Hôm nay,  

Viễn Du

25/09/200500:00:00(Xem: 150539)
- Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 835-1425-261-vb2092605

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Phila, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản và đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Lần này bài mới của ông đề cập tới một sinh hoạt thường thấy trong đời sống của người Việt hải ngoại: viễn du đây đó, từ Á sang Âu.

*

Trước năm 1975 tại Việt Nam, viễn du là những chuyện hiếm hoi đối với người Việt, chỉ một số ít những người Việt giàu có mới nói đến chuyện đi du lịch.
Ngày nay sau 30 năm bỏ nước ra đi, người Việt trên khắp các tiểu bang cũng như khắp nơi thên thế giới ăn nên làm ra. Những năm đầu trên xứ người, đầu tắt mặt tối, đi cày 2, 3 jobs, nay đã dư dả tìm những phương tiện xả hơi, đền bù lại những thời gian vất vả làm việc.
Du lịch đối với người Việt trên đất Mỹ là một việc làm khích lệ, tưởng thưởng cho những thời gian miệt mài trong công việc và chuẩn bị bồi bổ cho tâm trí để cho sau khi đi du lịch về có tinh thần hăng say muốn tiếp tục làm việc nữa.
Những người làm việc trong các công ty lớn nhỏ tại Mỹ sau mỗi năm làm việc được nghỉ từ 1, 2 tuần lễ tới một tháng để có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khoẻ. Đa số dùng thời gian nghỉ xả hơi này đi du lịch, ra biển, lên núi, đi cruise v.v...
Mỗi năm người Pháp bỏ kinh thành hoa lệ Ba Lê đi nghỉ mát tại bãi biển hoặc lên núi xả hơi trong vòng một tháng trời. Ai du lịch thăm kinh thành ánh sáng vào tháng hè thấy thành phố sinh hoạt tẻ nhạt, rời rạc.
Các văn phòng, các hãng du lịch của người Việt được dịp nở rộ, đáp ứng nhu cầu của đồng hương. Chúng tôi không phải người nước Phú Lăng Sa cũng mỗi năm bỏ ra một tháng đi nghỉ hè, liên tục từ năm 1977 tới nay đã được 28 năm liên tiếp.
Nơi chúng tôi du lịch nhiều nhất là Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Mã Lai, nhật Bản .
Cậu con trai của tôi hồi 7 tuổi đã thuộc đường trên các phố ở Hông Kông. Từ khách sạn cậu dẫn bố mẹ tới các nhà hàng mà bố mẹ thường lui tới.
Sở dĩ chúng tôi biết nhiều Hồng Kông, Bangkok là vì mỗi lần về thăm Việt Nam, các máy bay đều phải đáp xuống mấy phi trường ở các thành phố này rồi mới bay chuyển tiếp tới phi trường Tân Sơn Nhất. Liên tiếp 4, 5 năm liền chúng tôi phải về Việt Nam vì ông nhạc của chúng tôi bị bệnh.
Mỗi lần tới Bangkok, Thái Lan chúng tôi đều đi tham quan thành phố, cung điện nhà vua, chợ nổi trên sông, người thái diễn tuồng với cá sấu thật rùng mình, sự khôn ngoan của loài voi với trái banh trên sân football, ảo thuật và nhất là boys shows. Đi từ sáng đến chiều với anh tài xế Taxi thông thạo đường lối, một thứ thổ công nhà nghề, thù lao anh lấy có 20 đô la được anh sá lên xuống một cách kính cẩn như gặp hoàng gia Thái Lan.
Trước khi rời Bangkok chúng tôi có dịp được chụp hình với 2 con hổ ngoan ngoãn phủ phục dưới mấy tay chuyện trị thú dữ nhà nghề và đem về một kỷ niệm còn lưu luyến mãi.
Đến Hong Kong chúng tôi bước vào một khu vực nhà hàng mà người Hoa thường lui tới. Chúng tôi hơi bực mình vì dùng anh ngữ đối thoại để gọi món ăn mà không ai trong tiệm ra giúp chúng tôi giải quyết nhu cầu khẩn thiết của bao tử đang cồn cào khi ngửi thấy mùi xào nấu thơm phức , điếc lỗ mũi.
Chúng tôi tham quan leo núi, xuống biển bên cạnh những tòa nhà chọc trời san sát bên nhau như những hộp quẹt để gần nhau.
Người người đi lại tấp nập đông như ngày hội, lúc nhúc đầu đen, đầu giống đầu. Mải nhìn một chút là đã lạc nhau. Bà chị dâu tôi sanh mặt lo sợ không biềt làm sao trở về khách sạn. Đường la, tên phố lạ, ngôn ngữ bất đồng. Bà xã tôi kinh nghiệm đã đi nhiều lần, rất bình tĩnh kêu Taxi chở 2 bà về khách sạn. Hai đức lang quân hơi lo, một lúc sau gọi về khách sạn được nói chuyện với 2 bà mới yên tâm.
Chúng tôi ghé sòng bài Ma-Cao gần Hông Kông. Khung cảnh sòng bài xô bồ ồn ào không được lịch sự như sòng bài Las Vegas hay Atlantic City tại Mỹ.
Đã tới Hông Kong tiện đà chúng tôi thăm Bắc Kinh với Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng từ lâu. Chúng tôi leo lên chỗ cao nhất của Vạn Lý Trường Thành và được phát bằng tưởng lệ đã chồn chân mỏi gối mà vẫn muốn chèo.
Đặt chân vùng Thiên an Môn bao la bát ngát của kinh thành Bắc Kinh. Thăm thành phố Thượng Hải, Trùng Khánh; đi tầu trên sông Dương Tử Và rất nhiều nơi không nhớ hết.
Khách sạn của trung quốc chỉ đáng được 1,2 sao vì vẫn còn mùi hôi của phòng tiểu tiện mỗi khi bắt buộc phải ghé nơi này. Thức ăn tại các tỉnh miền bắc trung quốc phản ảnh phong tục điạ phương nên không ngon miệng như khi chúng tôi trở về tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây trước khi trở lại Hông Kong.


Một việc thật cảm động khi chúng tôi được viếng thăm mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái được vinh dự nằm chung với nhiều ngôi mộ danh nhân Trung Quốc.
Thăm cung điện của vua chuá tàu đòi đôi chân dẻo dai, bền bỉ mới đi hết được từ cung điện này đến cung điện khác. Rộng rãi, bát ngát, kiến trúc công trình đòi hỏi rất nhiều sức lao động. Vào được điện này tưởng đã hết, mừng thầm trong bụng, nhưng vẫn còn đi mãi tới tám chín cung điện nhà vua mới hết. Lùc đó mới hiểu dược nhà vua có đủ chỗ nuôi 3000 cung nữ và đa số các ông vua đều chết non chết yểu.
Qua Mã Lai chúng tôi được anh hướng dẫn viên đưa đi thăm 2 toà buildings cao nhất thế giới, tham quan thành phố sạch và đẹp. Anh nói tiếng anh giọng đông nam á: "down there" bà xã tôi nhại tiếng "Đào nhé". Chúng tôi cười vang quên mệt mỗi khi anh chỉ chỗ đó "down there."
Qua Nhật Bản chúng tôi thấy giá trị đồng đô la mỹ nhỏ xíu. Một ly cà phê đen 5 đô, một chai nước suối, một lon coca 3 đô. Các cô tiếp đãi viên người Nhật lịch sự, dễ thương.
Nói tới sinh hoạt đắt đỏ thì bên Anh quốc cũng xếp hàng ngang ngửa với Nhật. 100 đô chuyển qua tiền tệ Anh dược có 85 pounds.
Vào nhà hàng ăn tiền tip để lên đầu check tính tiền. Xa Mỹ lâu nhớ Mac Donald vào tiệm ăn gọi mầy món như bên Mỹ. Rời nhà hàng 4 đầu người è cổ trả 50 đô thay vì 20 đô.
Xe cộ lưu hành bên trái. Qua anh quốc phải vào coi cho được viên hột xoàn thật bự của nữ hoàng anh và đi xe lửa tốc hành từ thủ đô anh quồc băng ngang qua biển Manche êm như ru vào đền tận trung tâm thủ đô Paris.
Chúng tôi đã đi thăm bảo tàng viện Louvres chụp hình trước Tour d'Eiffel, arc de Triomphe cùng nhiều di tích lịch sử của pháp quốc.
Dùng chiếc xe v.wagen của chú em rể và vợ chúng tôi đi vòng quanh nườc pháp men theo bờ biển tới vùng Nice và Cannes là nơi mà Hoàng đế Bảo Đại hay đặt chân tới. Tới vùng này tha hồ rửa con mắt cho đã vì các thiếu nữ cũng như các bà sồn sồn đều khỏa thân thản nhiên đi lại trên bãi biển.
Tiện đường chúng tôi ghé thăm sòng bài Monter Carlo qua đoạn đường đèo cheo leo nguy hiểm dựng tóc gáy. Nơi đây nữ hoàng điện ảnh Grace Kelly đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn thương tiếc cho ông hoàng xứ Monaco.
Thừa thắng xông lên chúng tôi qua Ý Đại Lợi coi tháp nghiêng Pisa. Qua vùng Florence và Venice nhớ lại những hình ảnh được coi trong các rạp cine tại mỹvới diễn viên Roger moore trong vai chàng gián điệp hào hoa, đa tình.
Chúng tôi bắt buộc phải ghé thăm kinh đô La Mã với kiến trúc tân kỳ vĩ đại có một không 2. Vào đền thờ Roma uy nghi, bát ngát với nghệ thuật kiến trúc cầu kỳ tỉ mỉ phải nhìn tận mắt, rờ tận tay mới thấy được công trình đổ mồ hôi, nước máu mắt mới có được công trình vĩ đại như vậy để lại cho hậu thế.
Chúng tôi đã đi La Mã nhiều lần được xem rất nhiều cung điện. Có lẽ phải để cả tuần liên tiếp ngày nào cũng đi tham quan từ sáng tới chiều mới tạm coi như được thường thức hết phong cảnh của Rome.
Một may mắn đặc biệt chúng tôi được ông Đại sứ Mỹ tại Ý là Tom Foglietta mời gia đình chúng tôi nghỉ hè ngay trong tư dinh của ông đại sứ. Khu vực cư ngụ của ông là một Mansion đã được chụp hình và in vào trong cuốn sách catalog trình bày những toà nhà kiểu mẫu với lối trang trí nội thất xa hoa, sang trọng, quý phái.
Trong dinh thự ông có cả chục người làm, một tùy viên chuyên giúp những việc thường ngày ông cần, một tài xế, một chef cook, một phụ cook, 2 bà làm phòng dọn dẹp trong nhà, 3 người làm vườn trông nom cây cối, hồ tắm vườn tược chiếm cả một block phố trong kinh thành Roma, 2 cảnh sát viên gác cổng dinh thự.
Trong 10 ngày nghỉ hè tại dinh đại sứ Mỹ chúng tôi được dùng bưã ăn sáng và tối với bà chị của ông đại sứ, phục vụ do kẻ hầu người hạ của ông đại sứ từ bữa ăn tới phòng ngủ.
Đặc biệt ông có con chó rất khôn. Ngày chúng tôi tới sáng nào nó cũng đến gần vẫy đuôi ngoe nguẩy mừng rỡ. Khi chúng tôi từ biệt ông đại sứ, nó buồn thiu nằm thẳng cẳng trên chiếc thảm có thêu logo toà đại sứ.
Chúng tôi cũng ghé thăm Áo quốc nơi thực hiện phong cảnh thơ mộng trong phim "The Sound Of Music", Đức quốc qua thành phố Cologne, Bỉ quốc với tượng thằng cu phun vòi rồng, hoà lan với các nàng kiều nữ ngồi trong cửa kính mời gọi du khách. Sau đó là Thụy Sĩ với Chocolat ngon tuyệt và những chiềc đồng hồ đeo tay đắt giá cả 5,7 chục ngàn đô.
Sau hơn một tháng trời ngao du thiên hạ, đi khắp vòm trời Âu Á, trở lại Mỹ quốc thấy rằng chẳng nơi nào bằng Mỹ: "No place like home."

NGUYỄN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,299,848
Bão tuyết cuối mùa đã đổ vào vùng Đông Bắc Mỹ. Mời đọc một truyện ngắn của Phạm Thành Châu, viết theo lời kể của Christine Lanna. Tác giả sinh quán tại Hội An,
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến