Hôm nay,  

...đoạn Cuối

02/06/200500:00:00(Xem: 98854)
Người viết: JACKDOTE
Bài số 760-1339-106-vb5020605

Người viết tên thật là Jacqueline Doan, sinh năm 1971, cư dân thành phố Concord, California, nghề nghiệp: nurse. Bài viết đầu tiên của cô là chuyện kể sơ lược về hoàn cảnh oan nghiệt của một người vợ tù cải tạo.

Tàu đến ga Nha Trang vào nửa đêm, đợi đến ba giờ sáng đón xích lô ra bến xe liên tỉnh, lên chuyến xe đầu tiên đi Tuy Hòa, từ đây đón chuyến xe đò khác để đi A 30, chừng 20 cây số, xuống xe đi bộ dưới trời nắng như lửa đổ hết đoạn đường đất hơn 3 cấy số, đến được trại giam thì trời cũng đã xế chiều, chị đếm đúng 2 ngày đường lặn lội để được thấy mặt chồng.
Đã 5 tháng kể từ lần thăm chồng vừa rồi, sau bao ngày thương, tháng nhớ, đêm trông, nay gặp lại chồng vời giọt máu hận thù thụ quả trong dạ chị, riêng mình chị mới rõ tác giả là ai - không ai khác ngoài tên trưởng trại giam - kẻ thù của chị, kẻ thù của chồng chị. Mối hận thù đã thấm mềm trong từng nỗi đau, ảo tưởng như sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời chị từ đây, như một cơn ác mộng đã âm thầm gặm nhắm tâm can chị từng ngày, từng đêm.
Rồi chị tự nhủ: "Phải làm gì trước nghịch cảnh éo le này, cớ sự đã thế ấy, có nên nói cho anh ấy biết sự thật chăng"
Không, không được, ảnh sẽ không sống nổi.." Rồi chạnh lòng nhớ đến những năm tháng, những chuỗi ngày sống bên chồng, lòng chị rưng rưng khi nhớ lại lúc bị cưỡng hiếp mà không dám kêu la. Chỉ vì còn muốn được gặp mặt chồng. Những dòng tư tưởng cứ chạy dài qua tâm trí chị.
Lần cuối anh chị được gặp nhau qua đêm tại khu tham nuôi bên trại tù cải tạo, chị im lặng nhìn chồng, còn anh lặng im nhìn mặt trời đang xuống dần dưới chân đồi. Căn phòng thật yên tĩnh, đột nhiên nhìn vào bụng chị anh hỏi: " em đã..", sau lát im lặng, chị thưa: 'dạ."
Câu trả lời cứ mấp máy nơi cuống họng, nhưng sau cùng chị cũng đã không trả lời câu hỏi của anh, mặc cho anh muốn nghĩ gì thì nghĩ, rồi tự hỏi phải chăng anh đã biết.
Qua nửa đêm rồi, hai người bên nhau nhưng không ai nói với ai thêm lời nào nữa. Đêm vắng lặng, hai người nằm bên nhau mà ngỡ như biển trời xa cách. Tờ mờ sáng hôm sau, anh bảo: "bây giờ em về đi.."
Chị như tượng đá lặng lẽ đứng bên anh mà không mở được nửa lời với nỗi lòng trắc ẩn vô bờ. Anh lặng lẽ rời phòng thăm nuôi.
Buổi sáng ấy bặt tiếng chim, gió cũng lặng, nắng cũng tắt, chỉ có bão lòng chợt ập đến trong trái tim tan nát chị.
Ba tháng sau, nhận giấy báo tử của chồng từ trại cải tạo tập trung A.30, chị lặng người khụyu xuống chỉ nấc lên một tiếng: "anh.."
Mặt chị tái xám đi trong nắng chiều xám ngắt và màn đêm chợt ập đến mênh mông như một khoảng trống mông mênh hiện ra trước mắt chị, trong tầm mắt chị, mà không thể nào mô tả được nỗi xót xa, mối hận thù không thể gội sạch được. Nỗi đau mất chồng cùng bào thai sắp tới kỳ sanh nở càng chạm mạnh vào vết thương lòng không bao giờ lắng đọng của chị.


Từ ngày sinh con trai, ôm con trong lòng, nhớ những lần bị cưỡng hiếp khi đi thăm nuôi chồng, chị không biết sẽ phải nói với con thế nào về người cha của nó. Thôi thì đành im lặng, như chị đã im lặng khi người chồng tù tội hỏi về cái bụng lúp xúp của chị.
Thời gian cứ trôi, đi bên đời chị là hai hình bóng đối nghịch nhau. Một bên là người chồng chị suốt đời yêu thương, hình ảnh người anh hùng hiên ngang, bất khuất, súng đạn, kẻ thù, ngục tù. không thắng nổi ý chí. Còn bên kia là kẻ thù đê tiện, hèn hạ, bỉ ổi và cũng là cha của con trai chị. Bị cưỡng hiếp là nỗi ám ảnh mạnh mẽ nhất trong đời chị. Cứ như thế, hai dòng máu yêu thương và hận thù đang chảy qua trái tim tan nát chị mỗi giây, mỗi khắc.
Rồi một ngày cuối năm 1990, chị và con trai, tròn 10 tuổi, cũng được định cư ở Mỹ theo diện chồng là sỹ quan chết trong trại cải tạo tập trung.
Những ngày sống ở bến bờ tự do, chị đã tận tụy làm việc nuôi con, đồng thời tham gia vào các phong trào để đưa tiếng nói chống Cộng từ hải ngoại vào trong nước, tham gia các phong trào, biểu tình đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền, vận động quyên góp tiền để giúp các em học sinh nghèo.
Không may thay, mùa thu năm 2004, bác sỹ cho biết chị bị ung thư ruột già vào giai đoạn cuối. Ngay khi biết “đoạn cuối” của đời mình không còn bao lâu nữa, chị nghĩ tới ước nguyện lớn lao rằng nắm xương tàn của chị được chôn cất bên cạnh chồng trong lòng đất Việt thân yêu.
Chị cũng nghĩ tới con trai. Thằng bé nay đã thành một thanh niên, sắp ra trường đại học. Không thể im lặng mãi với nó. Sẽ phải cho nó biết sự thật về người cha. Sau ngày chồng mất, chưa bao giờ chị trở lại trại cải tạo A 30, cũng chưa bao giờ liên lạc với tên trưởng trại tù. Nhiều năm đã qua, biết bao biến thiên, chẳng biết cái trại cải tạo A 30 và tên trưởng trại năm kia nay ra sao. Làm sao có thể tìm ra hắn"
Chị hình dung sẽ có ngày cùng con trai về thăm Việt Nam, đưa con đến nhận mặt cha, chắc chị sẽ phải nói: "Thưa ông trưởng trại tập trung cải tạo A 30, ông có nhận ra tôi không" Đây là con trai ông, giọt máu này đã thụ thai sau lần tôi bị ông cưỡng hiếp khi đến trại tù thăm nuôi chồng. Vì giọt máu của ông mà tôi đã không coi hận thù là truyền kiếp. Việc tôi đưa con đến nhận mặt cha là nghĩa vụ của người mẹ phải làm trước khi nhắm mắt lìa đời. Nhưng món nợ giữa tôi và ông không thể nào xóa sạch, trang sử bi thương sẽ không bao giờ khép lại."
Đó là những điều chị muốn nói, muốn làm trong đoạn cuối của đời, sau 30 năm phải sống trong câm nín. Nhưng sức cùng kiệt rồi, chị làm sao đủ sức để thu xếp"
Những nỗi ám ảnh cứ dồn về trong trái tim đau nhói mà chị đã gánh chịu. Từ đáy mắt sâu thẳm, một giọt nước mắt ứa ra, giọt nước mắt cuối cùng cho người chồng quá cố.

Jackdote

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến