Hôm nay,  

Chuyện Vượt Biên: Hải Tặc Và Hệ Lụy

01/08/200500:00:00(Xem: 154972)
Người viết: DUY NHÂN
Bài số 796-1384-221-vb3080205

Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, Theo tác giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của Duy Nhân sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc Đời”. Đây là chuyện kể rất sống động và xúc động, về một con tầu vượt biển. Sau cơn giông bão trên biển, còn nhiều thảm hoạ đang chờ đợi...

Trong lúc hai ngườI nói chuyện thì anh Tín ngửI thấy mùi khét khét bèn nói với Ba Vạn đi kiểm tra thì thấy máy đang bốc khói, đồng thời phát ra tiếng khò khè nặng nhọc một hồi rồi tắt lịm như một ngườI lấy hơi lên trước khi từ giã cõi đời.
Trong cabin, Anh Tín hai tay ôm đầu thất vọng. Rồi anh thẩn thờ đứng lên, tựa vào cabin, đưa tầm mắt nhìn ra khoảng trờI nước bao la trước mặt.
Một lúc, Ba Vạn đến bên anh Tín cho biết bộ phận giải nhiệt bị hỏng làm cho máy tàu bị nóng và cháy đồng thờI hỏi anh Tín phải làm sao bây giờ. Anh Tín lắc đầu nói:
- Tàu mình chạy được ba ngày nhưng cơn bão vừa rồi đã đưa tàu đi chệch mục tiêu khá xa. Phải chi mình có đem theo buồm bây giờ căng lên thì còn chút ít hy vọng . Đàng này...
Bằng một giọng đầy đau khổ, Ba Vạn nói:
- Tôi đã có làm theo lời anh dặn nhưng vào giờ chót lu bu quá lại không mang theo.
Hai ngườI nói chuyện tớI đây thì im lặng. Không ai nói thêm điều gì nữa mà cùng đứng nhìn con tàu đứng yên tại chỗ, lững lờ, nhấp nhô theo sóng, chỉ lao xao như gió heo may làm lay động mặt nước trong hồ.
Nghĩ đến số phận của hơn hai trăm con ngườI dướI hầm tàu, anh Tín ứa nước mắt, nói vớI Ba Vạn:
- Anh hãy xuống mà giải thích cho họ biết mọI chuyện đi.
Suy nghĩ một hồi Ba Vạn nói:
- Tất cả chuyện này trách nhiệm là ở tôi. Nhưng tôi không đoán được phản ứng của thuyền nhân như thế nào đây khi nghe tin dữ. Tôi thấy cần sự hổ trợ tinh thần của anh lúc này hơn bao giờ hết đó anh Tín à. Vậy anh hãy cùng xuống đó với tôi. Tôi biết uy tín anh với mọi ngườI trên con tàu này lớn lắm...
Nghe Ba Vạn nói xong, anh Tín không ý kiến gì rồi cả hai cùng xuống hầm tàu.
Sau khi nghe Ba Vạn báo tin con tàu bị hỏng máy thì gần hai phần ba số ngườI trên tàu đồng loạt đứng lên tỏ thái độ giận dữ, làm cho con tàu mất thăng bằng, lắc lư muốn lật. Anh Tín lo ngại, lên tiếng:
- Xin bà con đừng đứng lên và dồn về một phía, nguy hiểm lắm.
Đám đông vẫn không ngồi xuống mà có ngườI tiến ra vung tay, nói:
- Mấy ngườI làm ăn gì kỳ cục vậy. Chỉ biết gom vàng thôi rồi đem con bỏ biển hay sao"
Ba Vạn nói hết sức nhỏ nhẹ:
- Tôi thật là có lỗI với bà con, nhưng máy tàu hư ngoài sự tiên liệu của tôi
Một ngườI khác nhìn Ba Vạn bằng cặp mắt trợn trừng như toé lửa:
- Thợ máy đâu, sao không sửa"
Ba Vạn trả lờI:
- Trong trường hợp này phải có phụ tùng thay thế mà mình không có.
- Đụ mẹ ! Vàng để làm gì mà không có phụ tùng thay thế"
Trong cái không khí nóng như lửa, trong sự ồn ào náo loạn, ngườI ta nghe rõ mồn một những câu chửI thề, những lờI nói chán chường, thất vọng. Anh Tín thấy tình hình quá căng thẳng, nếu để kéo dài thì sự nổI loạn khó mà tránh được. Anh tiến ra, đứng giữa mọI người, ôn tồn nói:
- Thưa bà con, vì phải chống chỏi vớI cơn bão suốt một ngày, một đêm nên máy tàu bị nóng và bị cháy. Điều này đúng là ngoài sự tiên liệu của mọi người. Tàu chúng ta chở quá tải mà bây giờ không có máy nên rất dễ bị chìm. Tôi kêu gọi bà con hãy bình tĩnh, đừng manh động. Đừng để điều đáng tiếc xảy ra mớimong đối phó được vớI những khó khăn và nguy hiểm trước mặt. Còn nước thì còn tát. Chúng ta sẽ tạo khói, làm tín hiệu để cho các tàu khác thấy, hy vọng sẽ được cứu...
Những lờI của anh Tín mang lại hiệu quả tức thì. NgườI ta lần lượt trở về ngồi lại vị trí của mình. Trong lúc đó, một ngườI đàn bà bồng đứa con nhỏ, đứng lên phát biểu:
- Để được cứu vớt, điều kiện tiên quyết là chúng ta phải còn sống. Chúng tôi muốn biết mình có thể sống được bao nhiêu ngày nữa đây"
Anh Tín tiếp lới:
- Một câu hỏi rất là thực tế. Đề nghị anh Ba Vạn nói rõ tình trạng thức ăn và nước uống của chúng ta hiện giờ ra sao"
Bầu không khí nóng bỏng trong con tàu bây giờ đã nguội dần, Ba Vạn cũng đã lấy lại được sự bình tĩnh, ông nói:
- Về lương thực, phần lớn bị vô nước biển sau cơn bão. Số còn lại tôi đã phân phát hết cho mọi ngườI rồi, về nước uống chúng ta còn đúng năm can nhựa loại hai mươi lít.
Anh Tín sợ mình nghe nhầm nên lập lại:
- Một trăm lít nước cho hơn hai trăm năm chục con người. Mỗi ngườI không được nửa lít
Nghe anh Tín nói, mọi ngườI trên tàu đều lắc đầu thất vọng. Không khí trong con tàu bây giờ trở nên sầu thảm, ảm đạm. Tất cả dường như xuôi buông theo số phận cũng như chính con tàu đang dập dềnh, nổI trôi theo sóng gió của đại dương.
*
Một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi...
Con tàu cứ lơ đễnh trôi theo sóng. Khói được đốt lên làm tín hiệu cầu cứu vẫn cứ bay lên rồi lan toả, biến mất trong không gian bao la. Không phải là ngườI ta không nhìn thấy con tàu mà có rất nhiều tàu qua lại, đến rất gần, mang cờ của nhiều nước khác nhau, nhưng họ vẫn cứ lạnh lùng lướt qua, mặc cho đám thuyền nhân trên boong tàu kêu la cầu cứu bằng nhiều cách thức khác nhau, kể cả hơn một chục thanh niên trương lên những tấm bảng, những cây cờ có kẻ chữ S O S thật lớn, hãy cứu vớt linh hồn chúng tôi. Lương thực đã hết từ lâu. Còn nước uống trước đây mỗI ngày mỗI người được một ly, sau giảm xuống nửa ly, bây giờ thì không còn gì cả. Người ta không còn thấy đói nữa mà thấy khát, thấy khô và cháy cổ họng. thấy máu ở lỗ mủi, lỗ tai chảy ra. Nhiều ngườI liều mình uống đại nước biển. Nhưng khi uống vào thì ngã ra chết liền. Ngày nào cũng có người chết và số lượng người chết cứ tăng dần. Ban đầu những xác chết trước khi ném xuống biển còn được vị linh mục làm lễ, đọc kinh cầu nguyện. Về sau vì nhiều ngườI chết quá, những ngườI còn lại thì cũng đã kiệt lực, không còn đủ sức để cầu nguyện nữa nên có xác chết là ném xuống biển. Bầy cá mập quen hơi cứ bám lấy con tàu. Khi xác chết ném xuống biển chỉ thoáng một cái là biến mất tiêu, không để lại chút tăm hơi.
Cuối cùng anh Tín nghĩ ra cách dùng nước biển để chưng cất theo kiểu nấu rượu đế để lấy từng giọt nước ngọt. Cả một ngày một đêm thì lấy được khoảng một lít nước ngọt. Anh cũng được tín nhiệm quản lý và phân phát số nước quý báu này. Mỗi ngày ai cũng được một nắp phén nước thấm giọng, cầm hơi. Vậy mà số người chết đã giảm đi rất nhiều. Ông ngườI Tàu đi chung vớI anh thì đem vàng ra nài nỉ xin anh bán cho mỗi ly nước là một lượng vàng nhưng anh chỉ lắc đầu mà không nói gì cả. Ông Tàu gạ mua một ly nước chỉ vớI giá một cây vàng, thực ra nếu ông muốn đổi tất cả số vàng ông có để lấy một ly nước cũng không ai chịú
Ông dựa lưng vào mạn tàu thoi thóp nửa mê nửa tỉnh. Có lẽ ông đang mơ thấy mình dự tiệc thật linh đình với đầy đủ rượu thịt. Ông ăn đâu hết nên nửa ăn nửa bỏ. Không riêng ông ngườI Tàu mà nhiều người khác cũng đang bị dìm vào mê sảng. Có người thấy mình đang nhâm nhi ly cà phê đá, có ngườI thấy mình được uống không biết bao nhiêu là ly cam vắt, có ngườI thì thấy mình đang bơi lộI trong một dòng suối nước ngọt, trong xanh, mát rượi.
Trong đêm khuya thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng la thất thanh có lẽ từ một người đang thấy ác mộng. Không phải chỉ thấy mà ngườI ta còn nghe, nhất là vào lúc đêm khuya. Những âm thanh khi gần, khi xa, khi nghe như tiếng nhạc, khi nghe như tiếng hát, có lúc thì rên rỉ oán than, vọng lên từ dướI biển. Phải chăng là của những oan hồn, uổng tử còn vất vi vất vưỡng đâu đây trên biển, chưa siêu thoát"


Cho đến một hôm, trong lúc con tàu vẫn đang chầm chậm trôi đi như một quan tài nổi thì qua ống dòm, anh Tín phát hiện một con tàu ở rất xa đang tiến lại gần mặc dầu đó mới chỉ là hình thức một chấm đen di động. Anh Tín, Ba Vạn và một số người trên tàu hội ý xem có nên làm tín hiệu để được cấp cứu không. Nhiều người nói nếu mình thấy họ thì họ cũng thấy mình, nên cũng chẳng cần làm gì cả. Vả lại, mình đã làm biết bao lần rồi mà có được ai cứu đâu. Những ngườI khác thì nói: Sao ta lại tiêu cực và bi quan như vậy. Mặc dầu chỉ hy vọng vào lòng nhân đạo của ngườI khác nhưng sao ta lại không làm những gì còn có thể làm được" Vậy là ý kiến thứ hai được chọn và thi hành. Bao nhiêu vải bạt, bao bố, vật liệu hư cũ trên tàu được gom lại, thậm chí nhiều thanh niên còn cởi cả áo khoác ngoài, chất lại thành đống, mang lên boong tàu cho anh Tín bỏ vào thùng phuy cắt ngang phân nửa, châm dầu cặn, đốt lên, tạo khói làm tín hiệu cầu cứu.
Con tàu lạ đã thấy khói và hiện ra càng lúc càng rõ. Vì tàu không cắm cờ nên không ai biết nó thuộc quốc gia nào, làm mọi ngườI phân vân. Cho đến khi nó tớI gần thì mớI biết đó là tàu Thái Lan và khi nhìn thấy những con ngườI quái dị trên tàu thì mớI biết đó là quân cướp biển! Chúng có khoảng trên một chục tên. Đứa nào đứa nấy ở trần trùng trục, thân hình vạm vỡ, nâu sậm như pho tượng, có xâm những hình thù kỳ quái, dâm dật, mặt mày gai góc, râu ria rậm rạp, con mắt trắng dã, lại thêm cái đầu trọc lóc. Một tên cầm súng máy thuộc loại tiểu liên, đứng bất động trong tư thế sẵn sàng nhả đạn trước mũi thuyền. Mấy đứa khác, đứa thì cầm búa, đứa trang bị dao gâm, mã tấu sáng loáng đứng múa may, chỉ sang phía thuyền nhân. Sau khi cho tàu lượn mấy vòng chung quanh tàu anh Tín, lúc đó gần như bất động thì chúng cho cập sát rồi dùng dây neo buộc hai tàu lại với nhau. Tãt cả đều nhảy sang tàu anh Tín chỉ trừ tên cầm súng.
Qua các hành động có lớp lang, thứ tự của đám hải tặc, mọi ngườI đều ý thức rằng đã gặp phải đám cướp biển chuyên nghiệp, nên ai cũng khiếp đảm, tay chân như rụng rời, không còn một phản ứng nào cả. Trước hết chúng thu gom tất cả bao bị, túi xách của từng ngườI mang theo và chuyển tất cả sang tàu chúng, chất thành đống mà không cần biết trong đó có gì. Rồi chúng dồn đàn ông, con trai một bên, đàn bà và trẻ con một bên rồi ra lệnh cho tất cả mọi ngườI cởi bỏ quần áo ngoài ra để chúng lục soát, thu tất cả đồng hồ, nữ trang và mọi thứ mang trên người của nạn nhân bỏ vào bao bố. Nhiều ngườI bịt răng vàng thì bị chúng dùng kìm bẻ ngang, máu tuôn đỏ thắm mặt mày.
Trường hợp thương tâm xảy ra cho ông già ngườI Tàu. Khi bọn hải tặc ra dấu cho ông cởi đồ ra như những ngườI khác thì ông tỏ ra chần chờ và chậm chạp. Tức thì một tên trong bọn túm lấy áo ông giựt tung và xé rách. Một cái ruột tượng quấn ngang thắt lưng ông rơi ra cùng vớI những miếng vàng lá sáng chói rớt trên sàn tàu. Không biết vì tiếc của hay vì phản xạ tự nhiên, ông đưa tay dằng lấy cái ruột tượng. Trong nháy mắt, tên cướp vung mã tấu chém ông từ trên vai xuống tớI ngang bụng. Không kịp kêu lên một tìếng, cả thân người ông đổ sập xuống sàn như thân cây chuối bị chém, máu tuôn xối xả, lai láng. Có nhiều ngườI xỉu, có ngườI sợ quá bèn nhảy xuống biển, bị sóng dìm mất dạng. Mấy tên cướp biển vội gom vàng và cả máu bỏ vào bao rồi lật cái xác ông Tàu xuống biển trước sự chứng kiến của vợ con ông và tất cả thuyền nhân trên tàu, lúc bấy giờ sững sờ, đứng im, chết lặng.
Sau khi cướp của xong thì bọn hải tặc giở trò hãm hiếp phụ nữ. Chỉ trừ những người già hoặc bệnh hoạn kiệt sức nằm co ro, ủ rũ giống như đã chết như chị Vân thì chúng bỏ qua. Số người còn khoẻ thì chúng thay nhau hãm hiếp. Các nạn nhân ban đầu còn chống cự yếu ớt rồi thì cũng đành nhắm mắt xuôi tay trước bầy quỷ dữ, trong sự đau xót và bất lực của cha mẹ, chồng con và ngườI thân. Có một chị phụ nữ có con nhỏ nghĩ ra cách vạch vú ra cho con bú trước mặt bọn cướp, tưởng đâu có thể làm cho chúng xúc động trước tình mẫu tử. Không ngờ điều đó lại làm kích thích thú tính của chúng . Như một con thú điên cuồng, một tên lao tới nắm chân đứa nhỏ lôi ra, ném xuống biển rồi đè chị ra cưỡng hiếp! Trước khi rút lui, bọn hải tặc còn bắt theo một số phụ nữ. Lần này thì có một số ngườI liều chết chống lại bọn chúng, mong giành lại ngườI thân của mình, tạo nên cảnh hỗn loạn trên tàu nhưng cuối cùng tất cả đều bị tên cầm súng bắn gục, cùng với nhiều ngườI khác.
Khi bọn cướp biển rút đi rồi thì bầu trờI vẫn trong sáng, biển vẫn một màu xanh như da trời, gió biển vẫn nhè nhẹ thổi, sóng biển vẫn lao xao, yên ả như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Trong lòng tàu, nhiều xác chết nằm rải rác đó đây. Nhiều phụ nữ không một mảnh vải che thân, nằm cong người như con tôm và khóc nức nở. Những ngườI khác thì tóc tai rũ rượi, mặt mày hốc hác. Có ngườI thì mình mẩy đầy máu. Nhiều ngườI nằm im bất động, hai con mắt nhắm nghiền không biết là còn sống hay đã chết. Đó đây vang lên tiếng khóc lóc, kêu gào thảm thiết. Ba Vạn thì như người mất trí. Cặp mắt thất thần, miệng lúc nào cũng lảm nhảm, nói những điều không có ý nghĩa, thỉnh thoảng lại ngửa mặt lên trờI, phát ra những tràng cười ghê rợn, hết cười lại khóc. Mãy trăm cây vàng thu được trong những chuyến tổ chức vượt biên trước đây, nhập vớI lần cuối cùng này đã bị bọn cướp lấy sạch!
*
Nhiều ngày sau, con tàu trôi giạt vào một hoang đảo. Nơi đây các thuyền nhân lại phải trải qua những ngày sống khắc nghiệt.
Thức ăn là những con hào lớn bằng ngón tay bám vào những tấm ván thuyền trôi tấp vào đảo, hết hào thì đi hái những loài rau và hoa dại màu vàng, có người gọi là cúc tần, ăn đắng nghét. Khát nước thì đi tìm những lõm đá có nước mưa đọng lại để uống. Mỗi ngày phải căng những tấm nylon hay những gì có thể để hứng từng giọt sương đêm.
Sống ở đảo mười lăm ngày, một trận dịch xảy ra đã làm chết đi gần phân nửa số thuyền nhân, phần lớn là trẻ em và ngườI già.
May sao, có một tàu của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phát hiện, chở tất cả những người còn sống sót vào đảo Pulau Bidong. Ở đây khoảng sáu tháng thì các thuyền nhân được cứu xét đi định cư ở các nước. Có người đi Úc, ngườI đi Canada, ngườI đi Pháp. Anh Tín, chị Vân và một số người thì đi Mỹ.
Theo lời bà Lan kể, nhiều năm sau, khi bà và các con sang Mỹ đoàn tụ, thì khám phá ra anh Tín đã có một con riêng với chị Vân.
Hai người đàn bà gặp nhau. Sau nhiều đối đáp gay gắt, chị Vân nói với bà Lan:
- Anh Tín vẫn luôn luôn nói vớI em là ảnh vẫn còn thương chị và các con nhiều lắm. Em vẫn tin lời anh Tín và suy nghĩ: Ở đây chỉ có hai vấn đề. Về bổn phận đối vớI gia đình của anh Tín thì mỗI tháng em giúp ảnh gửI tiền về cho chị, thế là giải quyết được một. Vấn đề thứ hai, em vẫn động viên ảnh bảo lãnh cho chị, khi chị và mấy cháu sang đây thì em sẽ để ảnh trở về với gia đình. Như vậy thì anh Tín, và chị chẳng thiệt thòi gì cả còn em thì cũng đã có con theo ý nguyện. Như vậy là trọn vẹn mọi bề. Em chỉ xin chị một điều là hãy để cho anh Tín được Tự Do làm mọi nhiệm vụ về mặt tinh thần và tình cảm của một ngườI cha đối vớI con em, vì nó không có tộI tình gì cả.
Bà Lan thì bảo chị Vân: Bây giờ cô tuyên bố trả lại (chồng) chưa chắc là tôi nhận!
Và rồi, tất cả tan vỡ.
Nghe bà Lan thuật lại chuyện cũ để giải thích việc không in tên ông chồng cũ vào thiệp cưới con gái, bà Nguyễn hỏi:
- Rồi thì chị và anh Tín chia tay vào lúc nào"
Câu hỏi của bà Nguyễn kéo bà Lan trở về với thực tại. Bà đáp:
- Sau đó không bao lâu. Thật ra anh Tín có năn nĩ tôi cùng vớI anh ấy thảo luận tìm giải pháp cho vấn đề, nhưng tôi cương quyết từ chối.
- Và ảnh đồng ý xa chị"
- Không đồng ý cũng không được. Vì tôi đã nói, nếu anh không ra khỏi nhà thì tôi sẽ cắn lưởI tự tử.
- Vậy là ảnh trở về vớI cô Vân"
- Nghe đâu anh bỏ đi một tiểu bang khác như là Indiana làm nghề buôn bán nhà cửa gì đó, và làm ăn thất bại, bây giờ thì về lại đây rồi, còn sống với ai thì tôi không biết.
- Phải công nhận chị là người cứng rắn có một không hai.
*
Trên đây là phần trích lược Chuyện Vượt Biên của Duy Nhân. Đầy đủ diễn tiến mọi hệ luỵ của câu chuyện, bạn đọc sẽ tìm thấy trong tiểu thuyết “Sân Khấu Cuộc Đời” do tác giả đang sửa soạn xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,728,206
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến