Hôm nay,  

Phi Thương Bất Phú

13/07/200500:00:00(Xem: 153612)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 782-1361-207-vb2071105

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến, từ kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tớiø thú đi ăn nhà hàng tại Hoa Kỳ. Sức viết của ông rất điều hoà. Sau đây là bài viết nhất của ông.


Ông là khách hàng của nhà hàng chúng tôi. Ông và gia đình ông rất mê món phở, chả giò, bò nướng lá lốt cùng cơm tấm bì sườn. Mới 10 giờ sáng ông đã kéo cả gia đình ngồi đầy một bàn dài, nhà tôi biết ý, vừa thấy xe hơi ông đậu sẵn nhà tôi đã sửa soạn nhiều tô phở, nướng sẵn bò nướng lá lốt và chiên chả giò. Ông vừa ngồi yên vị đâu đó là thức ăn đã từ từ đem ra.
Ông là chef cook của nhà hàng take out Chinese food chuyên bán đồ chow mein, low mein, cánh gà chiên cho các khách hàng đa số là dân Mỹ đen. Ông thiết lập nhà hàng thu hút khách xong, ông sang lại căn nhà hàng thu tiền phố, ông vẫn là chủ toàn căn nhà, ông lại đi tìm địa điểm thích hợp mở căn khác và liên tục ông đã làm chủ chín mười căn take out.
Thời hoàng kim của food stamps phiếu thực phẩm đã về chiều. Các ông dân nghèo không còn được lấy phiếu thực phẩm thay vì mua đồ ăn về nhà nấu lại lấy phiếu thực phẩm đi ăn nhà hàng.
Ông bạn tôi nhìn xa trông rộng, ông chuyển nghề ra mở tiệm giặt máy bỏ tiền tự động, ông sửa chữa, bảo trì máy móc, đếm bạc cắc và kiêm luôn bán hàng chạp khô (grocery).
các bạn đồng nghiệp mở take out thấy ông làm ăn khấm khá cũng đua nhau tìm địa điểm các khu bình dân mở tiệm giặt máy bỏ tiền. Thời gian đó tiệm giặt như hoa nở rộ. Ông thấy nghề đếm bạc cắc coi bộ mỏi tay ngày này qua tháng nọ lại nữa thấy ông bà làm nghề giũa móng tay đi xe Lexus 400, Mercedes 500 vi vút trên đường phố, trong các siêu thị Á Đông cả dãy xe cao cấp của dân "Nails".
Ông thuyết phục bà xã mở "Nails" ông tìm khu phố tấp nập dân đen, mở tiệm lớn, thuê cả chục thợ, ông ngồi chơi xơi nước, tối tối đi ăn nhà hàng với hoa lợi chủ ăn 4, thợ 6, dân Nails thường gọi là 4/6 có ông bà chủ chịu chơi áp dụng chế độ bao lương, nghĩa là không cần khách đông hay vắng các cô thợ lành nghề, ngọt miệng, khéo tay cuối tuần cầm chẵn 1000 đô tiền mặt bao thuế. Chủ thợ từ nay bình đẳng, đề huề tậu xe cao cấp, mua nhà trả đứt, không cần phải nộp ba thứ giấy tờ lủng củng, dài lê thê xin trả góp mỗi tháng.
Tội nghiệp cho mấy ông kỹ sư học trầy da tróc vảy lương khởi đầu ba bốn chục ngàn một năm, nghe tiếng thì oai nhưng mỗi 2 tuần cầm check từ 1200 đến 1500 dô sau khi trừ đủ mọi thứ thuế từ liên bang đến tiểu bang đến thuế thành phố.
Ông bạn tôi đi đến đâu cũng nghe nói làm nghề "nail" chết yểu vì hóa chất của thuốc từ từ thấm vào thập phủ ngũ tạng, mau mau về chầu tiên tổ.
Ông giật mình vả lại tiền bạc nay đã chất đống tội gì mang vạ vào thân.


Nhân dịp ông gả cô con gái đầu lòng cho chàng rể gốc gác nghề kim hoàn, nghe lời người bạn chung nhau mở tiệm kim hoàn bán vàng bạc, kim cương, hột xoàn.
Tập tễnh vô nghề ông hoàn toàn mù tịt, bị người bạn làm ăn không đứng đắn, lương thiện ông bực mình trả người bạn phần hùn, từ nay một mình làm chủ, ông cho cô con gái đi học nghề hột xoàn lấy bằng GIA, cho cậu con trai đi học nghề thợ bạc cho biết nghề để mấy anh thợ bạc khỏi làm eo.
Khởi đầu ABC vào nghề, nay 2 vợ chồng đã rành nghề sáu câu, đứng vững và phát triển trong nghề vàng bạc ngay trong lòng hơn 300 tiệm kim hoàn tại thành phố New York với mức sinh hoạt đắt đỏ cao nhất nước Mỹ.
Chưa hết, tôi quen một người bạn Mỹ gốc Hồng Kông, thuở thiếu thời ông học nghề sửa đồng hồ đeo tay trong tiệm kim hoàn, đôi lúc chủ bắt ông vô bếp nấu ăn cho đám thợ, từ từ theo thời gian ông học được nghề kim hoàn mãi tận xứ Mễ, ông nói tiếng spanish vi vút như người Mễ.
Trong cuộc đời phiêu bạt ông trôi dạt tới thành phố New York mở luôn 2 tiệm kim hoàn, ông trông coi một tiệm bán đồ cao cấp, bà coi một tiệm bán loại hàng thượng vàng hạ cám, tóm lại ông hốt luôn cả 2 loại khách giàu sang và bình dân. Ông tậu mấy căn nhà ngay phố Tàu, người thuê nhà làm phiền ông tối ngày lúc bể ống nước, lúc nghẹt cầu vv....
Nghe lời người bạn kế toán viên ông bán hết nhà ở New York với giá cao đem số tiền đặt cọc mua luôn 3 shopping center ở Houston, Texas.
Gặp lúc kỹ nghệ dầu hỏa tuột dốc thời điểm 1989-1990 ông trúng mối bán cao mua thấp, trong vòng 10 năm ông thâu lại hết vốn và được hưởng không 3 shopping center.
Một năm ông du lịch mấy lần thăm cơ sở của ông ở xứ cao bồi Texas, thăm dân cho biết sự tình, việc bảo trì quản lý và những phiền toái của việc cho thuê mướn tiệm ông giao cho Manager người Mỹ trông coi.
Mỗi tháng họ gởi báo có về đầy đủ chi tiết, ông liếc qua hồ sơ mỉm cười một mình rồi lại chìm đắm trong công việc ở tiệm kim hoàn.
Ông say mê nghề nghiệp của ông từ thuở còn nhỏ tới nay đã ngoài 5 thập niên, các con ông trái lại không muốn nối nghiệp bố mẹ, ông có 1 trai, 2 gái, cậu cả theo học tiến sĩ triết học, cô lớn tốt nghiệp cử nhân đầu quân vào làm việc bảo tàng, lãnh lương chỉ đủ trả tiền share phòng, tiêu vặt, ăn uống qua ngày, cô út năm nay chuẩn bị học cô giáo dạy tiếng spanish.
Ông tâm sự với tôi: con cái ở xứ Mỹ không như ở bên nhà, thích gì làm nấy, ông cũng tự an ủi là các con ông đều tốt nghiệp đại học, có một số vốn liếng trí thức để bước vào đời. Ông đã sắm cho chúng mỗi đứa một chiếc cần câu cơm có thể tự kiếm ăn không vất vả như ông thuở thiếu thời.
Ôn qua cuộc đời của 2 ông bạn Việt Hoa, Mỹ Hoa tôi thấy các cụ xưa đã để lại cho con cháu một túi khôn giá trị muôn đời.
"Phi thương bất phú"
và cả câu "Đại phú do Thiên, tiểu phú do cần".
Tôi nhại câu nói trên cho bà xã cười vui. Triệu phú do Thương, Tiểu phú do cần.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến