Hôm nay,  

Kỳ Ân

25/06/200500:00:00(Xem: 140752)
Người viết: TRÂN NGUYÊN
Bài số 772-1351-197-vb4062205

Tác giả Trân Nguyễn sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Chuyện Cấm Đàn Ông”, kể những chuyện vui về quí ông. Bài thứ hai là một chuyện tình trong khung cảnhÙ tại các bệnh viện lớn tại Hoa Kỳ. Lần này, vẫn từ khung cảnh bệnh viện, là một chuyện tình tay ba đầy mộng mơ lý tưởng, có dấm chua mà vẫn có hậu ngọt.
*

Một chút mưa đêm qua vẫn đọng lại trên những kẽ lá ngoài kia. Dung Nghi khẽ vén màn nhìn ra cửa sổ. Ánh trăng sáng sớm vẫn còn mờ tơ xa xa, cảnh vật đẹp vời vợi. Có cái gì len lén đi vào trong hồn mà suốt đêm qua và cả mấy đêm trước nữa, Nghi đều không ngủ được.
Nhập viện đã ba hôm với cơn viêm ruột thừa cấp tính phải làm giải phẫu, vết thương còn tươi rói mà sao Nghi chẳng thấy đau. Cái nhói rát lại lâm râm ở chỗ khác. Nghi để tay lên ngực trái, kéo chăn lên tận cằm tựa vào thành giường, mắt đăm đăm mở về một hướng.
- Chào Dung Nghi, bữa nay khoẻ lại chưa" còn choáng váng không"
Nghi bất giác quay lại nhoẽn cười:
- Bác sĩ Trần, chào... anh.
- Sao không ngủ thêm một lát, hãy còn sớm mà. Nay... còn chỗ nào không khỏe"
Dung Nghi lắc đầu:
- Dạ ... không. Chỉ vừa trải qua một cơn mơ.
- Ác mộng hở" Nói tôi nghe, em mơ thấy gì"
- Thấy ... bác sĩ Ninh.
Anh cười, cái cười vừa ngọt dịu vừa pha chút ngập ngượng của một người đàn ông ít tiếp xúc với con gái, và tất nhiên là không bao giờ biết cợt nhả với phụ nữ. Cái cười chừng mực, không hở miệng... không hiểu sao làm Nghi ngây ngây.
Bác sĩ Trần Sĩ Ninh nămnay đã gần 40 tuổi, người đã làm phẫu thuật cho Nghi. Lần đầu tiên mở mắt ra gặp anh trong phòng hồi sức, anh cũng đã trao cho Nghi một nụ cười y hệt hồi nãy, anh mặc y phục phòng mổ, gương mặt điềm đạm, khả ái, y như anh sanh ra chỉ để làm lương y vậy đó.
Nghi xỏ dép, anh đỡ Nghi xuống giường:
- Đi bộ một lát cũng tốt cho vết mổ đó Nghi. Nhưng mà tuyệt đối không được cười, không được ho...
Nghi tinh nghịch:
- Không được nằm mơ!
Anh lại cười. Không hiểu sao cái cười của anh lại đi vào giấc mơ của Nghi nhiều lần đến như vậy. Gương mặt anh với cái tròng kiếng cận loang loáng mà như Nghi đã gặp đã ở đâu rồi (") Anh cũng nói một câu y hệt với Nghi:
-Nụ cười Nghi anh gặp ở trong mơ rồi, Nghi ơi.
Ngày xuất viện, anh tặng bông hồng cho Nghi, những cánh hồng e e ấp ấp... Nghi thầm cảm ơn cơn đau ruột thừa mình vừa mới trải qua. Anh cho 2 tay vào túi áo blu, đi bên Nghi không nói gì. Nghi cũng bước từng bước chậm, nóng bừng, bẽn lẽn.
Ba của Nghi dường như cũng thưởng thức và "chấm điểm" vị ân nhân cứu mạng của Nghi, nên cố tình lùi lại phía sau. Nghi rầu rầu:
- Nghi chưa muốn xuất viện.
- Anh cũng vậy!
Giọng anh tha thiết, cẩn trọng:
- Anh có thể thăm Dung Nghi không"
Nghi không trả lời chỉ hỏi lại:
- Mà anh có chắc là sẽ đến thăm Nghi không"
- Nhất định. Đôi mắt anh quyến luyến bước chân cô.
-Bao giờ"
- Ngày mai!
Nghi giật mình đánh thót, nhưng rồi khẻ cười đằm thắm, Nghi đưa tay rờ lên má mình bối rối đến đỏ ửng.
Nghi không đẹp lắm, nhưng có cái cười tươi mọng, ngọt ngào như thứ trái cây vừa chín tới. Nghi cười bằng môi, bằng mắt bằng tóc tai, tay ngón...
Nghi làm việc ở bộ phận lồng tiếng, thuyết minh.....film hoạt họa Cartoon cho một hãng film không nổi tiếng lắm. Nếu Nghi đẹp tuyệt trần thì đã làm diễn viên rồi. Nhưng tiếng nói hồn nhiên, trong trẻo, nụ cười tươi mọng đó, ai gặp một lần cũng sẽ khó quên.
*
Bác sĩ Ninh quay trở về phòng, lòng ngỗn ngang. Lật trang sách đầu tiên ra đọc, gương mặt Dung Nghi với nụ cười nồng nàn, thân thương hiện ra. Chàng đưa tay vuốt đầu tóc đã điểm bạc, gần 40 tuổi đầu, sự nghiệp, cơ ngơi vững chắc, lúc nào cũng có 5,7 cô y tá xinh đẹp vây quanh. có người nói anh "hâm" và quá kén chọn. Nghĩ đến đây anh phì cười một mình: Anh đâu có kén, ai biểu Nghi không chịu đau ruột thừa sớm hơn.
"Ai biểu Nghi không chịu đau ruột thừa sớm hơn!" Cái lối tỏ tình kỳ cục, sặc mùi nhà thương... được anh ghi ghi, chép chép cẩn thận trong một cái thiệp nhỏ, phong bì có dính đầy rơm lá và những cánh hoa ép khô, tự tay anh làm cho Nghi. Cuộc đời 40 năm sách vở của anh, mổ xẻ cả ngàn con bệnh hiểm nghèo, vậy mà chưa gao giờ anh run tay như lần này. An cứ hý hý, hoáy hoáy, tân mân tỉ mỉ suố 2 đêm. Tim anh rạo rực, thổn thức từng cơn. Không ngờ, cô bệnh nhân bé xíu, xinh xắn đã "cải lão, hoàn đồng" cái lão bác sĩ Ninh ít cười, ít nói rồi.
Cái khuôn thiệp tỉ mỉ, mảnh mai dễ thương như vâäy, mùi hương đượm nồng như vậy, lại cái lối tỏ tình "bác sĩ" như vậy, làm sao Nghi nỡ từ chối.
Nghi chờ và cứ chờ... Vậy mà anh cứ trực gác, chạy phòng cấp cưú liên miên, chẳng đêm nào anh được ngủ thẳng giấc. Nghi cũng vậy, Sau kỳ giải phẩu, Nghi thao thức liên miên, ngồi đếm sao trời...
Sáng đó Chủ Nhật, Anh tới chào hỏi ba của Nghi, rồi xin phép đưa Nghi ra ngoài. Anh nắm tay của Nghi lôi đi, y như là Nghi đã...., anh cứ điềm tỉnh thản nhiên đi từ dấu chấm này qua dấu phẩy khác một cách trôi chảy, Nghi chẳng những không trách mà bất cứ điều gì anh làm Nghi cũng đều say mê.
Anh cũng vậy, vừa lái xe vừa nhìn vào kiếng chiếu hậu "Trên đời này có người nhỏ nhắn, trong trẻo, dễ thương như một chú chim non vậy sao""
Nghi hỏi " Mình đi đâu""
- Đi hứng mưa, hứng nắng, hứng những cảm xúc tuyệt vời, Nghi chịu không"
Nghi nhìn anh trân trân:
- Giây phút này anh không giống Bác sĩ phòng mổ. Anh Ninh giống...giống...(Nghi nhíu mày ngẫm nghĩ)
- Giống... người tình của Nghi, đúng không"
Chỉ một ngày ở bên nhau thòi, mà sao hai người cứ cảm thấy như đã yêu nhau lâu lắm rồi. Anh cũng không tin rằng mình muốn cầu hôn ngay từ giây phút đó. Anh tặng cho Nghi một con Thiên Nga xinh thật xinh bằng thủy tinh, vì Nghi có chiếc cổ cao, trắng ngần, lại yểu điệu, ẻo lả giống y con Thiên Nga ngoẹo đầu, ngoẹo cổ kia. Phía dưới có khắc cẩn thận 2 chữ "be mine!" (hãy thuộc về anh). Nghi cầm nó mân mê, ngắm vuốt, lung linh trong lòng bàn tay, tim cô tung tăng những giai điệu hạnh phúc. Nghi kéo tay anh chạy bay ra sân. Tiết trời se lạnh, bông hồng đẹp vời vợi. Nghi nắn nót từng nét chữ "I”, vẽ một hình trái tim và viết thêm chữ U" trên lớp bụi xe của Ninh, rồi toan chạy biến. Nhưng anh giữ tay Nghi lại, hôn Nghi trước cửa.
Chờ có giây phút ấy, mà sao đôi chân Nghi như có lò xo, thoát một cái đã chạy biến lên lầu, ngồi khư khư ôm búp bê Như Như vào lòng cho đỡ bối rối. Mãi một lúc lâu, Nghi mới rón rén vén màn nhìn xuống, tìm kiếm 3 chữ thân thương cô vừa viết trao anh. Chiếc xe của Ninh vẫn còn đó, anh nheo mắt vẫy cười với Nghi rồi chui vào xe.
Yêu nhau như vậy, mà cũng có ngày Nghi bừng bừng nỗi giận, khó như mưa tuôn , đòi "thôi" bác sĩ Ninh. Nghi mếu máo tuyên bố sẽ chẳng bao giờ làm đám cưới với...bác sĩ phòng cấp cứu, trực gác liên miên, rồi mấy cô y tá cứ xoắn lấy "làm tình làm tội" nửa đêm, nửa hôm "cơm bưng, nước rót", lấy khăn tay chậm mồ hôi....Nghi không cần chờ đến già, sẽ đau tim mà chết...sớm!
Cô y tá tên Loan gì đó, viết thư tỏ tình bỏ vào túi áo blu của Anh. Anh thấy tội nên... viết thư trả lời lại. Ai biết Ninh nói thật hay bày trò để chọc Nghi. Nhưng làm Nghi giận khóc sưng cả mắt. Ninh nựng nựng Dung Nghi.
- Thôi chết, Nghi bắt đầu biết ghen rồi (!)
Nghi hất mặt:
- Còn lâu!
Bác sĩ Ninh mượn bàn tay của búp bê Như Như mà Nghi yêu thích để làm hòa và tròng lên đó một chiếc nhẫn cầu hôn, với mấy dòng chữ: "Nghi có muốn trở thành bà bác sĩ ghen tuông trong film Lôi Phong không""
Nghi đọc xong: Xí.... dài một tiếng nhưng rồi khẽû cúi hôn. Giây phút này thật dễ thương và thiêng liêng quá. Nghi lại đọc, lại rờ, lại vuốt mấy chục, mấy trăm lần nữa, rồi mới cẩn thận xếp bức thư nhỏ bỏ và saving box, xỏ nhè nhẹ chiếc nhẫn rất là vừa vặn vào ngón tay áp chót của Nghi.
Chìm vào giấc ngủ đê mê hôn lễ, Nghi thấy mình làm cô dâu của Ninh, xúng xính áo dài, khăn vấn, dịu dàng e ấp đoan trang.
*
Rồi cũng đến ngày:
“Trang trọng báo tin lễ Thành Hôn của con chúng tôi
Quí Nam
Trần Sĩ Ninh
Đẹp duyên cùng
Ái nữ
Tôn Nữ Dung Nghi.
Hôn lễ sẽ được cử hành tại.....”
Đêm huyền diệu, ánh trăng lấp lửng đầu non. Phòng ngủ của họ nhìn ra một con dốc dài chạy thẳng lên núi. Nghi rất thích nằm khoanh trong lòng chồng như một con mèo, tựa thềm cửa sổ nhìn ngắm sao trời. Đêm nào Ninh không đi trực thì y như rằng con mèo Dung Nghi cũng nằm thiếp ngủ trên bệ cửa sổ dựa vào ngực chồng đến nửa đêm, trên tay còn cầm một mớ sao trời đi vào giấc mơ, miệng cười hiền lành, mãn nguyện.
Ninh bế "con mèo nhỏ" vào phòng, đặt xuống giừơng gượng nhẹ, bật ngọn đèn nhỏ ngắm nhìn, thương yêu.
Lúc gần đây bế Nghi có phần nặng hơn, thân thể tươi mọng của Nghi căng sưng hơn trước. Kinh nghiệm nghề nghiệp cho Ninh biết sắp sửa có tin vui. Anh nhớ Dung Nghi trinh nguyên, ngây thơ, ngày đầu làm cô dâu: Nghi, Nghi muốn anh hôn chỗ nào"
Nghi nóng bừng chín thẹn, đỏ au, bối rối quay mặt vào vách. 10 ngón tay anh len lỏi tìm kiếm yêu thương, mân mê từng cánh hoa mắc cỡ, tâng tiu, gượng nhẹ. Bông hoa biến thành những múi dày ngọt, chín mọng theo thời gian, mùi hương nồng nàn quyến rũ.
- Nghi tuyệt vời của anh!!..
- Anh tửơng vậy thôi (Nghi cười thèn thẹn) Anh mới là làm cho người ta mê đắm.
Ninh thọt lét Nghi:
- Bây giờ Nghi còn ....giỏi hơn "thầy" của Nghi nữa.
Nghi nhột nhạt, dụi tóc, dụi tai vào ngực chồng đê mê....
Có thể nói, Dung Nghi sanh ra dưới ngôi sao đẹp, mặc dù mất mẹ sớm, nhưng tất cả tình thương của Ba và những gì ông có được đêù cưng chìu và tiêu xài trên mình của Dung Nghi, mà cô cũng yêu Ba rất mực.
Rồi đến lúc làm cô dâu của Bác sĩ Ninh cũng vậy, Nghi lúc nào cũng được nâng nuông, nhõng nhẽo, nhởn nha rong chơi.
Buổi sáng tiễn chồng ra cửa, Nghi quay vào trầm mình dưới dòng nước mát, nhìn ngắm bầu trời tươi xanh đầy hứa hẹn, lẩm nhẩm:
"Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch bát tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân"
Bác sĩ Ninh cũng xây hồ cho Nghi, chỉ có hồ bơi và Jacuzzi của Nghi không phải là hình bán nguyệt mà thôi.
Hong tóc cho khô, Nhi cài chiếc băng đô màu hồng ngọc, cùng với chiếc váy Varsace hợp thời trang tung tăng trong nắng sớm. Cô cho xe dừng lại ở một nơi phố thị sầm uất, nơi nhan nhản những cửa hiệu bán áo quần, giày dép, ví bóp kiêu kỳ sang trọng bậc nhất thế giới. Nghi nhởn nha nhìn ngắm, săm soi, tẩn mẩn thỏa thuê....
Nắng buổi sáng tràn ngập những dấu chân chim, Nghi đưa những ngón tay lòn vào những lọn tóc xõa mềm trên vai, cảm giác sao yên bình quá đỗi. Nghi muốn bấm phone hỏi chồng ăn cơm chưa, làm việc có mệt không" Rồi Nghi cũng sẽ nói như reo lên: Ninh ơi, Nghi yêu anh, Nghi yêu anh. Nhưng nhìn đồng hồ chưa được 11h, còn phải hơn một tiếng nữa.
*

Sanh Như Như ra, Nghi còn được chồng yêu thương gấp bội như một nàng công chúa. Chàng mướn người đến dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc cho cả mẹ lẫn con, để Nghi mau lấy lại sức và rảnh tay tha hồ chơi vơí con. Như Như xinh đẹp, mũm mĩm, có hàng mi cong y như búp bê Như Như ngày xưa của Nghi chơi.
Từ ngày có Như Như, Nghi ít ra ngoài hơn. Quanh quẩn trong nhà và chơi với con mãi cũng chán. Những lúc Như Như ngủ Nghi chẳng biết làm gì, vườn bông đã có người chăm sóc, giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp cũng đã có người chu toàn. Nghi bỗng nãy ra ý định viết văn.
Ừ, Nghi sẽ dành thì giờ để mà viết văn, Nghi sẽ làm cho Ninh ngạc nhiên. Nghi sẽ viết về thần tượng của cô, một bác sĩ tài giỏi, học cao hiểu rộng, nho nhã, lịch lãm tuyệt vời và lúc nào cũng cho Nghi cảm giác ân cần, nồng nàn và mê đắm.... Nghi sẽ viết về mối tình đầu mà cũng là duy nhất trong đời của Nghi,trong đó có dao kéo, bông băng, phòng mổ, tiếng hụ còi xe cấp cứu và cơn đau ruột thừa....
Mấy tháng rồi Nghi cứ hý hoáy mà câu chuyện chẳng thành hình, mở đầu đã thấy tập tểnh, cà nhắc, gượng gạo làm sao đó. Thật là không dễ như ban đầu Nghi tuởng. Nghi nhớ một người nào đó đã nói, phải lắng sâu tới tận cùng của đau khổ, thì mới có cảm xúc mãnh liệt để mà viết lách. Cuộc sống của Nghi quá an nhàn đến đơn điệu thì tìm đâu ra chất xúc tác. Nghi cần phải có thêm thời gian để học hỏi, tham khảo, trau dồi, rèn luyện....
Nghi ôm từng đống sách cũ, sách mới từ thư viện về, nghiền ngẫm từ nhà văn nổi tiếng đến những người chưa có chút tiếng tăm. Từ nguyệt san văn nghệ, báo văn, tuyển tập hoa tình yêu, kỷ nguyên mới, biển đông, tình nhân.... Nghi đều để thật nhiều thì giờ và tâm sức vào đó.
Nằm, ngồi, nghiêng ngả, chống cằm, tựa đầu, đủ mọi tư thế trên chiếc võng Hawaii to bành, ngày qua ngày, Nghi càng đọc càng tìm tòi, càng say mê.
Có một cây bút làm cho Nghi hết sức ngạc nhiên đền chấn động. Lẽ nào, trên đời này lại có một người có y hệt những lời lẽ, suy tư, cảm xúc, tâm sự giống Nghi. Giống y như thể người ấy viết dùm cho Nghi vậy (ờ mà Nghi cũng chẳng đoán ra tác giả là nam hay nữ) bút hiệu chỉ có hai chữ "Nguyên Tịnh" làm Nghi thắc mắc ("). Nhưng hình như đây là một cây bút mới, giọng văn khá trẻ trung. So với những nhà văn khác, thì Nguyên Tịnh không phải là tuyệt bút cho mấy, nhưng sự tương quan, tương đồng giữa hai người khiến Nghi quan tâm, thiên vị và yêu thích bài vở của Nguyên Tịnh ghê lắm.
Nguyên Tịnh viết "xôi muối mè" lôi cuốn Nghi với vẻ mộc mạc làng xóm, chan chứa gốc dừa, gốc mận, tình quê... Làm Nghi nao nao nhớ ngoại. Chẳng lẽ quê của Nguyên Tịnh cũng ở gần nơi vùng quê của Nghi" Rồi " Những vần anh vũ" về một cô gái tịnh ngôn, ăn mày ngồi trên đồi cỏ xanh, bắt gặp chàng họa sĩ vẽ tranh mình bồng bềnh trôi trên một áng mây, rồi họ yêu nhau như đã hẹn hò từ tiền kiếp.
Rồi "Ân Nhân", "Thăng Hoa", " Đắm đuối", "Màu của máu" tất cả đều vời vợi yêu đương.. Tính cách khí khái của cây bút này rất lạ, rất ấn tượng, nó mang một dáng vẻ êm đềm, thư thái, siêu thoát như chính cái tên của tác giả: Nguyên Tịnh.
Điều làm cho Nghi hiếu kỳ là nhân vật nam nào của Nguyên Tịnh cũng đều mang mắt kiếng. "gọng kiếng trễ xuống nhìn Thiên Thanh đăm đắm", khi thì "mắt kiếng, tóc bạc, nụ cười không hở miệng tất cả đều đáng yêu", hay là "ôi nụ hôn thần tiên, nụ hôn có cặp mắt kiếng cấn vào sống mũi !! ( đọc tới đây Nghi đắc chí cười hinh hích). Rồi mới đây "Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chàng chỉ là độc nhất một đôi kiếng trắng, tất cả đều trùm kín mít với y trang bác sĩ giải phẫu, nhưng chỉ tia nhìn ấy cũng đã đáng yêu vô vàn....", làm Nghi bật cười khi nghĩ đến câu chuyện của Nghi với Ninh. Chuyện thật ngoài đời cũng đẹp không kém gì tiểu thuyết, nhưng Nghi chẳng tài nào viết được. Mà thôi đã có người, bỗng dưng, viết thay Nghi rồi. Đúng là một ngẫu nhiên dễ thương kỳ lạ, mà mỗi khi nghĩ tới, Nghi thấy lòng mình rộn rã vui khó tả.
Kỳ thi viết văn vượt thiên niên kỷ năm 2000, Nguyên Tịnh đoạt giải khuyến khích... chót lẹt! Làm Nghi óc ách, đầy ứ, no căng, mất ăn, mất ngủ suốt cả tuần liền. Đối với Nghi quả là không công bằng, ban giám khảo thiên vị và quá coi trọng chủ đề. Chủ đề của Nguyên Tịnh thì lại quá tung hoành, phóng thả.... Yêu một người đã có vợ thì....ban giám khảo Việt Nam nào mà có thể chấp nhận. Nhưng mà tình yêu đó siêu thoát, đẹp lạ lùng, sẵn sàng dâng hiến trong sạch làm thôi miên người đọc.
"Những bông hoa loa kèn mênh mang buồn nơi một góc phòng, cánh hoa đẹp dịu vời, mãnh mai mà cứng cỏi. Thế là cô đã xa anh thật rồi: Xin cầu chúc ngày thường yên ả mãi, cầu chúc bát lành năm tháng vẫn lành nguyên" (*)
Đối với Nghi, gượng ép, gò bó, khuôn khổ chung quanh một chủ đề nhất định nào đó là vô hình bóp chẹt cái lãng mạn của văn chương. Nghi tự nhiên, ngang xương, ghét cay, ghét đắng cái người đoạt giải nhất, từ chủ đề đến giọng văn của ông ta đều cẩn trọng, nghiêm túc, chắc hẳn ông ta phải là một người đạo đức, một kẻ mô phạm, một.... Nghi thở dài.
Nghi tự nhiên muốn trút tâm sự với một người.... Người đó là Nguyên Tịnh. Nghi tự nhận mình là Diễm Diễm, một người ái mộ văn tài của Nguyên Tịnh và lấy P.O Box ở một thành phố xa xa nhà Nghi. Nghi viết đầy một trang giấy, dễ dàng trôi chảy hơn là viết văn nhiều. Chính Nghi mà cũng còn ngạc nhiên với chính mình (Vì từ ngày làm cô dâu của Ninh và cả trước kia, bản tính Nghi hơi khép kín, ít bạn, một vài cô bạn làm chung trước kia, nhưng chỉ dừng lại ở chỗ xã giao, Nghi ít khi nào thổ lộ bản thân hoặc bộc bạch tâm sự) Vậy mà Nghi làm một..... hơi như là biết người ta lâu lắm rồi với Nguyên Tịnh kể cũng lạ!
Lạ hơn nữa là Ninh luôn nuông chìu sở thích của Nghi, phải nói là Nghi ước gì có đó, sao trên trời nếu Nghi muốn, chắc anh cũng tìm đủ mọi cách mà hái xuống cho Nghi. Anh biết Nghi mê Quỳnh Giao, Thùy An..... Những chuyện hoa xanh, hoa tím với ảnh bìa dễ thương của ViVi từ hồi còn đi học anh sưu tầm cho Nghi nhiều lắm, mà chính anh cũng yêu tranh vẽ của Vi Vi nữa, vì Vi Vi hay vẽ "lỗ mũi huếch huếch giống Dung Nghi". Vậy mà, không hiểu sao Ninh xem chừng rất ác cảm với Nguyệt san Tình Nhân, tờ báo mà Nguyên Tịnh thường xuyên cộng tác. Chẳng phải là Ninh ghen, vì Ninh nào biết Nghi viết thư và đặc biệt yêu thích Nguyên Tịnh. Mỗi lần ngồi ngắm sao trời cùng với Ninh, Nghi khẻ đọc những dòng viết về mắt kiếng, tóc bạc, phòng mổ của Nguyên Tịnh cho anh nghe, thì anh có vẻ không chút gì quan tâm làm Nghi cũng cụt hứng.
Nhưng mà thôi, anh không thích, thì bao giờ có mặt anh, Nghi cho những tờ báo đó xuống gầm giường. Nhưng mà, Nghi thử đọc một đoạn trong "vườn cau nươcù dâng" của Thùy An, thì Ninh mơ màng lắng nghe, rõ ràng là không phải Ninh không yêu văn chương. Không những thế, anh còn yêu giọng đọc trong trẻo, lôi cuốn của Nghi nữa, anh công nhận "chuyện Thùy An mà phải là Tôn Nữ Dung Nghi diễn đọc thì mới thật là tuyệt vời."
Vậy mà có lầ Nghi đang lấy mails ở hôïp thư thì Ninh về. Cầm tập san Tình Nhân trong tay, Nghi chưa kịp dấu đi, thì anh ôm ghì lấy Nghi hôn ở sân cỏ làm cuốn báo trong tay Nghi rơi xuống cỏ ướt, lấm lem một mảng. Vậy mà anh không nói gì, cũng chẳng xuýt xoa hay xin lỗi Nghi khi nhìn thấy Nghi cầm lên phủi phủi, lau lau.... tờ báo mà Nghi yêu thích. Anh đi thẳng một mạch vào nhà, thái độ băng lạnh lạ lùng của anh làm Nghi rởn óc.
Nhiều lần Nghi cũng tính thôi không liên lạc với Nguyên Tịnh hoặc thôi không order báo Tình Nhân nữa, để tránh những đáng tiếc về sau. Nhưng càng ngày bài viết của Nguyên Tịnh càng xuất sắc, ấn tượng. Cô viết rất thật như đang sống với nhân vật của mình và tâm tình của cô càng giống hệt một....Dung Nghi thứ hai, làm Nghi không nỡ.
Thư đi tin lại, thấm thoát mà "Diễm" và Nguyên Tịnh liên lạc làm bạn với nhau đã hơn nữa năm rồi, trò chuyện tâm sự khá ăn ý. Có lần Nghi hỏi : Nguyên Tịnh là trai hay gái, trẻ hay già" Nguyên Tịnh hóm hỉnh không chịu tiết lộ, mà nói:
- Hãy để nó mãi mãi là một câu hỏi có được không (") có như vậy thì hình ảnh của Diễm, của Nguyên Tịnh sẽ mãi mãi đẹp, đầy sắc màu trong lòng nhau. Biết đâu thực tế phũ phàng, Diễm đồng ý không"
Nghi thấy cũng có lý, biết nhiều quá để làm gì" Biết đâu Nguyên Tịnh không phải trai, cũng chẳng phải gái mà là ..... GAY! Người ta thường có tật, có tài mà. Người quá xuất chúng thường xấu xí, lập dị, khó coi không phải đó sao. Nghi bỏ hẳn ý định viết văn.
Hobby của Nghi bây giờ là đọc và bình phẩm những tác phẩm của Nguyên Tịnh. Nguyên Tịnh công nhận: Diễm là người phát biểu trúng phóc cảm xúc của Nguyên Tịnh khi viết văn. Nghi cũng nghĩ 2 đứa sao mà "sinh đôi" từ tâm tưởng, sự yêu thích đến hoài bảo và ước mơ...
Có khi, Nghi phát hiện Nguyên Tịnh đích thực là con gái rồi, nhưng vài ngày sau đó cô lại đọc được những dòng viết quả cảm quyết liệt của Nguyên Tịnh thì suy nghĩ ngược lại..... và cứ thế luân phiên đảo lộn nếp nghĩ của cô, làm Nghi cứ phân vân.
*
Một hôm bế Như Như đi chơi, giữa đường hai mẹ con bị kẹt xe về hơi trễ, tới nhà thì Ninh đã về từ lâu... Đêm đó, Nghi bắt gặp những cuốn tập san của mình dưới gầm giường bị đảo lộn thứ tự.
Kẻ ăn người ở trong nhà nghỉ vacation hết, trong nhà chỉ có mỗi ... Ninh. Anh tìm kiếm cái gì mới được chứ "
Dạo gần đây Như Như đã đi học, những đêm trực gác của Ninh ở nhà thương thường xuyên hơn, bận rộn hơn, những lá thư của Nguyên Tịnh cũng vắng dần và thưa thớt đi. Nghi thấy sao mà trống trải lạ!
Nghi lại lao xe ra phố, sắp giáng sinh rồi, thành phố rực rỡ đèn hoa. Nghi cho xe chạy chậm chậm không rõ mục đích. Nghi muốn tìm kiếm vài món gì đó cho Ninh và cho con. À phải rồi, hay là Nghi làm cho Ninh một sự ngạc nhiên. Cô ghé lại một tiệm bán Gifts and Toys gần đó lựa 20 món quà giống hệt như nhau để tặng cho mấy cô y tá của Ninh, những món quà màu đỏ, cột nơ xanh được gói ghém cẩn thận, xinh xắn... làm Nghi rất vừa ý.
Chiều hôm đó Ninh trực không về nhà, Nghi gọi cho Ba nhờ đón dùm Như Như. Cô thoa son đậm hơn, gài bông tai hợp với chiếc áo choàng lông mới mua rồi ngắm mình trong gương hài lòng.
Ngắm vuốt cũng cả giờ đồng hồ, Dung Nghi mới rời khỏi nhà, cô chợt nhớ tới Nguyên Tịnh. Trời còn sớm, Nghi ghé ngang bưu điện xem có thư của Nguyên Tịnh không và drop cho Nguyên Tịnh một tấm thiệp giáng sinh: "Chúc Nguyên Tịnh luôn xinh đẹp, khỏe mạnh, tình duyên mỹ mãn và có những sáng tác hay.” Đọc xong cô mĩm cười hài lòng. Nếu Nguyên Tịnh là con gái nghi cũng cầu mong Nguyên Tịnh sẽ có một cuộc sống hạnh phúc tự tại như Nghi đây.
Suy nghĩ miên man, đến nơi lúc nào không rõ, Nghi nhìn kiếng sửa lại tóc tai rồi bước vào bệnh viện, nơi Ninh làm việc, cũng là nơi trước đây cô đã từng gặp anh, lòng cô bồi hồi, xao xuyến, cô yêu cuộc sống an bình này quá đỗi. Người đầu tiên Nghi gặp là cô y tá Dorothy Mỹ đen mập to nhưng vui vẻ và tốt bụng. Nghi hớn hở: "Quà của bà, giáng sinh vui vẻ!"
Dorothy cầm lấy hai bàn tay Nghi, gương mặt bà buồn buồn như có điều gì muốn chia xẻ và cảm thông. Bà từ tốn, nói rất khẻ:
- Phải đó bà bác sĩ, bà nên đến đây thường hơn, số lần nhập viện của cô ấy càng ngày càng gần lại, sợ....không qua được bao lâu. Bác sĩ Trần giỏi thật, nhưng tất cả còn là ý Chúa!
Nghi run run:
-Bà đang nói ai"
Dorothy như không để ý, bà cứ thao thao:
-Thân nhân của bác sĩ Trần thì chúng tôi dốc lòng và chăm sóc kỹ lưỡng lắm. Nhưng bà không cần phải mua nhiều quà tặng như vậy, anyway, bà nice quá, không uổng công mấy cô y tá hết lòng chăm sóc cô ta.
Nghi chưng hửng như trên trời rớt xuống, cô gói quà đem đến để tỏ lòng thân thiện với đồng nghiệp của Ninh, chớ Nghi nào muốn trả ơn điều gì (") mà trả cho ai mới được chứ"
Rồi Dorothy hấp tấp quay đi:
- Không dám làm mất nhiều thì giờ của bà, phòng săn sóc đặc biệt ICU 10 đó.
Để một mình Dung Nghi đứng lại ngơ ngác, ICU 10 .... ICU 10"
Nghi lần theo những mũi tên hướng dẫn, cuối cùng cũng lần đến được phòng săn sóc đặc biệt ICU 10, dãy hành lang lạnh toát làm Nghi rùng mình: "Người thân của bác sĩ Trần....Nghi lẫm bẩm, cô mon men đến gần dán mắt vào khung cửa.... Ninh đang ngồi ở đó chăm sóc cho một người bệnh còn rất trẻ tuổi. Cử chỉ âu yếm thân mật cho thấy cô ta không phải là một bệnh nhân bình thường. Anh vuốt tóc và sờ lên má cô, còn cô thì gương đôi mắt to tròn nhìn anh thương yêu, tin cẩn và gửi gắm. Hai người nói gì với nhau, cách một làn kiếng, Dung Nghi không nghe được, cô cố bặm môi ngăn những giọt nước mắt không ngừng tuôn tuôn. Nghi bỏ chạy thật nhanh như có ai đuổi.
Vào đến thang máy, cô tự nhủ: Không....Không... phải bình tĩnh lại, ắt là phải có một câu chuyện gì trong đó. Anh Ninh yêu Nghi lắm, không thể nào, không thể nào đâu, đó có thể chỉ là một cách trị liệu bằng tâm lý mà thôi. Ninh sẽ không bao giờ phản bội Nghi, Nghi khẳng định.


Nghi lái xe như điên về nhà, xuýt vượt mấy cây đèn đỏ.... căn nhà bỗng trở nên lạnh lẽo, tối thui. Như Như ở bên ông ngoại, tối nay cũng chưa thấy về. Nghi nằm vật ra giường, mê mê, man man....
Ninh gọi từ phòng cấp cứu về, Dung Nghi bắt phone:
- Hello mèo nhỏ!!
Nghi cố giữ giọng bình tĩnh:
- Honey, Nghi nhớ anh muốn vô bệnh viện thăm anh, mà giữa đường trời lạnh, đau đầu, nên quay về.
Ninh hoảng hồn:
- Có cần anh về không" Thôi để anh về với em tí nghe.
Nghi ngơ ngác, chuyện vừa xảy ra khiến đầu óc cô còn u u mê mê. Xuýt tí nữa cô hoang mang nói: - Anh ở lại lo cho người bệnh ICU 10 của anh đi, nhưng Nghi dừng lại kịp)
Nghi gượng cười:
- Nghi có bệnh gì đâu mà khám chứ.
Giọng Ninh thản nhiên, tình tứ:
- Ai nói anh về để khám bệnh, về một tí để... yêu Nghi. Anh nhớ Nghi quá. thèm cắn lỗ tai Nghi....hihi...!
Mấy ngày sau, bình tỉnh lại đôi chút, Nghi gọi cho bà Dorothy, cố dấu diếm sự tò mò của mình, nàng nói với bà ấy.
- Cô ta, người bệnh phòng UCI 10 là cháu gái của Ninh, nhưng mặc cảm bệnh tật, cô ta không muốn tiết lộ với bất cứ ai, ngoài bác sĩ Trần, nên bà làm ơn dấu giùm sự có mặt của tôi, mặc dù tôi lo lắng lắm, nhưng không thể vào thăm viếng được. Hay có thể nào bà cho tôi xem bệnh án của cháu ấy không"
Bà Dorothy im lặng một hồi lâu rồi trả lời:
- Lẽ ra thì không được! nhưng tôi nể bà là bà Trần. Thôi được bao giờ bà tới, tôi sẽ copy cho bà xem.
Nghi luống cuống:
- Cứ như lời bà nói đi nghe, mình hẹn ngày mai ở Starbuck coffee gần đó, lúc giờ nghỉ trưa. Chuyện này chỉ có tôi và bà thôi. Bác sĩ Trần không biết.
- Chắc chắn như vậy, bye.
*

“Stephanie Hồ Thu, sinh 1980, sinh viên y khoa năm cuối, bị nhiễm trùng máu do quá trình hiến tủy, hiến máu từ thiện của sinh viên tổ chức năm 2001, sức tấn công của vi trùng ở cấp độ..... “
Đọc đến đây Nghi rùng mình. Nhớ có lần Nguyên Tịnh cũng kể với Nghi là cô tham gia hiến tủy, hiến máu gì gì đó. Nghi nhất định sẽ đem câu chuyện này kể cho Nguyên Tịnh nghe để cô ta biết mà còn cẩn thận hơn. Tuổi trẻ hăng say, liều lĩnh và đầy nhiệt tâm, chắc chắn, sẽ không quan tâm đến những điều này bao giờ.
Nghi tiếp tục đọc, mắt cô mờ đi, nhòa đi... Lòng cô nhói đau, thương cảm, không còn chỗ cho sự ghen tuông, Nghi đưa tay quệt nước mắt mà thương người con gái đó quá đỗi. Người con gái mà chính mắt Nghi đã trông thấy tay trong tay, mắt trong mắt, lời trong lời với chồng nàng... Ôi, Nghi rối rắm, mâu thuẩn... Stephanie Hồ Thu, Stephanie Hồ Thu....tại sao....." tại sao..." Ta ghét ngươi.
Dung Nghi khẽ giật mình, trong đời Nghi chưa bao giờ có 3 chữ này với ai bao giờ. Nghi vốn yêu đời, yêu người vô bờ bến. Không, Nghi không thể ghét người con gái bất hạnh này. Người con gái mà đã cầm tay chồng nàng áp vào má mình cẩn trọng, tin yêu, phó thác... Đôi mắt đó ám ảnh Nghi lắm, đôi mắt to đen ngây thơ trong sáng, có hồn, mà hình như Nghi đã gặp được ở đâu.
Giây phút này tự dưng Nghi cảm thấy yêu chồng, tin chồng hơn bao giờ cả. Cô không bao giờ dám nghĩ là anh đã lừa dối Nghi điều gì, anh ắt là có điều khổ tâm, khó nói....Nên Nghi chỉ muốn tìm biết những gì mà Nghi chưa tường tận biết mà thôi.
Chiều nay thứ Sáu, vẫn như thường lệ, ông ngoại đón Như Như, Nghi đến nhà thương cùng về với Ninh, rồi cả nhà sẽ cùng đi chơi, đi shopping, đi ăn cơm đến nữa khuya. Cả tuần ở nhà chờ chồng, nên Nghi yêu phút giây này nhất.
Tuần nào Nghi cũng mặc một chiếc áo mới, đeo một bông tai mới hay chải một kiểu tóc mới... vậy mà hôm nay Nghi phờ phạc, mệt mỏi, không thiết tha gì nữa. Cô nhận ra mình mặc một chiếc váy chẳng bà con dòng họ gì với cái áo, tóc buột túm vội vàng bằng một sợi dây cao su.
Nghi đến nơi thì Ninh còn đang bận rộn, cô quày quả đến văn phòng anh ngồi đợi, nhình thấy mấy chữ Dennis Ninh Tran M.D gắn trước cửa phòng lòng Nghi chợt lâng lâng kiêu hãnh. Kết hôn nhiều năm, mà lúc nào Nghi cũng cảm thấy thần tượng, say mê anh lắm, mà dường như anh cũng vậy, vậy thì sự có mặt của Stephanie Hồ Thu có nghĩa lý gì.
Ngồi vào bàn, lòng cô rối bời, tim cô se thắt, cô muốn loay hoay, tìm kiếm. Nhưng mà thử hỏi kiếm ra được quả tang thì cô phải làm sao. Nghi run run với những giọt nước mắt nóng không cầm được phải òa ra....
Nghi mở email của Ninh, password vẫn không có gì thay đổi. Những bức thư của bạn bè Nghi đã đọc hết rồi, không có một dấu tích gì mang tên stephanie Hồ Thu. Nghi thử mở mấy ngăn kéo, hộc tủ.....các khóa số đều mang bốn con số mà 2 đứa thường dùng, đó cũng là ngày tháng kỷ niệm của vợ chồng Nghi, cái ngày mà anh mổ ruột thừa cho Nghi. Tất cả các bí ẩn đều bật ra điềm nhiên, ngay thẳng... người cô nóng như lò than cũng dịu xuống đôi phần.

- Đâu có gì! Nghi lẩm bẩm trấn an mình.
Rồi bổng cô giật mình, thấy mình thô thiển, lục lục soạn soạn không phải là hành vi của một người vợ biết tôn trọng và tin yêu chồng mình. Ôi sao Nghi lại nỡ có suy nghĩ và hành động như vậy đối với Ninh nhỉ" Nghĩ đoạn cô ngồi thừ ra, mệt mỏi, mâu thuẩn. Rồi cô lại can đảm đứng lên, tính mở cửa ra ngoài tìm một tí gió mát. Thì bỗng chân cô vô tình vấp phải một cái locker nhỏ, nặng loại có thể xách tay vuông vắn đặt dưới gầm bàn sát chân tường, khiến chân cô đau điếng đến bật máu....
Nghi cúi xuống...tò mò. Linh tính nhạy bén của người phụ nữ bảo Nghi phải mở cho được nó ra. Nghi hỏang hốt như sợ có ai nhìn thấy và thấp thỏm sợ bước chân Ninh....
Cô nhớ, mỗi lần Nghi nũng nịu lục lọi, kiếm tìm trong túi áo Ninh "Ai biết cô Loan lâu nay còn viết thư không"" thì anh đều thích và cho rằng "Nghi ghen rất là dễ thương" lâu lâu không thấy Nghi làm như thế anh còn lại nhắc:
- Lâu rồi sao chẳng thấy Nghi.....ghen(")
Thật ra, Nghi chẳng bao giờ ghen với Ninh, mà anh cũng vậy, tụi Nghi như cùng nghĩ, cùng thở, sống và yêu trong một khung trời bình yên tuyệt đẹp. Nghi chỉ nhõng nhẽo trêu trọc anh thôi, chứ ghen tuông thuộc về điều gì nghe xa xỉ lắm. Nhưng lần này Nghi sợ Nghi đã ghen và nghi ngờ anh thật sự.
Nhìn đồng hồ, có lẽ, giờ này anh cũng sắp trở về phòng, mà Nghi càng loay hoay mở, ổ khóa dường như càng "làm khó" Nghi. Bốn con số của anh với Nghi không còn dùng được trong trường hợp này nữa, anh đã có những điều bí ẩn của riêng anh tự bao giờ" Thôi anh không muốn Nghi mở được bí mật này, nên anh mới dùng mật mã khác, vậy thì Nghi cố tình làm trái ý anh để làm gì, hay biết đâu anh làm vậy chỉ để tốt cho Nghi thôi. Thật ra, có những điều mình cũng không nên biết nhiều quá, biết thêm chỉ để khổ thêm mà thôi, cứ nhắm nghiền mắt lại, sẽ thấy thanh thản và bình yên hơn. Tháng mấy rồi, từ ngày gặp Dorothy có đêm nào Nghi chợp mắt được đâu.
Chẳng hiểu sao lúc Nghi không còn màng tới nữa thì ổ khóa tự dưng bật mở. Một mớ thư từ được cất xếp cẩn thận làm Nghi lạnh toát. Cái tuồng chữ quen quen của một người không xa lạ gì với Nghi, nét chữ tròn cong, có một chút gàn dở phóng thả....
Nét chữ này... Không thể nhầm lẫn được. Phải! Người bệnh phòng ICU 10 và người viết Hồ Thu Tịnh là một, mà cũng là Nguyên Tịnh, cây bút mà Nghi yêu thích và làm bạn bấy lâu. Chỉ có điều là Nghi không thể nào ngờ nổi mình lại gặp gỡ Nguyên Tịnh trong hoàn cảnh này.
Hèn gì những tiểu phẩm của Nguyên Tỉnh luôn phảng phất, thấp thóang bóng dáng của Ninh. Hèn gì cô xuất hiện xuất hồn, thóat tục vàyêu đôi mắt kiếng đến thế...... chính như thế đó mới thôi miên được Nghi, làm cho Nghi thần tượng, say mê, điêu đứng với mỗi nhân vật trong câu chuyện của cô, như Nghi yêu Ninh vậy.
Và thì ra... tất cả chỉ là một. Tất cả chỉ là một, một Trần Sĩ Ninh có tài, lịch lãm, khả ái, tuyệt vời, quyến rũ... đa tình của Nghi.
Yêu cùng một người làm sao mà chẳng thấy ăn ý, đồng điệu, "sinh đôi" cảm xúc. Nghi đau điếng như có người đang thái mỏng trái tim Nghi.
Chợt có tiếng gõ cửa. Ninh vừa về tới, gương mặt hân hoan, anh hôn Nghi trước cửa, rồi thảng thốt trước gương mặt mất hồn của Dung Nghi.
- Nghi, Nghi thấy sao trong người" Lạnh ngắt, bệnh rồi để anh đo hyết áp trước.
Nghi cố gắng cười cười:
- làm gì có, bác sĩ Ninh lại méo mó nghề nghiệp nữa rồi. Anh đói chưa"
Ninh tát yêu Dung Nghi:
- Thì ra con mèo nhỏ của anh bị đói. Em thèm gì bây giờ"
- Thèm....hôn!
Ninh vói tay tắt đèn, căn phòng đắm trong bóng tối lãng mạn.
*
Tình trạng của Hồ Thu Tịnh mỗi ngày một tệ hơn, Nghi theo dõi mỗi ngày theo lời kể lại của bà y tá Dorothy.... Canh cánh lo, muốn giận, muốn ghét, muốn đập phá, hủy diệt cũng không còn hồn sức nữa. Nghi chợt nhận ra sanh mạng con người là quan trọng và quí giá nhất. Cô phải đổi cái gì để lấy lại sinh mạng cho Tịnh bây giờ, mặc dù cô ấy đã phạm một lỗi lầm không thể tha thứ đối với Nghi.
Nghĩ cho cùng, cô ấy cũng chỉ là một con người, một con người bình thường như bao người khác, như là Nghi, như là Ninh..... Liệu mình là cô ấy, Nghi có thể làm được gì hơn, khi con tim luôn có lý lẽ riêng của nó. Và trong lúc này cô ta đang chiến đấu với tử thần cho mạng sống từng giờ, từng khắc... cô cần có Ninh, Ninh là một bác sĩ giỏi và là người duy nhất tác động mãnh liệt đến tâm lý cầu sanh của cô. Thì thử hỏi Nghi có thể nhẫn tâm đối phó với cô ấy không"
Nghi chợt nhớ đến câu văn của Nguyên Tịnh: “Xin cầu chúc ngày thường yên ả mãi, chúc bát lành năm tháng vẫn lành nguyên" trong câu chuyện mà Nguyên Tịnh đã đoạt giải (Bông loa kèn, yêu một người đã có vợ) không phải là lời chúc cho Nghi sao. Nếu biết Nghi chính là Diễm cô ấy chắc càng không đành có lỗi với Nghi đâu. Vậy thì Nghi chấp cứ làm gì"
*
Mùa hè đã đến, Nghi chờ mãi, chờ mãi, nhưng vẫn chưa thấy hoa sen mầu nhiệm nở, mà cả mặt hồ lá cứ vàng đi, úa nhanh thần tốc.
Có lần, Ninh trở về nhà gương mặt rạng vui, làm Nghi cứ tưởng hình như sen đã lên, Nghi mừng lắm, bởi đêm nào Nghi cũng lâm râm khấn vái cho Nguyên Tịnh.
Nghi cũng chẳng hiểu được mình, chỉ thấy cỏi lòng không còn đau đớn, nặng trĩu, tù túng, ưu phiền nữa.....Nhìn những bụi hoa thơm, cỏ mát quanh nhà, tự nhiên Nghi cảm thấy lòng bình hòa hơn và có những kỳ vọng, dự cảm tốt đẹp cho tương lai. Và cái tuyệt vời hơn nữa là Ninh đã cho cô cái cảm giác đó, tình yêu anh dành cho Nghi vẫn tràn đầy, tất cả vẫn còn đây, Nghi còn phải mơ ước gì nữa"
*
Lần đầu tiên từ sau ngày thành hôn, Nghi xin phép chồng đi xa một chuyến. Viện cớ "chưa bao giờ được làm người lớn, muốn tung hoành một chuyến phiêu du với con gái. Dung Nghi có một người cậu sống ở một làng chài ven biển niềm Nam nước Pháp. Nghi muốn đem Như Như đến đó nghỉ hè "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với.....ông xã biết ngày nào khôn" (Nghi gượng đùa che dấu tâm trạng của mình).
Ninh hơi nhíu mày, nhưng cuối cùng anh cũng gật đầu bằng lòng, chỉ nói bâng quơ:
- Sao không đợi đến kỳ nghỉ phép để anh cùng đi...
Anh nói là vậy, nhưng Nghi biết rõ, anh lòng dạ đâu để mà đi... Nước mắt Nghi lại rơi. Nghi và Như Như qua Pháp đã gần cả tuần rồi, ngày nào Ninh cũng canh giờ gọi:
- Hello, "Dế mèn... phiêu lưu ký" ra sao" Có nhớ anh không"
Nghi hỏi:
- Anh ăn cơm một mình có buồn lắm không" Em và con còn ở thêm vài tuần nữa đó!
- Nghi về sẽ thấy anh chết khô vì nhớ!!!
Ôi, anh của Nghi đa mang, lãng mạng quá, chuyến đi này chỉ có một tháng trời thôi. Còn sự ra đi...kia sẽ là vĩnh viễn, không biết nó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, liệu anh sẽ đón nhận nó ra sao" Chịu đựng được thế nào" Anh sẽ băng hoại, còn Nghi thì sao" Chuyện tình của Nghi đang đẹp như một bức tranh, không hiểu sao ông Trời lại nỡ nhẫn tâm"
Nghi như một kẻ mộng du chơi vơi giữa trời đất xa lạ, bao nhiêu là kỳ tích, lâu đài, thành quách sừng sững, huyễn hoặc, lạ lùng. Bao nhiêu là câu chuyện của đời người từ thời đại này qua thời đại khác đã mấy nghìn năm qua. Nghi chợt nhận ra con người sinh ra, lớn lên, gặp gỡ, yêu thương, tàn lụi, tàn lụi rồi chào biệt, ra đi.... luân hồi, chuyển kiếp. Và bắt đầu cho một chuổi đau thương tiếp nối. Dường như ngàn đời, nghịch cảnh.... đều chứa đựng một câu chuyện tình trong đó. Giàu sang, nhung lụa cũng chỉ là phù du như hơi nước bổng bay... Thời gian biến hôm nay thành quá khứ của ngày mai. Nghi chợt đếm những ngày cuối cùng của Nguyên Tịnh, ngày tháng của cô ấy chỉ còn là con số đếm, tội nghiệp quá!
Nghĩ tới điều ấy, Nghi chợt rất bằng lòng cho quyết định ra đi này của mình.
Cần phải có những giây phút hy sinh và sống cho người khác, thì làm người mới thực sự có ý nghĩa. Như Nguyên Tịnh đã từng sống dốc cạn và dâng hiến trong sạch đến giọt máu, giọt tủy cuối cùng cho người, cho đời, thì sao Nghi lại không thể.... Được yêu cũng là một nhu cầu của con người như là được sống.
Nghĩ đến đây Nghi cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Hình ảnh Ninh và Thu Tịnh của anh tay trong tay, mắt trong mắt, lời trong lời, cứ ám ảnh, lởn vởn trong Nghi.
Nguyên Tịnh ơi, vì Ninh, Nghi có thể làm tất cả, vì Ninh, Nghi cũng có thể rộng lượng, tha thứ.... Nhưng Nghi vẫn là một con người, một khi con tim còn có máu, ắt sẽ còn phải ghen tuông, đau đáu mất còn...
*

Sau chuyến đi xa để lặng lẽ lánh mặt, khi Nghi mang bé Như Như trở về nhà, mọi chuyện đã yên bề.
Mộ phần của Nguyên Tịnh cũng vừa đắp xong. Nghi không có mặt trong ngày tang lễ, nhưng nên là như vậy, sẽ tốt cho tất cả.
Nghi tìm đến được ngôi mộ là nhờ bà y tá Mỹ đen Dorothy đã nhiều lần giúp Nghi. Nghi đặt một nhành hoa trắng lên mộ phần còn ướt mới: “Stephanie Hồ Thu Tịnh 1980...”
Gương mặt trên bia mộ ngời ngời như có vẻ gì kiêu hãnh và mãn nguyện lắm, sống động như đang cười. Nghi đưa những ngón tay lên mân mê, sờ mó từng lọn tóc, bờ vai, môi mắt... chợt chết sững, Nguyên Tịnh đẹp quá, đẹp và thánh thiện... Nước mắt Nghi lăn dài, tâm tư chồng chéo mâu thuẩn mãnh liệt.
- Người em "sinh đôi" bạc phần, bạc phước của tôi (Nghi nức nở) chỉ có mặt mũi là không giống nhau thôi, những cái còn lại đa phần là một, tâm tư, cảm xúc, tình yêu, sự say mê và trong đôi mắt của chúng tôi đều thần tượng mê đắm một người: Trần Sĩ Ninh. Tình yêu của tôi - Tình yêu của em.
Trời sụp tối ngập bước chân, Nghi thờ thẫn ra về.
Không khí trong nhà bỗng đâu lặng lẽ tràn ngập.
Sau chuyến xa nhà Nghi chợt sống, chợt hiểu ra nhiều điều, cô cho người giúp việc nghỉ bớt vài ngày trong tuần, rồi tự tay sửa soạn bữa ăn, chăm sóc nhà cửa, đưa Như Như đến trường. Sự trầm mặc vây kín căn nhà thơ mộng của Nghi.
Anh Ninh ngày thường đã ít nói, nay càng lặng lẽ hơn bội phần, đôi mắt của anh tối lại, mặc dù mỗi đêm anh vẫn vuốt tóc, vuốt tai vỗ về Nghi ngủ bên thềm cửa sổ, nhìn ngắm sao trời và bồng bế Nghi vào phòng lúc giữa khuya, như bao lần, đặt xuống gượng nhẹ và cúi hôn ngọt ngào. Lần nào Nghi cũng nhắm nghiền mắt, giả vờ thiếp ngủ nhưng trong tâm hồn tỉnh thức xốn xang kỳ lạ...
Đã nửa năm rồi trôi qua, không có tháng nào Nghi quên đặt lên mộ của Nguyên Tịnh một đoá hoa và tờ nguyệt san Tình Nhân. Cây bút mà Nghi yêu thích không còn nữa, nhưng Nghi vẫn đặt báo để đọc và tặng cho Nguyên Tịnh. Nghi muốn Nghi mãi mãi là Diễm với Nguyên Tịnh.
*
Ông Vũ, Ba của Dung Nghi, từng nghe Nghi kể về Nguyên Tịnh, cũng mủi lòng với con gái Dung Nghi có một người bạn nhỏ không may mắn ra đi quá sớm. Mỗi lần thăm mộ vợ, ông lại tiện đường ghé thăm và đặt cho "con nhỏ" một vòng hoa. Tội nghiệp! Mắt môi nó hiền hòa, có một chút liến loắng thông minh, cũng độ tuổi con gái của mình làm ông cũng xót xa cho "con nhà ai"" Nhiều khi ông cũng dấy lên một cảm xúc lạ thường, ông nghĩ nếu "con nhỏ" Thu Tịnh này còn sống, mà biết Nghi mến bạn đến vậy, ông sẽ nhận "nó" làm con nuôi cho Dung Nghi có chị, có em, biết đâu....nó lại không vắn số. Dung Nghi cũng lẻ loi, tội nghiệp, Mẹ mất sớm, Dung Nghi cứ quanh quẩn một mình cho đến ngày gặp Ninh. May mà, ông gửi gắm được đúng chỗ, nên có nhắm mắt ông cũng sẽ an lòng. Ninh là một người đàn ông tốt, chung thủy và tài ba.....
Bất chợt, ông quay lại nhìn ngắm gương mặt ngời ngời thông minh của đứa con gái kia mà ông rơi lệ: - Đời người đôi lúc thật bất công hở con gái!
Cái chấm hoàng hôn cũn đang đi dần lên cao, ông thoạt bước đi thì chợt nhìn thấy Ninh, anh cũng ngạc nhiên khi nhìn thấy ba vợ.
-Ba, ba cũng đến đây" Ninh điềm tỉnh hỏi và nói thêm: cô ta là sinh viên thực tập cuả con, cũng là bệnh nhân của con.
Không nghe ba Nghi nói gì. Ninh khẩn khoản:
- Ba, ba quen sao với cô ta"
Bác Vũ nhìn đăm đăm vào gương mặt Nguyên Tịnh.
- Ba chưa bao giờ gặp mặt, nhưng cũng như đã quen với con bé này gần nửa năm trời nay. Dung Nghi dắt ba tới đây! Mỗi lần thăm mộ mẹ, ba lại ghé thăm "nó" như con gái của mình. Tội nghiệp "nó" chỉ nhỏ hơn Dung Nghi có vài tuổi.
Ninh thảng thốt:
- Ba vừa nói Dung Nghi dẫn ba đến đây"
Bác Vũ không để ý, khoác vai con rể bước đi. Ninh cũng không giải thích gì thêm nữa. Ông nói vu vơ:
- Con người không qua khỏi ý trời, con làm việc tận tụy, hết mình thì cũng đừng nên ân hận làm gì.
Đêm đó, anh ngồi ngắm sao trời với Dung Nghi:
- Sao em chẳng nói gì"
Nghi xoay hẳn người lại, đăm đắm nhìn Ninh:
- Ba Như Như, em yêu anh.
Ninh gật đầu, áp má Dung Nghi vào lòng.
- Anh cũng vậy, mãi mãi.
Rồi mỗi người cứ đeo đuổi theo dòng suy nghĩ của riêng mình, xa xôi đến tận bầu trời sao. Hơi ấm và nhịp đập của Ninh đã đưa Nghi vào giấc ngủ an ổn, trong mơ cô nhìn thấy Nguyên Tịnh mặc áo có đôi cánh thiên thần đang đi thắp sáng những ngọn đèn sao. Nghi đưa tay vẫy, Nguyên Tịnh nhoẻn cười hiền hòa thánh thiện. Mắt môi cô tràn trề hạnh phúc và mãn nguyện.
Có lẽ, trước khi ra đi, Nguyên Tịnh đã hoàn thành hoài bão của cô, cô đã dám yêu, dám sống mãnh liệt. Sống xả kỷ, hy sinh và yêu với tất cả con tim của mình.
Nghi choàng tỉnh, bắt gặp mình vẫn nằm gọn trong vòng tay của Ninh và trên cao vẫn thắp sáng những ngọn đèn sao. Nghi thấy như trái tim mình đang sóng sánh một cảm giác tuyệt vời kỳ lạ. Nghi như đang cùng Nguyên Tịnh bay lên đến một cảnh giới mà nơi đó chỉ có yêu thương, ngọt dịu, đằm thắm...con người không có oán trách, sinh nghi, vị lòng, tranh giành, đua chen, sở hữu, hiềm khích, ghen tuông....lẫn nhau. Không có lửa sân hận, tham lam, ích kỷ... thiêu cháy cái đẹp của con người một cách oan uổng, phi lý... Nơi ấy, bồng lai thiên cảnh, chỉ có những nụ cười và những trái tim bình hòa, bao dung.
Hãy yêu cuộc sống này và trân quí giá trị hiện hữu của nó. Ở ngoài kia, tiếng gió thổi vi vu như đồng cảm, hòa khúc một bản tình ca ngày cưới. Nghi mân mê ngón tay đeo nhẫn của chồng và lồng vào bàn tay mình cẩn trọng, tin yêu.
*
Không lâu sau, ba Dung Nghi đưa về nhà một người đàn bà, lần đầu tiên sau 20 năm từ ngày mẹ của Nghi qua đời. Đêm hôm trước ông dè dặt hỏi con gái yêu.
- Nghi có thật muốn có người "cơm bưng, nước rót" cho ba"
Nghi nũng nịu bá cổ ông Vũ.
- Sao tới giờ này mới được nghe ba nói, người ta đợi dài cả cổ. Ai ở không.... lo cho ba hoài.
Rồi ông cười, quay qua:
- Còn Ninh"
Ninh cười, lòng anh ấm cúng. Mồ côi cha mẹ, sống với người chú, về với gia đình Nghi, tuy là Nghi không có mẹ, nhưng tình thương của ba Nghi dành cho anh thật là đầy đủ và thiêng liêng. Chính vào cái giây phút mà ông thương yêu, tin cẩn, hài lòng đặt tay Nghi vào tay anh, thì anh đã coi ông như người cha ruột của mình rồi. Anh nguyện yêu thương, báo đáp cho ba đến ngày trăm tuổi.
Anh đang chăm chú nghe câu chuyện của ba nói với Dung Nghi, tin vui nhưng xem chừng quan trọng ghê lắm:
- Ba hỏi con"
Ninh làm bộ tằng hắng, lấy giọng, sửa mắt kiếng, lấy tay nắm lại làm micro:
- Chúng tôi: Tôn Nữ Dung Nghi và Trần Sĩ Ninh long trọng báo tin lễ thành hôn của.... ba chúng tôi...
Cả nhà ôm nhau cười, bác Vũ choàng tay hai con cùng bước ra ngoài, sao đêm nay rợp kín cả bầu trời, bác Vũ hỏi:
- Mai Ninh có trực không con"
Ninh phấn chấn cười rạng rỡ, lâu rồi Nghi không thấy chồng có nụ cười tươi như vậy:
- Nhà có chuyện vui, trực gác gì ba.
Quay qua Nghi:
- Mai em tính làm món gì"
Nghi láu táu:
- Mai cho Như Như nghỉ học Việt Ngữ một bữa để ở nhà đón... bà ngoại mới!
Nghi nheo mắt nhìn rồi ôm cổ ba, cổ chồng cười hân hoan.
- Ba này thần bí quá! mà là "người dì" nào vậy"
- Cuối cùng ba đã tìm được một người có một nữa đức tính hiền hòa và nhân từ của mẹ các con.
Ninh đùa:
- Không biết chừng nào con mới tìm được một người có hai chục cái tính nhõng nhẽo giống Dung Nghi hi hi hi.....
*
Đêm nay hai đứa không ngắm sao trời, nhường chỗ lại cho ba, bác Vũ trầm ngâm ngồi uống trà ở bệ cửa sổ đến khuya lắm.
Sáng sớm hôm sau Nghi đã choàng áo ra vườn cắt những khóm hoa vào cắm một bình thật đẹp, làm vài món ăn nhẹ, rồi trở và trang điểm và thay áo quần đẹp cho Như Như. Trên cánh tủ lạnh có kẹp một mảnh giấy nhỏ:
-" Độ 11h trưa ba sẽ về, các con nhớ đợi ba."
Nghi cười nói huyên thuyên luôn miệng, Ninh cũng vậy phấn chấn ra mặt. Vị khách này nhà Nghi đã chờ lâu lắm rồi.
- Nghi, thấy ba vậy anh vui đến nỗi ngủ không được.
Nghi cười khì:
- Ba xạo, hồi hôm ngáy quá trời không cho em ngủ!
Cánh cửa bật mở, ba Nghi chìa tay ra mời:
- Các con lại chào dì đi, dì Thu Minh mà ba nhắc tới đó. Người đàn bà mảnh mai, hiền hậu, phấn son phơn phớt, tươi cười bước vào nhà.
Nghi ngạc nhiên tròn xoe đôi mắt:
- Ôi, dì đẹp quá, thưa.... con là Dung Nghi.
Nghi ý tứ quan sát người thiếu phụ mới đến. Chợt Nghi thốt lên:
- Ba, ba có cảm tình với dì bắt đầu từ đôi mắt"
Ông Vũ nãy giờ trầm ngâm đứng ở cuối phòng, gật gật
- Đúng là con gái của ba, phả , bắt đầu từ đôi mắt. Chính đôi mắt đẹp vời vợi, nhỏ lệ bên mộ con gái ngày qua ngày làm ba mủi lòng, chiêm ngưỡng rồi yêu thương lúc nào không hay.
- Đúng là con gái của ba, phải, bắt đầu từ đôi mắt. Chính đôi mắt nhỏ lệ bên mộ con gái ngày qua ngày làm ba mủi lòng, chiêm ngưỡng rồi yêu thương lúc nào không hay.
Con gái" Bên mộ" Ba đang kể gì vậy" Dung Nghi còn đang tự hỏi thì đã thấy mình bị ôm cứng bởi người đàn bà.
Nhắc đến con gái, vẻ tươi tắn của người đàn bà không còn nữa. Nghi thấy bà ta đang khóc trên vai mình. Nước mắt làm mọi người không khỏi xúc động. Nghi khóc nhiều nhất, vì Nghi chợt nhớ Mẹ, châu thân của mẹ ngày xưa cũng ấm nóng như vậy mỗi lúc mẹ ôm Nghi vào lòng. Nghi mếu máo:
- Con xin lỗi đã vô tình khơi lại nỗi đau của Dì.
Trong phút chốc bất ngờ Nghi không sao làm chủ được tim óc, đầu cô hoang mang, đặc cứng. Chợt không gian như dừng lại đột ngột, mọi người nhìn nhau, Ninh nhìn Dung Nghi. Tất cả đều thảng thốt bối rối. Chẳng lẽ!!!
Đôi mắt người cũng bàng hoàng không ít. Nghi nhìn đăm đăm vào đôi mắt chồng để lấy thêm nghị lực và lòng tin yêu.
- Dì thôi, dì đừng khóc nữa, cả nhà mình đi thăm mẹ và Thu Tịnh nghe dì.
Ninh choàng tay qua ôm bờ vai Dung Nghi đang run nhẹ, anh áp đầu Nghi vào ngực mình vỗ về, anh sợ cô sẽ ngất. Nhưng Nghi đã không ngất, mà ngược lại tâm hồn cô thoáng đạt, tỉnh táo.
Nghi thấy chỉ cần lùi lại một bước, sẽ thấy trời đất bao la, tình người chan hòa. Sao Nghi lại không thể yêu một người mẹ đáng thương, tội nghiệp này, khi mà dì ấy đã ôm choàng lấy Nghi để khóc con gái. Hai mươi năm lặng lẽ cô độc, giờ đây, cả dì và ba đã có lại nụ cười, còn Nghi không phải đã lâu lắm không được thốt lên tiếng "mẹ" sao" Tiếng gọi mà Nghi nôn nao, tha thiết đến dường nào.
Ninh cũng vậy, anh mồ côi cha lẫn mẹ từ thuở nhỏ.... Đây không phải là một sự lấp đầy của Thượng Đế ban trao hay sao. Và cuối cùng tình yêu vô vọng của Nguyên Tịnh đã được đơm hoa, kết quả.
Ông Trời quả là đã không cho ai quá ít, và cũng chẳng lấy của ai quá nhiều. Cuồi cùng Nguyên Tịnh đã được người mình yêu kêu chính mẹ mình bằng mẹ, và sẽ thay thế mình chăm sóc mẹ lúc tuổi già.
Có lẽ cô cũng đang nhoẻn cười nơi chín suối.
Ôi hạnh phúc nào cũng phải có một cái giá để đổi, mà cái giá đó chính là sự ra đi của Nguyên Tịnh.
- Chúng tôi yêu em.
Thôi hãy yên nghỉ nhé Nguyên Tịnh.

Trân Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến