Hôm nay,  

My American Dream

21/09/200500:00:00(Xem: 113458)
Người viết: JOHN NGUYỄN
Bài số 831-1421-257-vb4092205

Tác giả John Nguyễn cho biết anh mới 26 tuổi, hiện còn trong bộ binh Hoa Kỳ nhưng sẽ giải ngũ trong tháng 10 sắp tới. Quân vụ của anh trong ba năm qua là phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Gia đình bố mẹ và em của anh đang cư ngụ tại miền nam của tiểu bang Cali. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của anh, đơn sơ, ngắn ngủi. Mong John Nguyễn sẽ còn tiếp tục viết thêm bài mới.
*
Mỗi người trong đời có một ước mơ, tôi hồi nhỏ cũng ước mơ và hoài bão là 1 ngày nào đó mình sẽ làm 1 linh mục, bác sĩ, kỹ sư, để giúp đời và mang lại sự hãnh diện cho bố mẹ tôi. Có thể nói là một công hai việc. Sau này lớn lên tôi xác định lại những ước mơ của mình. Có lẽ vì tự ý thức được là còn lưu luyến phong trần, không đủ sự thông minh và kiên nhẫn, nên tôi quyết định không theo đuổi những ngành nghề trên mà lại có những ước mơ mang lại niềm vui cho bản thân. Tôi muốn về Việt Nam thăm lại quê hương mà tôi đã cùng gia đình rời xa khi tôi còn nhỏ. Tôi muốn hoàn tất xong một cuộc chạy marathon. Và tôi muốn lập gia đình và có 4 đứa con; 2 trai 2 gái thì tuyệt vời. Mơ như vậy có lẽ vì hồi nhỏ tôi chỉ có 1 thằng em trai nên cảm thấy hơi bị lỗ vì không có chị gái để nhõng nhẽo hay em gái để bắt nạt.
Không biết vì số mạng hay vì không học xong đại học nên tôi đã đăng ký vào quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù từ "quân đội" và "lính tráng" đối với người Việt Nam gợi lên nhiều cảm xúc xấu như chết chóc, thương tật, nhiều dữ hơn lành, nhưng bố mẹ tôi cũng chấp nhận và tôn trọng quyết định nhập ngũ của tôi. Tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần để "nhảy vào dầu sôi lửa bỏng" nhưng có lẽ là nhờ phước đức của ông bà để lại, nên tôi cũng không bị sờn da tróc vẩy như tôi đa õtưởng tượng. Ngược lại quân đội còn giúp tôi thể hiện được ước mơ thăm quê hương Việt Nam nữa!
Khi được phỏng vấn và qua những bài thi trình độ tổng quát của lục quân thì tôi được chọn thành một phiên dịch viên Việt Ngữ. Tôi rất vui mừng vì việc này phù hợp với sở thích của tôi. Thưở nhỏ tôi rất thích đọc sách Việt Nam và coi những phim kiếm hiệp nên tôi cũng tự hào về vốn liếng Việt ngữ của mình. Cộng thêm vào đó bác tôi cũng từng là hiệu trưởng của trường Việt ngữ nên những con cháu cũng "được" đăng ký vào lớp học mặc dù nhiều lúc mình ước ao được ở nhà bắn game hay xem TV.


Hành trình của tôi tiếp tục với giai đoạn huấn nhục và sau đó chuyển sang đơn vị căn cứ tại Hawaii. Nơi đây sự mong ước của tôi đã biến thành sự thật vì tôi được giao công tác làm phiên dịch viên cho đội tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Công việc này đãtạo cơ hội cho tôi về Việt Nam nhiều lần. Thấm thoát 3 năm trôi qua gồm nhiều kỷ niệm vui buồn ở những thành phố lẫn vùng cao nguyên hẻo lánh của khắp lãnh thổ Việt Nam.
Hiện tại tôi sắp giải ngũ và ngừng vai trò làm phiên dịch viên để tìm 1 hướng đi mới cho cuộc đời; tôi nhìn lại với cảm xúc hài lòng lẫn bùi ngùi lưu luyến. Hài lòng vì thấy mình đã được góp phần vào một việc nhân đạo để giúp kết thúc những chương sách "còn dở dang" của số phận những người lính Mỹ mà người thân họ ngày đêm mong chờ. Tôi cũng thấy lưu luyến khi phải xa rời những nơi công tác thú vị trên những ngọn núi chót vót mà mỗi buổi sáng được tiếp xúc với những công nhân thuộc làng, thôn, hay những người thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống lân cận.
Tôi nhớ, có những buổi trưa nắng chang chang và đôi lúc có làn gió mát xen kẽ với tiếng ve sầu inh ỏi. Đêm thì nằm ngủ trong mùng đắp chăn bông mà vẫn còn thấy se se lạnh.
Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến vùng tây nguyên (cao nguyên của miền Nam Việt Nam) nhưng có lẽ tôi nghĩ cảm giác mình cũng tựa như là bài hát của nhạc sỹ Phạm Duy, Còn Chút Gì Để Nhớ...: "Phố núi cao, phố núi trời gần, phố núi cây xanh trời thấp thật buồn, anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương, v.v.."
Trong đời tôi ngoài gia đình là những người dành cho tôi một tình thương bao la vô bờ bến, tôi còn được sự may mắn gặp nhiều tấm lòng Việt Nam tử tế và ân cần, sẵn sàng chia cơm sẻ áo với tôi, mặc dù đời họ thì còn rất túng thiếu.
Tôi sẽ ghi khắc trong ký ức của tôi những anh em "thiếu vật chất nhưng giàu tình cảm" trên khắp mọi nẻo đường Việt Nam.
JOHN N GUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến