Hôm nay,  

Bayou Bão Lụt: Trời Vẫn Chưa Sáng

14/09/200500:00:00(Xem: 99760)
Người viết: YEN NGUYEN
Bài số 826-1416-253-vb5091505

Đây là bút ký về một thành phố nhỏ bị bão lụt tàn phá và rồi bị bỏ quên. Ở đó, có hơn 3000 người Việt. Bài được chuyển tới bằng email. Theo nội dung, tác giả là một nữ thiện nguyện viên tham dự buổi cứu trợ đầu tiên tại đây và nghe người đồng hương than “Cô ơi, chúng tôi đã mất hết. Chưa biết những ngày tới làm sao...
*

Tôi trở lại Bayou La Batre vào một buổi chiều Chúa Nhật đầu tháng 9 năm 2005.
Hôm nay, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ đang tưởng niệm, tiếc thương những nạn nhân 11/9. Mới đây mà đã 4 năm. Bây giờ, vùng Đông Nam Hoa Kỳ đang đối diện với những hậu quả của cơn bão Katrina.
Bayou thuộc tiểu bang Alabama là một thành phố nhỏ: đây cũng là lý do Bayou bị bỏ quên sau thảm họa Katrina.
Theo lời Ông Ba Và ng-Chủ Tịch Cộng Đồng thì ở đó có chừng 250 gia đình với khoảng 3.000 người Việt sinh sống. Katrina đã đến thăm Bayou và ra đi vội vã nhưng tổn thất và tổn thương để lại có thể dài lâu. Dù không hấp hối như New Orleans, không đổ nát kinh hoàng như Biloxi, không tiêu điều như Gulfport nhưng Bayou Labatre thật sự tan tác, hoang tàn. Tuy không có người chết nhưng thiệt hại về vật chất không thể nói là nhỏ: 80% nhà cửa đã bị nhận chìm trong nước. Đến nỗi khi nước hết ngập thì toàn bộ đồ đạc trong nhà người ta chỉ còn một cách là phải mau mau bỏ đi để khỏi hít thêm mùi hôi thối.
Đa số dân Bayou sống nhờ vào biển: đàn ông đi tàu, ghe đánh cá. Đàn bà ở nhà chăm con hoặc đi làm ghẹ, đập sò. Vì sau cơn bo người đi biển không được phép đi. Phụ nữ không còn sò, ghẹ để làm. Người người thất nghiệp. Nhà nhà khủng hoảng: lấy gì để sống qua ngày"
Năm ngày, mười ngày trôi qua trong đợi chờ và nước mắt - chờ sự lắng dịu của thiên tai – dân Bayou đi lánh nạn ở những vùng lân cận lại lục tục kéo nhau về. Về để nhìn lại căn nhà cũ, những tàu, bè, xe cộ hư hại nằm la liệt đó đây. ..


Sau những ngày mưa bão, các địa danh như: Gulfport, New Orleans, Biloxi, được các phương tiện truyền thông, truyền tin nhắc đến mỗi ngày. Và tình thương dàn trải qua công tác cứu trợ không giới hạn. Riêng Bayou,chiều nay, nhờ Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại chuyển đến 3000 Mỹ kim của đồng bào vùng Hoa Thịnh Đốn giúp đỡ, với sự cộng tác của Mục Sư Trần Nguyên Bảo - Quản Nhiệm Hội Thánh Báp Tít Vâng Phục – Hollinger’s Island Baptist Church – tại Mobile, Alabama, một nhóm tín hữu cùng Ông Chủ Tịch Cộng Đồng tại Bayou và các thiện nguyện viên: hơn 2 giờ đồng hồ phát quà cứu trợ đã được thực hiện . Số người xếp hàng đợi còn nhiều nhưng 400 bao gạo, 500 thùng mì, nước mắm, nước uống và các thứ nhu yếu phẩm khác … đã hết.
Nhìn cảnh những người già cả, yếu mệt, thất vọng vì đợi mà đến lượt mình không còn gì, tôi nghe lòng xót xa quá. Một bà đứng cạnh tôi nói qua hai hàng nước mắt:
- Chúng tôi đã bỏ chạy để trốn cảnh nô dịch ở quê hương mình tưởng yên thân. Làm sao biết được còn có cảnh khổ đau nầy ở quê người. Cô ơi, chúng tôi mất hết. Mất hết rồi!
Một ông già khác nói thêm:
- Nước ngập, nhà hư, điện gas không có quá lâu. Ngày 9 và 10 vừa qua ở đây có phát cơm. Mỗi người một ít nhưng chúng tôi ấm bụng, ấm lòng. Hôm nay nhận gạo, sẽ sống tạm ít lâu. Chưa biết những ngày tới làm sao nữa. Nhà tôi đông lắm. Già trẻ , bé lớn quen sống cùng một mái gia đình tới 15 người. Nay không còn chỗ ở, việc làm…Khổ quá!
Ai đã một lần đứng trước cảnh bể dâu mà không thấy lòng bồi hồi rung động." Ai đã một lần thấy tận mắt, nghe tận tai nỗi cơ cực của đồng bào mà không chút xốn xang" Thực trạng của đồng bào Việt Nam tại Bayou La Batre là như thế. Nhu cầu thì nhiều nhưng phương cách giúp đỡ còn tuỳ lòng yêu thương của mỗi chúng ta. Tôi không quên tiếng than từ phía sau lưng của người nào đó:
- Bữa nay là lần phát gạo đầu tiên, biết có còn nữa hay không"
Dân Việt chúng ta vốn có bản chất cần cù, chịu khó. Nào ai muốn cảnh ăn không, ngồi rồi. Nhưng biết nói làm sao- đối với thiên nhiên- con người yếu đuối và bé nhỏ.
Xin hãy hướng về Bayou, xin hãy làm một điều lành cho đồng bào Việt Nam nơi đất khách. Xin đừng lặng im, xin đừng để người lâm nạn cất tiếng than: Sau cơn mưa trời chưa sáng…
Bayou La Batre chiều 11thág 9 năm 2005.

YẾN NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến