Hôm nay,  

My American Dream

21/09/200500:00:00(Xem: 113461)
Người viết: JOHN NGUYỄN
Bài số 831-1421-257-vb4092205

Tác giả John Nguyễn cho biết anh mới 26 tuổi, hiện còn trong bộ binh Hoa Kỳ nhưng sẽ giải ngũ trong tháng 10 sắp tới. Quân vụ của anh trong ba năm qua là phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Gia đình bố mẹ và em của anh đang cư ngụ tại miền nam của tiểu bang Cali. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của anh, đơn sơ, ngắn ngủi. Mong John Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết thêm bài mới.
*
Mỗi người trong đời có một ước mơ, tôi hồi nhỏ cũng ước mơ và hoài bão là 1 ngày nào đó mình sẽ làm 1 linh mục, bác sĩ, kỹ sư, để giúp đời và mang lại sự hãnh diện cho bố mẹ tôi. Có thể nói là một công hai việc. Sau này lớn lên tôi xác định lại những ước mơ của mình. Có lẽ vì tự ý thức được là còn lưu luyến phong trần, không đủ sự thông minh và kiên nhẫn, nên tôi quyết định không theo đuổi những ngành nghề trên mà lại có những ước mơ mang lại niềm vui cho bản thân. Tôi muốn về Việt Nam thăm lại quê hương mà tôi đã cùng gia đình rời xa khi tôi còn nhỏ. Tôi muốn hoàn tất xong một cuộc chạy marathon. Và tôi muốn lập gia đình và có 4 đứa con; 2 trai 2 gái thì tuyệt vời. Mơ như vậy có lẽ vì hồi nhỏ tôi chỉ có 1 thằng em trai nên cảm thấy hơi bị lỗ vì không có chị gái để nhõng nhẽo hay em gái để bắt nạt.
Không biết vì số mạng hay vì không học xong đại học nên tôi đã đăng ký vào quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù từ "quân đội" và "lính tráng" đối với người Việt Nam gợi lên nhiều cảm xúc xấu như chết chóc, thương tật, nhiều dữ hơn lành, nhưng bố mẹ tôi cũng chấp nhận và tôn trọng quyết định nhập ngũ của tôi. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần để "nhảy vào dầu sôi lửa bỏng" nhưng có lẽ là nhờ phước đức của ông bà để lại, nên tôi cũng không bị sờn da tróc vẩy như tôi đa õtưởng tượng. Ngược lại quân đội còn giúp tôi thể hiện được ước mơ thăm quê hương Việt Nam nữa!
Khi được phỏng vấn và qua những bài thi trình độ tổng quát của lục quân thì tôi được chọn thành một phiên dịch viên Việt Ngữ. Tôi rất vui mừng vì việc này phù hợp với sở thích của tôi. Thưở nhỏ tôi rất thích đọc sách Việt Nam và coi những phim kiếm hiệp nên tôi cũng tự hào về vốn liếng Việt ngữ của mình. Cộng thêm vào đó bác tôi cũng từng là hiệu trưởng của trường Việt ngữ nên những con cháu cũng "được" đăng ký vào lớp học mặc dù nhiều lúc mình ước ao được ở nhà bắn game hay xem TV.


Hành trình của tôi tiếp tục với giai đoạn huấn nhục và sau đó chuyển sang đơn vị căn cứ tại Hawaii. Nơi đây sự mong ước của tôi đã biến thành sự thật vì tôi được giao công tác làm phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Công việc này đãtạo cơ hội cho tôi về Việt Nam nhiều lần. Thấm thoát 3 năm trôi qua gồm nhiều kỷ niệm vui buồn ở những thành phố lẫn vùng cao nguyên hẻo lánh của khắp lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tại tôi sắp giải ngũ và ngừng vai trò làm phiên dịch viên để tìm 1 hướng đi mới cho cuộc đời; tôi nhìn lại với cảm xúc hài lòng lẫn bùi ngùi lưu luyến. Hài lòng vì thấy mình đã được góp phần vào một việc nhân đạo để giúp kết thúc những chương sách "còn dở dang" của số phận những người lính Mỹ mà người thân họ ngày đêm mong chờ. Tôi cũng thấy lưu luyến khi phải xa rời những nơi công tác thú vị trên những ngọn núi chót vót mà mỗi buổi sáng được tiếp xúc với những công nhân thuộc làng, thôn, hay những người thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống lân cận.
Tôi nhớ, có những buổi trưa nắng chang chang và đôi lúc có làn gió mát xen kẽ với tiếng ve sầu inh ỏi. Đêm thì nằm ngủ trong mùng đắp chăn bông mà vẫn còn thấy se se lạnh.
Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến vùng tây nguyên (cao nguyên của miền Nam Việt Nam) nhưng có lẽ tôi nghĩ cảm giác mình cũng tựa như là bài hát của nhạc sỹ Phạm Duy, Còn Chút Gì Để Nhớ...: "Phố núi cao, phố núi trời gần, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn, anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương, v.v.."
Trong đời tôi ngoài gia đình là những người dành cho tôi một tình thương bao la vô bờ bến, tôi còn được sự may mắn gặp nhiều tấm lòng Việt Nam tử tế và ân cần, sẵn sàng chia cơm sẻ áo với tôi, mặc dù đời họ thì còn rất túng thiếu.
Tôi sẽ ghi khắc trong ký ức của tôi những anh em "thiếu vật chất nhưng giàu tình cảm" trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam.
JOHN N GUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,058
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến