Hôm nay,  

Ngày Ấy Và Bây Giờ

29/06/200500:00:00(Xem: 105540)
Người viết: JACKDOTE
Bài số 775-1354-200-vb3062805

Người viết tên thật là Jacqueline Doan, sinh năm 1971, cư dân thành phố Concord, California, nghề nghiệp: nurse. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của cô. Tựa đề chính là “Tư tưởng tôi ngày ấy và bây giờ”.
*
Chúng tôi yêu nhau suốt thời sinh viên, mối tình đầu đơn sơ, trong trắng không vướng bận đến tư tưởng chính trị nào. Thế nhưng, vì nghịch cảnh xuất thân của hai gia đình - anh con nhà có công với Cách Mạng; tôi con gia đình ngụy quân, ngụy quyền, gia đình có nợ máu với nhân dân, gia đình phản quốc - Tôi phải xa anh, lấy chồng.
Ngày tôi lên chín, ba tôi dắt theo hai anh tôi vượt biển sau 5 năm cải tạo tập trung. Lần lượt, các cậu, cô, dì, chú, bác tôi cũng bỏ nước ra đi, để lại mẹ tôi bấy giờ chăm sóc hai con dại cùng hai bà mẹ già.
Tôi còn nhớ, có lần với giọng trầm buồn, mẹ nói: "mẹ lấy ba con tới bốn mặt con, nhưng chẵng bao ngày tháng bên nhau, chiến tranh, giặc dã, cải tạo, vượt biên.."
Tôi thương mẹ quá và dường như đọc được những nỗi đau, nỗi cô đơn tiềm ẩn bên trong đôi mắt buồn u uất mà rất ít khi thấy mẹ cười. Tôi tự hỏi : " phải chăng gánh nặng hai vai mẹ đang mang, phải chăng sự chia cắt chồng, con, anh, em bà con ruột thịt đã làm cho mẹ căm hờn Cộng Sản đến thế.
Thế rồi, một hôm mẹ bảo : "mẹ sẽ gả con lấy chồng đi Mỹ, mẹ đã bàn bạc sắp xếp với gia đình người ta rồi, ngày mốt anh ấy về, và đám cưới sẽ tổ chức vào Chủ Nhật tuần tới..". Tôi mắt ngấn nước, ngập ngừng nói: "lấy chồng".. con, con chưa chuẩn bị.." Mẹ nghiêm mặt nói: "con chưa chuẩn bị, hay con còn thương cái thằng vô thần. Cách Mạng đó" Mẹ không bao giờ chấp nhận cái quân đó bước vô gia đình này.”
Sau một lát im lặng, mẹ nhỏ giọng: "ảnh là con nhà có đạo, con sĩ quan cao cấp trước 75, rất xứng xui, xứng gia với gia đình mình".
Tôi khóc, mẹ không khóc, mắt mẹ rộng thênh thang và buồn hun hút.
Thế là tôi ngoan ngoãn vâng lời. Buổi tối trước ngày thành hôn, tôi đốt đi hàng trăm lá thư anh viết từ Sài gòn khi đang theo học kinh tế tài chánh. Chúng vẫn còn mới nguyên, thơm mùi giấy học trò, có cả tấm thiệp Noel mà tôi mới nhận cách đó hai tuần.
Tết Nguyên đán 1994, anh trở về ghé thăm tôi, sau phút giây ngậm ngùi tôi nói: "Xin lỗi anh, em đã lấy chồng" rồi chẳng nói thành lời, để mặc cho nước mắt cứ tuôn dài. Một lát lặng thinh, anh buồn bã nhìn tôi bảo: "Cầu chúc em được hạnh phúc".
Thời gian trôi, tôi định cư ở Mỹ sau gần 3 năm thành hôn. Anh bây giờ cũng đã công thành danh toại, là kế toán trưởng trong một tổng công ty đầu tư với nước ngoài.
Sáu tháng sau ngày định cư, trở lại Việt Nam, gặp lại tôi, anh hỏi: "em có hạnh phúc bên chồng và vui nơi xứ người không"" Tôi mơ hồ lắc đầu: "hạnh phúc hay không thì em không biết, nhưng em không cùng tư tưởng với chồng".
Người chồng tôi thường nói "... Ba năm sống trong tù cải tạo Cộng Sản, anh càng thấy rõ bộ mặt ghê tởm của chế độ Cộng Sản, một lũ lưu manh, lừa bịp, dối trá, gian xảo, là con dao hai lưỡi... là bọn vắt chanh bỏ vỏ. Những năm tháng tha phương, càng nghĩ càng thương dân tộc Việt Nam mình bấy nhiêu.. tại sao người Việt mình phải tha phương xứ người, từ bỏ quê cha đất tổ, cội nguồn, vượt biên chết chóc, dân tộc trong nước đói khổ.. . sống dưới chế độ Cộng Sản, dân tộc mình sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi.." Đó là những tư tưởng và nỗi bâng khuâng không cách nào gột bỏ được từ ý thức và quan điểm của chồng tôi, cứ thế tuôn trào mỗi khi có dịp trò truyện hay tranh luận với tôi.
Phần tôi, ngày ấy, là con gái mới lớn, nhìn vận nước đơn giản lắm: chiến tranh nào chả có người thắng, kẻ bại, người thắng làm vua, kẻ thua làm giặc... nước mình nghèo thì tỵ nạn kinh tế kiếm kế sinh nhai.


Thời gian dần trôi, chồng tôi là người trực tiếp thay đổi tư tưởng, xoay chiều quan điểm và cách nhìn của tôi về chế độ Cộng Sản.
Trong thời gian theo học College, tôi đã thích thú tìm hiểu đường lối và chính sách của Cộng Sản qua nhiều taì liệu tiếng Việt, cũng như tiếng Anh. Nhờ theo dõi các thông tin, từ những "câu chuyện thời sự" đến các bài bình luận, tường thuật trên báo chí, phát thanh Việt ngữ, dấn dà tôi mới thấu hiểu là Việt Nam hiện nay không có tự do, dân chủ và nhân quyền.
Thời gian cứ trôi, cứ trôi. Thỉnh thoảng, tôi vẫn liên lạc với anh qua email hoặc Yahoo Messenger (chatting), những lời thăm hỏi vu vơ dần dần được thay thế bằng các chủ đề về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận... cho Việt Nam. Điều này mới đầu làm anh rất “dị ứng”. Trong một email gởi đến tôi, anh viết: "Đó là những câu chuyện nhảm nhí,mà anh không bao giờ muốn nghe."
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên cho tôi, anh, khi đó, cũng giống như bao tuổi trẻ Việt Nam bây giơ,ø nào biết quan tâm đến tình hình chính trị xã hội trong nước, nào biết đến cái nhục của một đất nước độc tài, tham nhũng, dân chúng nghèo đói tới mức phải tự nguyện bán thân làm nô lệ đủ kiểu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... Sống trong vòng bưng bít của chế độ dối trá, làm sao anh biết lên tiếng đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam, nào biết rơi nước mắt thương cho đồng bào đang còn sống trong áp bức, bóc lột của Cộng Sản.
Tôi tự nhủ: "ở bến bờ tự do, em không thể làm ngơ trước sự "lầm lỡ" của anh cũng như tuổi trẻ Việt Nam ngày nay. Với thời gian, bằng mọi cách một phần nào, em sẽ làm thay đổi quan điểm, cách nhìn của anh về chế độ độc Đảng, độc tài, độc quyền của chế độ Cộng Sản Việt Nam."
Mùa Xuân 2004, tôi nhận điện thoại và được biết anh đang công tác ở San Francisco, được biết anh cũng lấy vợ con đảng viên cao cấp. Bây giờ anh đã là phó giám đốc một tổng công ty, đồng thời là một cộng tác viên của tờ báo Tuổi Trẻ. Tôi hỏi: "Anh có hạnh phúc không"", anh trả lời: "Anh không nói là anh đang có cuộc sống hạnh phúc, anh và vợ mâu thuẫn nhau về tư tưởng."
Vào dịp 30 năm tháng Tư đen năm nay, trong email gởi đến, anh thổ lộ: "vào dịp này, anh được nghỉ phép gần 10 ngày, nhớ đến em, nghĩ đến tình hình đất nước hiện nay, cùng một nỗi ray rứt như em thường tâm sự, anh bây giờ mới nhận thức được Việt Nam cần phải có tự do, dân chủ, tự do báo chí, và tôn trọng nhân quyền. anh nào biết rõ tình hình chính trị trong nước. Qua những email và bài viết em gởi, về Luật sư Lê Chí Quang, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh.. đã giúp anh thấy được mặt trái của phiên bản.
Anh nói anh đã đi nhiều nước, học hỏi nhiều điều, giờ đây anh đã hiểu ra được là không có tự do, dân chủ, và nhân quyền, nước Việt Nam không thể vươn lên mạnh mẻ, tiến nhanh, tiến mạnh như chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra được; Dân tộc Việt Nam giống như những con chim bị nhốt trong lồng, không tận hưởng được tự do, hạnh phúc thật sự."
Vậy là cũng như tôi, tư tưởng của anh đã thay đổi, đã nhìn ra bộ mặt thật của chế độ đã sinh thành ra anh. Tôi ước mong tuổi trẻ tại Việt Nam bây giờ cũng thức tỉnh như anh, và sẽ không tiếp tục làm ngơ cho chế độ độc tài đàn áp dân tộc Việt Nam.
Là những thanh thiếu niên yêu nước, yêu dân tộc, yêu lý tưởng tự do, chúng ta hãy đại diện cho hơn 80 triệu đồng bào nói lên tiếng nói tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền.
Tôi bây giờ, đã không còn khóc cho một hôn nhân vội vã hay khóc cho mối tình đầu không thành.
Những giọt nước mắt bây giờ đã đọng lại trong đáy tim thổn thức vì vận nước còn đang cần tiếng nói tranh đấu của lớp người trẻ như tôi, để những cánh chim bị nhốt trong lồng sớm được tung bay dưới vòm trời tự do, dân chủ và nhân quyền.

JACKDOTE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến