại toàn bộ vùng Louisiana của Napoleon với giá 15 triệu mỹ kim.

Đến Mỹ được ba năm, người bạn đời trăm năm đã chia tay với Hoàng, bằng cách ra tòa xin ly dị, với lý do là chồng mình nách hôi tai điếc, chịu không được, thế rồi đường ai nấy đi.
Hoàng sống với mấy đứa con, cha con đùm bọc lẫn nhau, đó là niềm hạnh phúc cuối đời, Hoàng được an ủi bện cạnh những người con.
Sau 15 năm ở Mỹ, đã đến lúc con cái trưởng thành, đứa nào cũng lập gia đình, và chúng từng bước một ra đi ở riêng. Đây cũng là lúc nồi ai nấy nấu, cơm ai nấy ăn, "mạnh cò làm cò nuốt, cuốc làm cuốc ăn". Nay, trên căn gác đìu hiu Hoàng đã share lại từ một Apartment người Mỹ, gia tài của Hoàng giờ đây chỉ có chiếc radio hai band cũ kỹ, một máy TV 17 inch mua ở chợ trời, và con chim Canary màu vàng, nuôi trong lồng, Hoàng đã mua nó ở shop Pet Co. Ba thứ đó, làm nguồn an ủi, vui buồn trong những giờ cô đơn.
Sáng nào cũng thế, Hoàng pha xong ly cà phê, rồi bưng ra trước hiên nhà, ngồi bên cửa sổ, vừa nhâm nhi cà phêø vừa nghe chim hót. Tiếng hót líu lo từ con chim nhỏ nghe vui tai thích thu, đã làm Hoàng tiêu tan hết mọi cô đơn ưu phiền. Hoàng xem con chim Canary như đứa con yêu thương tinh thần bên cạnh chàng. Sáng nào không nghe được giọng hót của chim, vì phải đi làm ca sớm, Hoàng cảm thấy nhớ nó vô cùng.
Chiếc radio, thường để nghe buổi tối, dùng nó như tiếng ru êm ả, để đưa Hoàng vào giấc ngủ nửa mê, nửa tĩnh, nghe tiếng mất tiếng được. Vậy mà lời kêu gọi của người xướng ngôn viên cứu trợ đồng bào nạn nhân cơn bão Katrina bỗng làm chàng tỉnh người. Đồng bào ta ở các tiểu bang Louisiana, Louisian, Mississippi, Alabama đang mất nhà, mất cửa. Thành phố New Orleans đang nằm trong biển nước. Biloxi thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nghe thế, lòng Hoàng xốn xang, vì nơi đó cộng đồng Việt Nam đang sinh sống rất đông, có thể lên tới vài ba chục nghìn người. Đây là vùng đất của đa số di dân đến, nay thuộc người Mỹ gốc Pháp, Mỹ gốc Tây Ban Nha ... và cùng một số sắc dân khác, họ đã đến đó lập nghiệp, từ đầu thê kỷ 19 cho đến nay. So với các sắc dân khác, cộng đồng Việt vẫn còn rất non yếu.
Đã đến lúc "máu chảy ruột mềm, một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã". Hoàng tự nhủ.
Đang cơn thất nghiệp, tình chẳng có, tiền cũng không, Hoàng đành phải đem con chim yêu thương cùng cái lồng, xách qua bên cạnh nhà hàng xóm bán sale. Cháu nội Hoàng tuổi vừa lên sáu, cũng đập Piggy Bank lấy tiền đưa nội. Ông cháu hùn chung phần góp cứu trợ, mua money order, gởi đến cơ quan Hồng Thập Tự. "Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng."
Vậy là kể từ nay trở đi, vào mỗi sáng, Hoàng không còn nghe tiếng hót lảnh lói yêu thương, của chim Canary nữa. Rồi hình ảnh thảm não người chết, của mất nhà tan, nơi bão Katrina lại xuất hiện trong tâm trí Hoàng .
New Orleans ! Biloxi ! Hôm nay và ngày trước, còn mưa thuận gió hòa, có ai đã đến đó một lần nào chưa, thấy gì nơi đó, khi chưa có Katrina, người dân nơi nầy, sống trong cảnh an bình và thịnh vượng, bên cạnh hồ Pontchartrain . Nơi đây, có những du thuyền chạy phăng như con tuấn mã, lướt sóng ra khơi, đó là trò chơi thể thao của kẻ trưởng giả, dọc theo cạnh hồ, rải rác đó đây, những thân hình rám nắng, tắm nắng trưa hè, người qua kẻ lại,như muốn phô trương thân hình lực lưỡng, đầy khiêu gợi của lứa tuổi thanh xuân . Những người dân, vốn làm nghề chài lưới, ghe thuyền tấp nập vào cảng, chở cá đầy khoang, cũng nơi đây, một thời, trên dòng sông Mississippi, những thương thuyền chở hàng hóa, đi xuôi về ngược lướt nhẹ trên sông, thỉnh thoảng, nhấn vài hồi còi inh ỏi, làm xé nát khoảng không gian yên tĩnh, khi màng đêm buông xuống, trước khi vào cảng Gulfport, và muôn vàng mến yêu, ghi sâu vào lòng người, những kỷ niệm khó quên, của người dân bản xứ, mang nhiều sắc tộc, đã đến đây lâu đời, hay vừa mới đến, chọn nơi nầy làm quê hương.
Sau Katrina, để lại gì nơi đây" Nhà cửa nát tan như bãi rác khổng lồ, xe cộ đủ loại vung vứt đầy nơi, có nơi Katrina gôm xe lại thành đống, như tảng núi đá vôi, nếu từ xa đứng nhìn. Xác người xác thú hôi tanh, bốc mùi ám khí, khiến mũi khó thở, thành phố chết! New Orleans nằm trong biển nước!


Trái với một câu tục ngữ Việt "giúp lời chứ không ai giúp của, giúp đũa chứ không ai giúp cơm" bây giờ phải là giờ phút, lời, của, đũa, cơm, cần phải giúp tất cả. Tùy theo hoàn cảnh, ai có khả năng gì giúp theo khả năng đó, ai ơi ! "một đồng lúc túng cũng so bằng nghìn", làm xoa dịu phần nào những mất mát đau thương của đồng bào ta nơi đó và để biểu tỏ tấm lòng giữa người và người, với đất nước mà chúng ta được cưu mang.
Hồi rời Việt Nam đi Mỹ, Hoàng đã tới chào từ biệt người bạn gái. Chị bạn ấy nay cũng đã đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, ở tại City Biloxi thuộc bang Mississippi, đúng vùng bão lụt. Hoàng đã liên lạc, thăm hỏi và biết cả gia đình chị bình an, nhờ tuân theo lệnh thành phố, di chuyển sớm trước khi bão đến, nhưng của cải, vật chất, nay đã trắng tay.
Hoàng đã có đôi lời tâm tình với chị qua điện thoại "Người còn thì của còn. Chị đừng buồn, chúng ta còn có đôi bàn tay, sẽ làm ra của cải vật chất trở lại, chính phủ Liên Bang giúp đỡ, bên cạnh còn có các nước bạn cũng đã tiếp tay, nước Mỹ sẽ không bao giờ lãng quên, những người đang gặp cơn nguy khốn, do bão Katrina mang lại. “Chị thử nghĩ xem, đời chúng ta biết bao lần trắng tay, khi còn ở VN, cuộc di cư vào Nam 1954, rồi Đại Lộ kinh hoàng ở Quảng Trị, và cuộc di tản bỏ nước ra đi. Chúng ta, đã bước qua ba tần khổ ải Địa Ngục đó rồi, Hoàng hy vọng rằng Katrina là lần chót của Địa Ngục, mà gia đình chị đang gặp phải.
Hoàng tin tưởng sau cơn thiên tai, nước Mỹ và người dân Mỹ nơi đây
Văn hào Pháp Voltaire đã từng nói "khi tôi nhìn tôi, tôi thấy nhiều khốn khổ, khi tôi so sánh tôi, tôi thấy tôi có nhiều phước lộc", theo đó, mong chị đừng buồn "sau cơn mưa trời lại sáng".
Cả nước Mỹ đang chú tâm vào New Orleans, của Louisiana, và Biloxi của Mississippi. Đây cũng là lúc Hoàng nhớ lại những trang sử của đất nước Hoa Kỳ, cách đây 205 năm, khi cố Tổng Thống Thomas Jefferson, vị TT hai nhiệm kỳ (1801- 1809) này đã vượt qua mọi nguyên tắc để mua vùng đất mênh mông -nằm giữa dòng sông Mississippi và dãy núi Rocky- cho nước Mỹ.
Năm 1803, đúng lúc cần tiền ngay vào đêm trước khi mở cuộc chiến tranh với Anh Quốc, Napoleon đã đề nghị với TT Jeffersson bán toàn bộ vùng Louisiana (bao gồm một phần diện tích, hoặc toàn bộ diện tích của các bang thuộc miền trung nước Mỹ) chỉ với giá 15 triệu mỹ kim. Lập tức, TT Jefferson đồng ý mua ngay, sợ Napoleon thay đổi ý.
Quyết định nhanh chóng của vị Tổng Thống vượt qua mọi định chế phân quyền đã gặp nhiều chống đối, nhưng rồi sau cùng cũng được Thượng Viện thông qua.
Khi Thomas Jefferson nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông có nói rõ "tôi biết có một số người không đồng tình, trong việc mua Louisiana, bởi vì họ sợ chúng tôi mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ, có gây nguy hại đến Liên Bang. Nhưng liệu ai có biết, nguyên tắc Liên Bang, có khả năng mang lại hiệu quả như thế nào, Liên Bang càng rộng, thì nguy cơ chấn động quá khích càng ít đi". Dân chúng Mỹ, tôn vinh ông là chiến sĩ vô địch, có tinh thần dân chủ thuần túy, biết nắm lấy ưu thế của cơ hội .
Việc mua Louisiana đã làm cho diện tích nước Mỹ tăng thêm, tạo ra những giang hải cảng lợi hại dọc triền sông Mississippi, mở đường cho sản phẩm nông nghiệp Mỹ tung ra khắp thế giới và ngày nay, con cháu Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang no cơm ấm áo.
Quả thật, cố TT Jefferson biết dùng cái đã có (tiền) muốn nắm giữ cái chưa có (đất) để mở rộng biên cương, không phải cho bản thân ông và gia đình ông, mà chính là cho quốc gia dân tộc Hoa Kỳ, ông không dùng quân đội, xâm chiếm một lân quốc nào, nhưng đây, là việc mua bán trên tư cách "tiền trao cháo múc", chúng ta là người công dân Mỹ hậu sinh, cần phải ghi ơn và nhớ ơn ông .
Cho dù hôm nay, dân chúng Mỹ đang chịu cái tang của Katrina cấp bốn, song cũng nên "nhớ kẻ trồng cây" nhớ ơn cố TT Jefferson, khi nhắc đến New Orleans và vùng đất mang tên một dòng sông, cho dù nơi đây, đang là một "bức dư đồ rách", hay dù trong tương lai, lại trở lại, những thành phố đầy sức sống, phồn vinh thịnh vượng, và cũng đừng nên nghĩ rằng "hết xôi thì rồi việc".
Nhìn người lại nghĩ đến ta, niềm hạnh phúc lẽ loi, còn sót lại trong đời Hoàng, cứ vào mỗi buổi sáng, mà Hoàng gọi là, "tình yêu và con chim Canary bé nhỏ" đã đem for sale, nói lên một phần nào, tấm lòng giàu lòng thương khó, " một đồng lúc túng cũng so bằng nghìn" gởi về miền đất đang gặp nhiều bất hạnh.
Dù ở quê nhà hay tha hương xứ người, dù có phải thăng trầm, Hoàng luôn nhớ lời mẹ nhủ, "đừng buồn, khi lúc tay còn trắng tay".
Xin một phút cúi mặt cho những người nằm xuống.
Mây Bạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến