Hôm nay,  

Gặp Nhau Trên Đất Mỹ

27/07/200500:00:00(Xem: 277689)
Người viết: PHẠM HỒNG ÂN
Bài số 793-1381-218-vb5072805

Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, hiện sống và làm việc tại San Diego, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Từ Houston, Mai Hòa đáp chuyến bay sang viếng Santa Ana. Thật ra, Cali đâu có lạ chi với anh. Ba mươi năm ở Mỹ, anh đã đến đây nhiều lần. Anh thuộc từng tên con đường, từng góc phố, biết tất cả các quán cà phê hấp dẫn. Lần này, anh về Santa Ana có mục đích khác. Thăm lại những bạn lính ngày xưa. Những người bạn, có thằng...đã 35 năm rồi – chưa gặp lại một lần.
Từ San Diego, theo freeway 5, tôi cũng chạy xe đến Santa Ana gặp Mai Hòa. Hơn 35 năm cách xa. Tôi không thể hình dung nổi dáng dấp của hắn bây giờ" Mập hay ốm" Bệ vệ hay lụm cụm" Hay vẫn nho nhã thư sinh, hào phóng đa tình như thuở nào"
Lần sau cùng, cách đây 35 năm, chúng tôi gặp nhau ở căn cứ hải quân Tuyên Nhơn – khi anh còn làm sĩ quan hành quân cho lực lượng trung ương 214 chấm. Mai Hòa lúc đó hét ra lửa. Đôi lúc, anh “quay” giang đỉnh chúng tôi như “ quay dế”. Mỗi tiếng anh phát lên là hàng trăm viên đạn đại liên khạc ra từ các mũi giang đỉnh, đẩy hỏa lực tới tấp vào hầm hố giặc – làm tê liệt cơ quan đầu não địch, khiến chúng không thể ngóc đầu lên quậy phá. Nhưng sau giờ làm việc, Mai Hòa vẫn là thằng bạn hiền khô như đất cục, lúc nào cũng cười hề hề, chan hòa với anh em.
Nhớ đến căn cứ hải quân Tuyên Nhơn, tôi bỗng ớn da gà. Đó là một căn cứ nhỏ xíu, nằm giữa đồng trống quạnh quẽ. Phía trước có con kinh La Grange, nối liền Ấp Bắc với sông Vàm Cỏ Tây. Ấp Bắc là địa danh nổi tiếng, đã đi vào lịch sử. Nơi xảy ra những trận đánh lớn thời đệ nhất cộng hòa, từng là mồ chôn giặc cộng.
Con kinh La Grange nằm sát căn cứ. Ban đêm, La Grange dậy sóng ầm ì. Gió thổi lạnh tóc gáy. Tiếng côn trùng lẫn tiếng ễnh ương từ đồng trống bao la vọng về vang rền, làm cho các tân binh yếu bóng vía phải nhiều phen “ lạnh cẳng ”. Nếu việt cộng gan lì, tụi nó có thể đứng bên kia bờ La Grange chọi đá qua căn cứ, cũng có thể “ bể đầu sứt trán ”chúng tôi như chơi.
Nhưng làm sao gan lì cho được, vì La Grange luôn dậy sóng bởi hai giang đoàn Tuần Thám và Ngăn Chận của chúng tôi.Tuần Thám có Diệp Năng Hải. Ngăn Chận có Nguyễn văn Đông. Tôi còn nhớ, khi ra trận, Diệp Năng Hải luôn để đầu trần. Đầu Hải trọc lóc, không một sợi tóc.
Hải thường đứng hiên ngang trước mũi PBR, một tay cầm handset, một tay thọc túi quần, oang oang chỉ huy chiến đỉnh tung hoành từ La Grange đến sông Vàm Cỏ Tây. Hải trọc đầu, lại anh hùng, nên các chiến hữu đã thân yêu tặng cho danh hiệu Făn-Tô-Mát- xì.
Nguyễn văn Đông trầm tĩnh hơn, xem cái chết tựa lông hồng. Tôi còn nhớ, khi đoàn tàu vừa rút khỏi chợ Mộc Hóa – từ bên kia sông, địch bắt đầu nã B.40 tới tấp. Nguyễn văn Đông đang đánh cờ tướng tới hồi gay go. B.40 nổ, Đông vẫn ung dung vừa tiến quân trên bàn cờ, vừa tiến quân trên trận mạc. Kết quả: anh đã chiếu bí đối phương, và bắt sống được những tên việt cộng phục kích.
*
10 giờ sáng, tôi đã có mặt tại phố Bolsa. Bolsa vẫn sung túc, vẫn có những nét sinh hoạt nổi bật của cộng đồng người Việt. Tôi dạo Phước Lộc Thọ một vòng. Thiên hạ đi lại nườm nượp. Nếu lơ đãng chút xíu, có thể đâm sầm vào nhau, một cách dễ dàng. Tôi đứng trên lầu cao, nhìn người qua lại. Không tìm thấy bóng dáng quen thuộc nào dưới đó. 35 năm trôi qua, biết bao thăng trầm thay đổi. Biển có thể hóa cồn dâu. Tóc xanh giờ đã thành tóc bạc. Nếu có thằng bạn lính tráng ngày xưa trong đám đông đó, chưa chắc mình nhận diện ra nhau"
Tiếng cell phone reo vang. Giọng Mai Hòa ở đầu giây oang oang :
- Mày đang ở đâu vậy Ân" Tụi nó ngồi ở quán Cali chờ mày đây!
- Tau đang ở Phước Lộc Thọ. Hả" Quán Cali nào" Làm ơn chỉ đường tau đến...
Giọng Mai Hòa vẫn oang oang và sôi nổi, như đang trực hành quân ở căn cứ Tuyên Nhơn thuở nào. Tôi còn nhớ luồng kinh rạch chằng chịt, đầy hiểm nguy ở Tuyên Nhơn. Có con kinh quá hẹp, chiến đỉnh khi vào kinh, chỉ còn nước tiến thẳng lên, không bao giờ quay đầu trở lại được. Vào những con kinh như thế, không ai không thể không “lạnh cẳng”" Vậy mà, nhờ giọng nói oang oang thúc đẩy của Mai Hòa, chúng tôi như tăng thêm sức mạnh, hừng hực cho chiến đỉnh tiến lên, vào tận sào huyệt địch.
- Mẹ, mày ở Cali mà bắt dân Texas chỉ đường" Coi chừng, tụi nó hăm lấy “bằng hải quân” của mày lại đó!!!
- Mẹ, hải quân đi sông đi biển, chứ có đi đường bộ bao giờ"
Vài phút sau, tôi cũng “mò” đến quán Cali. Một lão già bụng phệ, bệ vệ đứng lên, vẫy tay về phía tôi:
- Ê Ân, tụi tau đây! Chờ mày muốn nổi khùng.
Tôi trố mắt nhìn lão. Nụ cười sao hao hao giống nụ cười Mai Hòa ngày xưa quá! Mà Mai Hòa đâu có mập mạp, bụng phệ, “đô” con như thế này"


- Tau, Mai Hòa nè!
Tôi “ồ” lên, vội bắt tay anh, mừng rỡ. Nước mắt muốn rớt ra, vì chợt hiểu... những hình ảnh khắng khít bây giờ – sẽ chẳng còn bao lâu nữa. Tôi chợt nhớ hai câu thơ Du Tử Lê, ngày xưa:
...Thời gian là chiếc thuổng
Đào sâu lỗ huyệt mình...
Mai Hòa tiếp tục chỉ những lão già xung quanh. Tóc lão nào cũng bạc trắng. Dáng lão nào cũng lụm cụm tới nơi. Tôi chăm chú ngó từng lão. Mỗi lão một vẻ, đều lạ huơ lạ hoắc, khó hình dung được thời thanh niên, cách đây 35 năm về trước.
Tôi cố vận dụng trí nhớ, cố tạo hình từng lão, qua vài nét quen thuộc còn phảng phất lại trong ký ức. Ô, này là Đào Trọng Đạt. Đây là Nguyễn Xuân Thành. Đấy là Hoàng Phùng Vượng. Nọ là Lê Sĩ Quí. Đó là Trần Ngọc Thành. Kia là Phạm Quang Minh. Kìa là Nguyễn Anh Dũng. Thằng còn lại là Nguyễn văn Hiệu.
Chúng tôi mừng quá, siết chặt tay nhau, rồi vây quanh hàn huyên tâm sự không ngớt lời. Nhìn đám bạn lính năm xưa, nay đã thành lão, tôi chợt thấy đau xót và ngậm ngùi vô vàn. Cuộc đời quá ngắn ngủi. Kiếp sống quá mong manh.
35 năm trước, những lão già này là những chàng thanh niên tuấn tú, xếp bút nghiên tình nguyện vào hải quân để thỏa mộng tang bồng, để biết thế nào là sông dài biển rộng.
35 năm trước, Mai Hòa với cặp kính cận thư sinh, còn đứng lớ ngớ trước cổng Bạch Đằng II chờ tới lượt điểm danh nhập ngũ. Nguyễn văn Hiệu còn lúng ta lúng túng, khi lần đầu tiên mặc bộ đồ nhà binh rộng thùng thình. Nguyễn Xuân Thành áp phe làm đại đội phó, cuối cùng trốn bò hỏa lực ở Quang Trung. Đào Trọng Đạt mỗi lần gặp đào, cười duyên, khoe cái răng lòi xỉ. Lê Sĩ Quí ẩn ẩn tàng tàng, lúc nào tập họp cũng lấp ló phía sau đại đội. Hoàng Phùng Vượng lực lưỡng, đẹp trai – khi gặp gái, lại run như sốt rét. Phạm văn Minh ốm nhách ốm nhom, nói năng ấp a ấp úng. Nguyễn Anh Dũng hiền khô, dáng dấp cục mịch, quê mùa. Trần Ngọc Thành ham vui, chưa là người nhái, đã trở thành “siêu lặn”.
35 năm sau, chỉ mới 35 năm thôi, chúng tôi đã thành lão, thành ông nội ông ngoại hẳn hoi. Trong 35 năm qua, chúng tôi đã đóng góp cho xã hội Mỹ rất nhiều công sức. Có lão là chuyên viên dầu khí, chuyên viên âm thoại... Có lão là chủ tiệm, giám đốc... Có lão là thợ sửa xe, thợ tiện, thợ hàn... Những cống hiến như thế, rất đáng được khoe khoang, rất đáng được đề cao trong cộng đồng người việt hải ngoại.
Gặp nhau ở quán Cali cũng chưa thỏa dạ. Tâm sự vẫn còn ngổn ngang, trăm mối tơ vò. Chúng tôi đề nghị chia ra hai phe. Phe nữ, gồm vợ các khứa lão, thì đi shopping hoặc dạo phố. Phe khứa lão, tiếp tục tìm một chỗ nào đó, trút bầu tâm sự.
Chúng tôi tới quán Hè Phố, lai rai vài chai bia cho ấm lòng chiến sĩ lúc chiều tà. Nguyễn Xuân Thành chọn cái bàn lộ thiên, để dễ nhìn ông đi qua bà đi lại. Khói thuốc bốc lên. Men bia sùng sục bọt. Những cái chai cụng nhau. Dốc ngược lên miệng. Các lão già bắt đầu kể chuyện xưa. Em Chọn, em Lan, em Cúc... bây giờ phiêu dạt phương trời nào" Bây giờ, gặp lại – tóc bạc, da mồi. Thần tượng sẽ biến tan như hư ảo.
Diệp Hữu Nghĩa xuất hiện thình lình. Nghĩa vẫn hiền lành, hề hề cười với anh em. Anh bắt tay từng người. Hề hề Mai Hòa. Hề hề Phạm Hồng Ân...Mặc dầu cười vui, nhưng trên khuôn mặt xanh xao, hình như tôi thấy những nét đau đớn nào đó đang dày vò anh, một cách khổ sở. Thì ra, Nghĩa đang mắc bệnh nan y, vừa trải qua hai ca mổ nghiêm trọng. Bác sĩ đang mổ ruột gìa cho anh, anh lại bị heart attack. Người ta phải lăng xăng mổ tim, thông van cho anh. Tội nghiệp, mày xui xẻo quá, phải không Nghĩa" Phạm văn Minh bị viêm xoang mũi kinh niên, cũng phải mổ. Nguyễn Anh Dũng viêm gan, chạy thầy chạy thuốc khắp nơi. La Ngọc Lăng bị tai nạn xe mấy tháng nay, bây giờ, cánh tay vẫn chưa lành lặn. Chúng tôi cũng mặc niệm những thằng đã chết. Chết ở chiến trường ngày xưa. Chết trên đường vượt biên. Chết trong ngục tù cộng sản. Chết vì bệnh hoạn, vì tai nạn, vì nghèo đói ở Việt Nam...
Buổi gặp gỡ cũng phải kết thúc một cách nhanh chóng. Mặc dù các lão già vẫn còn bịn rịn, lưu luyến với nhau. Phe nữ gọi phone liên tục, đang nóng ruột chờ chúng tôi ở điểm hẹn. 4 giờ chiều nay, các lão già còn kéo nhau tham dự đại hội Lưu Đày. Tôi phải về San Diego bây giờ, chuẩn bị hành trang để ngày mai đi cày tiếp tục.
Chiếc xe đã tiến ra freeway, nhưng trí óc tôi vẫn chưa tỉnh táo. Những hình ảnh của các thằng bạn cứ chập chờn, chập chờn mãi trong đầu. Bỗng dưng, nước mắt tôi ứa ra, khi nghĩ đến một điều. Muộn lắm...20 năm nữa – lúc thế hệ chúng tôi đã vào nắp quan tài – liệu con cháu có hiểu ý nghĩa của cuộc gặp gỡ, tương tự như thế này không"

PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến