Hôm nay,  

Ký Ức: Làng Tôi

29/06/200500:00:00(Xem: 117498)
Người viết: JACKDOTE
Bài số 776-1355-201-vb4062905

Người viết tên thật là Jacqueline Doan, sinh năm 1971, cư dân thành phố Concord, miền Bắc California, nghề nghiệp: nurse. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của bà là ký ức về quê cũ.
+

Làng tôi nghèo, nhưng không nghèo lắm. Không lều vách đất, mái tranh xơ xác, đồng ruộng cằn khô như một vài hình ảnh làng quê miền Bắc. Cũng không ruộng lúa trùng trùng điệp điệp như Đồng Tháp Mười, hay Tuy Hòa...
Nhưng ruộng lúa, nương khoai quê tôi đủ để vẽ nên bức tranh sống động, đầy sắc quê hương mà tượng trưng tiêu biểu cho đồng quê Việt Nam. Cũng những cánh cò bay, trâu cày ruộng cạn, cũng những gánh lúa nặng trĩu trên lưng cong, cũng tiếng rả rích của những chú ếch, nhái suốt đêm thâu, tiếng nỉ non của dế mèn, tiếng vo ve của đàn muỗi như bài tình ca bất tận, tiếng than thở của những chú ve sầu hệt bài trường ca buồn muôn thuở mỗi khi hè đến.
Làng tôi "quê", nhưng không "quê" lắm, vì chỉ nằm cách huyện chừng 1 cây số. Đầu làng là ngôi nhà thờ cổ kính được xây dựng dưới thời thực dân Pháp đô hộ, nằm trước mặt dòng sông uốn khúc chảy ngược. Cuối làng là ngôi đình cũ kỹ phủ đầy rong rêu. Được bao bọc bởi hai nhánh sông, nhánh sông cái nước trong như mắt mèo, ngược lại nhánh kia nước đục phù sa, chảy ngược nguồn để cùng hòa nhập với sông cái dẫn ra cửa biển. Người dân quê tôi chân lấm tay bùn thắm đượm tình quê mộc mạc, đơn sơ.
Bức tranh làng tôi luôn được tô vẽ trong ký ức, vì vậy mà cho dù sống trên nước Mỹ, đất nước lý tưởng của cờ hoa và ngàn hoa khoe thắm, hoa tự do, cũng như hoa ngoài đời, tôi vẫn không thể nào quên được cảnh làng quê xưa với hương thơm mùi sữa của những bông lúa nặng trĩu.
Trái ngược với nơi tôi đang sống, xe cộ tấp nập, xa lộ chằng chịt là cuộc sống làng quê xưa thanh thản nhàn hạ, với những con đường đất rợp bóng tre xanh mát.
Đối nghịch với hình ảnh các bà đầm Mỹ ú na ú nần, tóc uốn, môi son trong sắc diện sặc sở, tay xách bóp đầm lăng xăng trong các siêu thị, là dáng bà ngoại tôi thanh mảnh, gầy còm theo thời gian, trong bộ đồ bà ba thẫm giản dị với búi tóc bạc, khoác hờ chiếc khăn vải mỏng màu nâu, ngày ngày cậm cụi với những công việc nhà đơn điệu như thổi cơm, quét rác. Hình ảnh ngoại tôi lặng lẽ ngồi têm trầu, nhai trầu, lơ đễnh nhìn đàn gà lích chích mỗ tấm, mổ ngô luôn trở lại với tôi.
Trong cuộc sống hiện nay, có những chiều mùa thu theo chồng câu cá trên sông dọc theo xa lộ 160 dẫn về thủ phủ Sacramento, tôi cảm nhận cái bao la bạt ngàn của dòng sông nơi đây, "bạt" đến nỗi thấy mình quá nhỏ nhoi, như lạc lõng giữa bầu trời xa lạ.
Như một thói quen vô thức, tôi soi mình xuống dòng sông, và chợt nhận ra rằng, đây không phải ánh nước thân quen ngày nào. Dòng sông quê tôi nước trong xanh lặng lẽ, phản chiếu mắt tôi long lanh như có nắng. Những ký ức chợt đến khi mùi hoa dại hệt mùi hoa mắc cỡ đâu đây cứ quấn quít làm gợi lên nỗi nhớ quê nồng nàn, da diết trong tôi. Tự hỏi, không biết sông xưa có chờ, có đợi, có thấu được tình yêu của người viễn xứ dành cho sông không"


Oâi! con sông đã tắm cả tuổi thơ tôi, không biết sông có giữ ngày, giữ tháng, giữ những kỷ niệm ngày ấy khi còn là cô bé con ở truồng tắm sông, mỗi trưa hè cùng trẻ con hàng xóm trốn mẹ ra đây đùa với nước hoặc gấp những con thuyền giấy nhỏ xíu thả xuống dòng sông.
Ước gì được trở về ngồi bên dòng sông xưa quen thuộc, thân yêu. Giờ này, dù đã qua rồi thời bé con, nhưng chắc chắn tôi vẫn muốn ngụp lặn trong dòng nước, nhắm nghiền mắt để tận hưởng cảm giác mát mẻ như ngày nào.
Rồi những lần bị cuốn hút trong ánh đèn muôn màu chớp nháy giữa những tiếng nhạc Rap, nhạc Pop, nhạc disco.. . là lúc mà chính tôi tìm thấy và cảm nhận một khoảng trống sâu tận đáy lòng rằng quê hương tôi, tâm hồn tôi không ở nơi này, quê hương tôi còn đó. Khi khoảnh khắc của những điệu nhạc này vừa khép lại, tôi bỗng thèm thuồng được nghe lời ru của mẹ, ca dao của bà vẫn thường hát ru tôi bên ngọn đèn dầu leo lét, dường như vẩn còn văng vẳng trong ký ức không bao giờ phai nhạt.
Đời sống lưu vong, ngày ngày đối diện với cuộc sống khẩn trương, gấp rút.
Cứ 4 giờ rưỡi sáng là tiếng đồng hồ báo thức vang, vội vùng dậy để sửa soạn đi làm. Tôi liên tưởng, cũng vào giờ này, khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang, giáo dân thanh thản đi lễ sáng cầu nguyện cho một ngày "hôm nay lương thực hằng ngày"
Cùng với nhịp sống văn minh ở đây, kỹ thuật, xe cộ….. . di chuyển với một vận tốc nhanh đến chóng mặt, tương phản với hình ảnh của những cỗå xe bò rục ra rục rịch chở đầy ấp những bó lúa nặng trĩu trên đường quê về đến sân phơi.
Ở xứ sở của hamburger, hot dog, beef steak nàymà riêng tôi vẫn thấy mùi vị món ăn nào quyến rũ hơn là mùi cá trầu nướng trui. Với tôi, vị ngọt của coca cola làm sao sánh bằng hương vị ngọt ngào của nước mía đường thắm đượm tận đáy họng.
Tìm đâu những âm hưởng quê hương như tiếng võng đưa kẽo kè, kẽo kẹt, tiếng gió xào xạc trong lũy tre, tiếng chó sủa sáng trăng, gió mát vi vu, mây trôi, nắng hạ, khoảng trời xanh, chiều vàng nhạt nắng...
Ở nơi xa xư,ù xuân, hạ,ï thu, đông cũng khác bên nhà. Ngày trở về chốn cũ, chắc chắn tôi sẽ đi dưới những lũy tre từ đầu làng cho tới cuối xóm để nghe lại âm hưởng rạt rào, sẽ thả hồn theo dòng sông nước biếc để mặc cho gió vỗ về, sẽ ngồi ngắm sao dưới mái hiên giáo đường để hồn dâng cao vút, sẽ cuộn mình trên chiếc võng đong đưa để nghe tiếng cọt kẹ của bụi tre, tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè, sẽ ăn các món ăn của bà, của mẹ, của quê hương.
Dòng đời nổi trôi, tôi đang bơi trong hai dòng nước ngược nguồn để tìm về nơi chôn nhau cắt rốn. Mọi ngày, tôi như cố tìm mối đồng cảm, tương đồng nơi đây và bên đó. Mặc cho đời sống đổi thay, mặc cho gió dạt, nắng xô, ký ức này luôn tồn tại trong tôi, “như canh rau muống, như cà dầm tương".
Tuy nhiên, tôi vẫn cảm nhận rằng cuộc đời đã ưu đãi và công bằng cho tôi khi sống trên đất nước cờ hoa tự do này. Cảm tạ Người, nước Mỹ ơi! cho tôi cơ hội thưởng thức vẻ đẹp tự do cũng như vẻ đẹp văn minh ở đất nước ngàn hoa này.

Jacqueline Doan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến