Hôm nay,  

Ân Nhân

25/05/200500:00:00(Xem: 156483)
Người viết: TRÂN NGUYỄN
Bài số 755-1334-101-vb3240505

Tác giả Trân Nguyễn sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Chuyện Cấm Đàn Ông”, kể những chuyện vui về quí ông. Lần này là một chuyện tình đặc biệt với những nhân vật y tế gốc Á tại các bệnh viện lớn tại Hoa Kỳ. Chuyện gồm ba phân đoạn, với những tiểu tựa được trícch từ nội dung.

1. OAN ỨC

Câu chuyện nhiều năm rồi như một bức màn sân khấu, sẽ mãi mãi không bao giờ được vén mở, nếu như sáng nay tôi không vô tình bắt gặp bức thư tỏ tình của Christina, đứa con gái yêu 14 tuổi, viết cho một người con trai tên Derick.
Con bé hàng ngày ngoan ngoãn, nhút nhát và kín đáo đến dường nào thật sự làm tôi chấn động. Tôi quyết định kể câu chuyện này với nó.
Mười tám tuổi tôi đã yêu, rồi như số phận đưa đẩy tôi đã phải xa chàng, xa quê hương mà đến nơi này, California, một miền nắng đẹp để sinh sống.
Đa mang, lãng mạn và si tình, tôi mang theo cả một bầu trời gió nắng thênh thang của tình yêu đến nơi này làm hành trang vào đời. Và cuối cùng ông Trời không nỡ phụ lòng chung thủy, nên đành viết một câu chuyện tiểu thuyết có hậu cho chúng tôi làm vai chính: 11 năm sau, chàng trở thành chồng của tôi bây giờ, và chúng tôi có một đứa con gái xinh như tiên, Christina ngày ấy, thêm một Christopher sau này. Không dám nói là tuyệt đối, nhưng tôi rất bằng lòng với những gì mình đang có.
Ra Hải Ngoại được vài năm, cũng như những bạn trẻ Việt Nam khác, đa phần đều cầu tiến, chăm chỉ, hiếu học, nên chẳng bao lâu sau, đứa nào trong số chúng tôi cũng đều có một mảnh bằng và một cơ ngơi tương đối, đủ để ngẩng cao đầu nhìn dân bản xứ không một chút tự ti. Tôi, sau nhiều phen chật vật, cũng chen chân vào được một bệnh viện khá lớn: y tá trưởng khoa tim mạch ở lứa tuổi 30, dưới tay có cả chục nhân viên Mỹ trắng, đủ để thỏa mãn tự ái cá nhân và tự ái dân tộc.
Ngoài cái vẻ nhỏ nhẹ, cẩn trọng, khiêm tốn, nhẫn nại- tôi dấu sâu trong lòng một nụ cười kiêu hãnh mỗi khi đi ngang qua đám đông ở phòng nhận bệnh. Họ trầm trồ, xuýt xoa, nửa kín đáo, nửa phô trương cố tình cho tôi thấy. Mỗi lần như thế, tôi gật đầu nhoẻn cười, tôi kiêu hãnh với những gì mình có và kiêu hãnh tôi là người Việt Nam.
Với một bệnh viện tầm cỡ như vậy, "tóc đen" không nhiều. Tôi với bác sĩ Lin thân nhau cũng ở chỗ nhớ nhà mà ra. Lin người Tàu, có một cô vợ Nhật tuyệt đẹp: Yoshin.
Vài lần cô ta ẵm con vào chủng ngừa, tôi đỡ đứa bé trên tay Yoshin nựng nịu, vậy là quen. Yoshin xinh đẹp, kiêu hãnh, lạnh lùng sương khói như xứ Phù Tang, ngược lại LIN ấm áp, thân mật, gần gũi với mọi người hơn. Nhưng họ vẫn rất đẹp khi song đôi bên nhau.
Yoshin mời tôi đến nhà chơi, nhà họ thênh thang chưng bày theo kiểu Nhật, sàn gạch bóng loáng đến độ nhìn xuống có thể nhìn rõ mồn một từng hạt cúc áo. Tất nhiên Yoshin không những có một mà đến ba người giúp việc. Ở Hoa Kỳ, điều đó là xa xỉ cho dù có nhiều tiền, người ta thường không hưởng thụ bằng cách đó. Chúng tôi quỳ gối làm Sushi- mấy cô hầu gái Nhật Bổn lúp xúp giúp việc.
Mặc dù không cùng ngôn ngữ, nhưng đều là người Á Đông nên nếp sống, nếp nghĩ của chúng tôi khá ăn ý. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều đề tài: về cuộc sống, về quê hương xứ sở, về phong tục tập quán, cả về.... phụ nữ, những chuyện tình vụn vặt, những cây si khi còn con gái. Yoshin rất thích tôi nói về cách làm đẹp dân gian của người Việt Nam. Nàng cứ chăm chú nghe, không bỏ sót một chi tiết nào. Có lúc còn cẩn thận ghi xuống quyển sổ tay nhỏ. Nàng tấm tắc:
- Hèn chi cô mới đẹp đến như vậy!
Tôi chữa thẹn: không đâu, cô mới là tuyệt đẹp, đẹp như bức tranh của xứ Phù Tang. Lin thì quanh quẩn đâu đó cứ lắc đầu: Đàn bà vẫn cứ là đàn bà!
Cả ba chúng tôi đều cười xòa với câu nói bất hủ đó. Bữa cơm ra chiều tâm đắc và ngon miệng lắm. Yoshin tiễn chân tôi ra đến tận cửa xe. Nàng nói rằng nàng không có nhiều bạn và bắt tôi hứa phải đến chơi thường hơn. Tôi nheo mắt đáp lại:
- Nhất định mà, I like you too.
Những ngày sau đó, nếu không gặp được nhau thì chúng tôi cũng thường trao đổi qua điện thoại, hoặc "chúc ngủ ngon" buổi tối. Có khi làmột ti tí quà, có hôm là một bức thư nhỏ hí hoáy vài điều gì đó rất dễ thương...
Yoshin lạnh lắm, nhưng điều đó lại không xảy ra giữa hai chúng tôi. Cũng nhờ đó mà quan hệ giữa tôi và bác sĩ LIN lại trở lên mật thiết hơn. Ở chỗ làm, chúng tôi không chỉ coi nhau là đồng nghiệp mà cởi mở hơn như huynh đệ, như người một nhà. Tôi có dịp gần gũi học hỏi, trau dồi thêm kiến thức y học hơn nhờ có LIN, cũng như bạn ấy không ngừng động viên, khuyến khích tôi tiến lên trong lãnh vực chuyên môn. Hai đứa chúng tôi rõ hợp tác với nhau nhịp nhàng, ăn ý lắm. Rồi một hôm tôi trở thành Employee of the month. LIN cốc nhẹ vào đầu tôi:
- Đãi đi chứ!
- Không thành vấn đề.
Đêm đó 4 đứa cụng ly vui khó quên. Câu chuyện đang tuôn chảy như một dòng sông đẹp.
Bỗng dưng có một ngày chúng tôi được mời dự đám cưới của một đồng nghiệp. Vẫn như những lần khác, tôi ngồi cạnh Yoshin. Hôm đó nàng lãnh đạm ít lời khôngnhư mọi khi.
Tôi nắm lấy tay nàng ân cần: không sao chứ" Rất giống như phụ nữ có bầu đấy nhé. Yoshin nhìn tôi cười nhạt nhẽo, khó hiểu. Trái lại, Lin hôm nay lại nói nhiều, uống nhiều và không ngớt miệng xuýt xoa:
- Áo dài Việt Nam đẹp quá, nhất là chiếc vòng ngọc đeo trên tay tôi rất hợp với kiểu cách người Á Đông như tôi.v.v...
Đêm về rất khuya, Yoshin gọi điện cho tôi, nhưng lần này không phải để chúc ngủ ngon như mọi khi. Nàng kể cho tôi nghe về một giáng sinh tuyệt đẹp của vợ chồng nàng cách đây không lâu và quà Giáng Sinh mà Lin tặng nàng là một chiếc cẩm thạch giống y như chiếc đeo ở trên tay tôi. Nàng gằn rõ từng tiếng: không phải chỉ giống mà đích thực là nó. Cả tia mắt LIN trao cho tôi cũng nói lên được điều đó. Chiếc vòng ngày ấy không vừa vặn bàn tay của nàng, nên Lin cất lại và không bao giờ nghe nhắc đến nữa.
Té ra nàng ghen, Trời ạ. Tôi không đủ kiên nhẫn đợi nàng dứt lời, mà nàng cũng có để cơ hội cho tôi được giải thích đâu. Tôi cẩn trọng, chậm rãi. "Này bạn, thôi đợi bao giờ bạn bình tĩnh lại mình mới tiếp tục nói chuyện nhé"
Yoshin hét to: Hold on, không được cúp đấy.
Lúc đó tôi mới chợt nhớ lại trong buổi tiệc hôm nay nàng đã uống rất nhiều. Chúng tôi có can ngăn, nhưng LIN nheo mắt "Phụ nữ có đôi lúc bất bình thường vậy thôi". LIN sẽ đưa nàng về bình yên. Tự nhủ lòng nguyên nhân chỉ có vậy, nhưng sao tôi vẫn giận tím mặt. Bỗng dưng vô cớ nàng hàm oan tôi, hàm oan....tất cả những gì đẹp đẽ mà chúng tôi cố công vun vén và trân trọng bấy lâu.
Tôi cố tình kìm nén để khỏi nói lời đáng tiếc: “Yoshin, hiểu lầm rồi."
Bỗng dưng không kìm được lòng tôi cũng thét lên: -Bạn cứ khăng khăng như vạy thì cứ kêu FBI điều tra chiếc cẩm thạch trên tay tôi đi!
Tôi thở dài. Nàng cũng thở dài: Sorry!
Tôi gượng ép:-không hề gì, ngủ ngon.
Cuối cùng chúng tôi gác phone như chưa từng có việc gì xảy ra
Nhưng từ đó Yoshin không hề chủ động liên lạc với tôi nữa, tôi cũng không có lý do gì để gọi nàng. Lâu lâu Lin nói với tôi:
- Hôm nay Yoshin mang con đến chích ngừa ngoài kia đấy
Tôi chạy lại lăng xăng đỡ lấy đưá bé và ân cần hỏi thăm, với thói quen nghề nghiệp của tôi thì điều đó không mâý gì khó khăn. Tất nhiên cho dù hai đứa chúng tôi cố gắng đến mức nào đi nữa cũng không thể trở lại như xưa được. Cả hai đều cố tình lẩn tránh một điều gì đó. Trong lòng mỗi người đều ấm ức, nhưng quan hệ ngày xưa khiến không ai nỡ nhẫn tâm hơn nữa. Chỉ biết ôm chầm lấy đứa bé cho đỡ ngượng.
Thoạt đầu, tôi cũng có hơi tiếc mối quan hệ dễ thương đó. Nói cho cùng ở nơi xứ lạ quê người, cho dù là đồng hương đi nữa thì cũng đến mức đó là cùng. Đương nhiên tôi phải nhớ tiếc chứ. Nhưng tự ái và bận rộn ngày qua ngày khiến tôi lãng quên đi khá mau.
Ở nhà thương, có nhiều lần Lin cũng có cố tình gặng hỏi, nhưng tôi cứ vờ đi "chuyện phụ nữ ấy mà, anh biết để làm gì (")" Nên dần dà Lin cũng không đề cập đến nữa.
Chỗ chúng tôi làm việc có một nơi cao chót trên sân thượng, nơi có thể nhìn ngắm mặt trời thật tuyệt, bình minh cũng như hoàng hôn đều mượt mà như tranh vẽ. Tôi nhiều lần chôn chân hàng giờ nơi đây, cho những biến động của đời thường lắng động xuống bớt. Sáng hôm ấy, tôi cũng đứng tựa vào lan can như bao lần, ngó mông lung xuống vườn hoa bệnh viện. Chỉ trừ một vài chú chim cất tiếng hót rất khẽ ra, không gian dường như tĩnh mịch đến lạ thường. Rất sớm, nên tôi còn nhìn thấy rõ từng giọt sương nằm nhởn nha trên lá cỏ, tôi mênh mang nghĩ gì không rõ, chơtï bắt gặp lòng mình bình yên thật nhưng sao vô cảm quá Có một cảm giác gì đó rất ổn định bày giữa ngỗn ngang.. Tôi phải cấu vào tay mình thật đau, để hy vọng rút mình ra khỏi cảm giác kỳ lạ đó. Dẫu sao cảnh vật đẹp như thế này, kể cũng nên say một chút. Xin đừng có một dấu hiệu khẩn cấp hay tiếng xe cứu thương nào thì hay biết mấy. Đời thường có mấy chốc được đắm say đâu.
Đúng lùc đó tôi nhìn thấy YOSHIN, nàng hôm nay sao có vẻ thất thần và vô hồn quá, dưới một lớp phấn son rất dày mà không sao dấu được vẻ mệt mỏi bất an. Tôi chợt bồn chồn: Lin có chuyện gì chăng" Tim tôi bắt đầu đập nhanh, anh chỉ nói nghỉ phép 3 ngày thôi mà. Tôi đưa tay vẫy, nhưng hình như mục tiêu nàng cũng đang tiến gần đến tôi. Tôi tất tả chạy đến nắm lấy tay nàng day mạnh:
-Yoshin, nói cho tôi biết đi, có chuyện gì rồi" Sao trời chưa sáng bạn đã vội đến dây"
Mắt Yoshin tối lại như tận thế, nàng nói đủ để 2 người nghe
-Mình nên tìm một nơi riêng tư để nói chuyện đi.
Tôi đáp gọn lỏn: -Được. Đoạn dẫn nàng một mạch đến phòng ăn. Sáng sớm chưa có người lai vãng, vừa ngồi xuống thì Yoshin vào đề ngay
- Valentine, chắc có thừa sức biết Lin đang được đề bạt tranh chức trưởng khoa"
Tôi "àà" lên một tiếng, thì ra nàng đang vận động tranh cử cho chồng, nên mới tìm dến tôi. Hèn chi, chớ có động cơ nào có thể đánh thức tiểu thơ như nàng lúc trời chưa kịp sáng.
Tôi đang lơ mơ nghĩ thì nàng tiếp:
-Mà chồng tôi thì rất thích cô đó, Cô biết chứ"
(chú thích bằng tiếng Mỹ đôi khi, dễ gây cho người ta cảm giác hiều lầm hay khó mà cắt nghĩa được chích xác)
Tôi đang hoang mang, không hiểu được ý nàng nên lẩm bẩm một mình:
- Vâng tất cả vẫn tốt đẹp đấy mà.
Tôi trở nên rất nghiêm chỉnh, rạch ròi: bạn muốn gì thôi thì nói ra đi để cùng nhau thương lượng
Chưa kịp dứt lời, tôi bỗng dưng bị lãnh một cái tát như trời giáng từ bàn tay mang rất nhiều nữ trang đáng giá của Yoshin. Rồi từ đâu cơn thịnh nộ ập tới, nàng sỉ nhục tôi bằng đủ thứ loại ngôn từ thô thiển nhất, mà từ bao giờ tôi chưa từng trải qua. Dễ sợ quá, đầu óc tôi cứ u u mê mê, như hàng vạn mũi dao đâm xoáy vào sĩ diện và lòng tự trọng: Cái cô muốn chỉ là tiền của chồng tôi. Cô thật là đê tiện, vô liêm sỉ ngay từ lúc bắt đầu cô đã rắp tâm đoạt chồng tôi rồi.
Tôi đau điếng: Tiền, tiền cái gì cơ" Tôi cứ lắp bắp không nên lời.` Cổ họng tôi khô rát. Tôi muốn trả đũa thật đau: nếu tôi thật sự muốn tiền như cô nghĩ, thì cái tát này thật là đáng giá. Ở cái xứ coi trọng nhân quyền này, thì riêng cái tội phỉ báng và xúc phạm nhân phẩm không thôi thì cô phải trả giá bao nhiêu mới đủ"
Nhưng rồi trong tôi bổng lóe lên một ý định, cái ý định mà chỉ có đàn bà mới nghĩ ra được. Tôi nuốt nước mắt vào trong yên lặng mang rất nhiều ý nghiã và toan tính.
Tôi lặng lẽ cúi thấp đầu bước đi, để lại đằng sau bao nhiêu là cặp mắt hiếu kỳ. Thiệt là oan ức lắm. Nhưng thôi cứ chờ mà xem, tương lai sẽ khẳng định cái đích thực.
Tôi mỉm cười tự tin hơn bao giờ hết. Và không cần chờ đợi lâu hơn một phút, tôi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình.

2. CHỈ CÓ ĐÀN BÀ MỚI NGHĨ RA

- Chào Bác sĩ Lin
- Xin chào Valentine. Bữa nay có gì vui mà tươi tắn thế"
- Không có gì, tôi nhũn nhặn làm duyên: Mấy bông hoa đẹp quá. Em sẵn tay cắm một bình bên phòng anh luôn. Bệ cửa sổ trơ quá đấy, phòng bệnh cần phải có sinh khí một chút chứ, có đúng không"
- Cảm ơn Valentine, em thiệt nice quá.
- Ngửi xem nào, hoa thơm lắm đấy thật đấy.
- Phải đấy, bye bye gặp lại sau
Lúc ra về, tôi nhận được một mảnh giấy nhỏ kẹp ngay cây quạt nước trước đầu xe, nắn nót trên một mảnh toa thuốc, người viết không ký tên: "Người thơm như hoa, chúc em một buổi chiều đẹp". Tôi vò nát ngay sau khi xem xong, không một chữ nào còn đọng lại trong lòng. Coi như thắng lợi bước đầu.
Tôi lao xe vút đi và tin chắc rằng đằng sau thế nào cũng có một con mắt theo đuổi dấu vết của mình.
Rồi những ngày kế tiếp:
- Hi Bác sĩ Lin, anh chưa về sao"
- Chào Em!
Tôi không ngạc nhiên nhưng cũng ngơ ngác nhìn LIN. Có nhiều người cho rằng tôi có đôi mắt đẹp và tôi cũng thừa biết đó là vũ khí:
- Có chuyện muốn nói với em à"
- Oh không, trời đẹp quá. Từ đây ra parking lot cũng xa, đi một mình phí đi.
Rồi chàng lăm lăm nhìn tôi dò xét.
Tôi biết thế nên bẽn lẽn nhìn bâng quơ, 2 bàn tay cứ xoắn vào nhau quấn quít. Chàng tiếp:
- Không làm phiền em chứ"
Tôi lắc đầu nhè nhẹ, cố đong đưa mấy mớ tóc mâybuông lõa xoã xuống vai;
- Không đâu Lin, em cũng nghĩ thế mà.
Đường từ khoa tim ra bãi đậu xe thực sự không xa, nhưng nếu đi quanh co thì cũng mất một đỗi. Tôi chui tay vào áo ấm run khẽ, trời lạnh thật sự chứ không phải tôi làm dáng đâu. Không ai bảo ai lấy một lời, cứ thế mà lầm lũi đi bên nhau, trời rất ướt! Đến nơi, Lin lấy tay sửa lại khăn choàng cổ cho tôi:
- Em chui vào xe đi, coi chừng cảm lạnh nhé.
Rồi chàng nhìn tôi đăm đăm, tôi cũng vậy như là say đắm:
-Anh cũng vậy, lái xe cẩn thận cho em. Mai gặp.
Ngồi vào xe việc đậu tiên là tôi sửa lại kiếng chiếu hậu lên soi gương, bỗng dưng thấy rất bằng lòng, hả dạ, một chút gì không phải là tôi, nhưng thây kệ, trận đánh này không hiểu sao tôi càng đánh càng hăng.
Rồi những lúc rảnh rỗi, tôi thường ghé sang phòng làm việc của Lin.
- Mấy cuốn sách này hay quá, em ngồi xem một chút không làm phiền anh làm việc chứ" Không thôi để em khiên gvề phòng mình xem vậy (tôi thừa biết Lin làm gì không giữ tôi lại).
Lần hồi tôi biết hết thời khoá biểu và thói quen riêng của chàng. Tôi cũng biết mấy giờ thì Yoshin gọi cho Lin, đó là điêù lâu rồi tôi rắp tâm muốn biết.
Reng reng reng... Tiếng chuông này tôi đã chờ từ lâu. Tôi nhấc máy cợt nhả:
- Văn phòng Bác sĩ Lin, xin hỏi cần giúp gì ạ"
Tiếng bên kia im lặng, tôi hỏi lại: Hello, xin cần giúp gì ạ" Tôi nhắc lại cố tình để đối phương nhận ra tiếng mình. Quay sang LIN không ngần ngại nói một cách thân mật
- Dennis, phone của anh, ai mà bí mật thế, Em đi trước (Lần đầu tiên tôi gọi chàng bằng tên, dẫu nhiều lần Lincũng đã đề nghị thôi đừng gọi bằng last name nghe xa lạ lắm, nhưng tôi cứ bảo không quen!
Chính Lin cũng nhìn tôi chừng hửng. Nhưng chỉ một giây sau đó, chàng mềm đi, cười hiền hoà:
- Chờ anh cùng đi.
Tôi nói trong hơi thở: Vâng ạ.
Tôi biết tôi đã bỏ lại đằng sau một một chiến trường. Thôi trận đánh này dẫu thắng, dẫu thua vẫn phải nên dừng lại. Sao tôi bỗng linh cảm một điều gì đó bất an.
Rồi ngay lúc đó tín hiệu cấp cứu mầu xanh vang lên: Code Blue, code blue, có người bệnh suy tim phòng số 105.
Tôi quay lại lấy chiếc áo blu để quên trong phòng Lin lúc ban nãy, thì nhìn thấy LIN mặt mũi bừng bừng sôi giận, chẳng hiểu họ trao đổi nhau những gì bằng thứ ngôn ngữ thập cẩm nửa Tầu nửa Nhật kia, nhưng xem chừng gay cấn lắm, trông Lin mất phong độ hẳn đi, gương mặt chàng tím tái phẫn nộ. Tôi đưa tay ra hiệu rồi vội vã khoác áo chạy đi.
Tin hiệu phát lên lần thứ hai, Lin vẫn chưa có mặt. Tôi bắt đầu sợ xanh cả mặt. Bác sĩ chiụ trách nhiệm phòng bệnh này chính là Lin và là người bệnh của khoa tôi. Cho đến khi tín hiệu phát lên lần thứ ba, nếu như không chính tay tôi giựt phăng cái phone kéo chàng ra khỏi phòng thì không biết bao giờ mới co ùthể chấm dứt cái cơn phẫn nộ của chàng.
Nhưmg mà, Lin đến vẫn không kịp, người bệnh ra đi khi làm hô hấp chưa đếm tới lần thứ 13. Tâm đồ dừng lại đột ngột, tôi ngã qụi xuống đất. Bởi tôi là người biết rõ nguyên nhân cuả sự chậm trễ đó. Người bệnh chết oan trong tay một Bác sĩ đầy tài năng
Người ta tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra về cái chết của người bệnh đó. Người bệnh vốn có chứng suy tim kinh niên, không chịu nổi chất phản quang khi rọi não bộ, vì đã ăn phải một loại thịt heo có bệnh, trứng bệnh đã theo máu truyền tới não. Nhưng nguyên nhân do đâu có sự chậm trễ về hô hấp nhân tạo thì không ai có thể biết. Dây điện truyền loa phóng thanh vào văn phòng bác sĩ Lin bỗng dưng bị đứt, dây điện văng ra chỏng trơ. Rõ ràng dấu hiệu cấp cứu không được truyền tới, dây điện đã bị cắt đứt trước đó từ lâu.


Không ai muốn đánh mất hình tượng một bác sĩ trẻ đầy tài năng giống như Bác sĩ Lin, nên họ tin như vậy. Chính Lin cũng không thể hình dung nổi tai sao lại có một sự ngãu nhiên đến thế, không đoán ra nổi ai đã cứu chàng thoát nạn. Lúc đầu cũng có bứt rứt lương tâm của một kẻ sát nhân, nhưng lần hồi hào quang của chức vị khiến chàng đã không ngần ngại chốt phăng đi tất cả. Để lại mình tôi ân hận ray rứt không nguôi.
Một cái chết, một sinh mạng sao tôi nỡ nhẫn tâm, nỡ dung túng. Thế thì còn gì là y đức nghề nghiệp. Đêm về không sao chớp mắt nổi, tôi không bao giờ tha thứ cho mình, khi chính tôi là người nhanh trí giật đứt dây điện trước khi họ tiến hành cuộc điều tra. Bàn tay tôi vấy máu. Thôi chào biệt tất cả mọi người, tôi đi theo lối hành lang vắng ngắt, mùi tử thần xông lên đến rởn ốc. Tôi muốn từ chức, tôi không thể tiếp tục làm việc với mặc cảm tội lỗi như thế, dẩu không ai có thể biết tường tận đầu đuôi kể cả Lin.
*
Nằm ốm rẹp một tuần, tôi cũng trở lại làm việc. Nhà thương bận rộn hơn với hơn 1500 Medical mới vừa được giao phó. Đây thuộc về trợ cấp y tế của những người vô gia cư, nói cho đúng là những kẻ du côn du đãng, cướp giật, ma túy. Đâu đâu cũng đầy dẫy những hành vi kỳ quái, mùi bẩn ghét, khói thuốc và dấu hiệu dương tính HIV. Tôi và đồng nghiệp cũng đã nhiều phen xanh mặt rồi.
Môt hôm đang rọi tim cho một người đàn ông da đen, thì hắn trở nên biến thái, muốn giở trò với tôi, nhằm đúng lúc Lin vừa đi qua, tôi vội bấm dấu hiệu khẩn cấp.
Lin chợt hiểu ôm nhẹ vai tôi trấn an:
-Ngoan!
Rồi nhanh trí nháy mắt:
- Phòng bệnh 114 đang cần em kìa, chỗ này để cho anh lo cho, mau đi.
Tôi thoát nạn, lẽ ra chạy đi, nhưng sao đôi chân cứ chùn lại, một cảm giác êm đềm xâm chiếm. Ngập ngừng quay lại nhìn Lin, tôi thấy mình lâng lâng, cảm giác lâu rồi không bắt gặp. Nhưng tôi trấn tĩnh lại được ngay sau đó. Mình không thể như vầy được, cho dù có yếu lòng đi nữa, người đó nhất định không phải là Lin. Rồi tôi cố lê nhưnõg bước chao đảo, mất định hướng như người vừa lãnh một cái tát tai.
Ba hôm sau, Lin trở lại làm việc sau một cơn ốm nặng, chàng bị nhiễm siêu vi lây lan bởi một người bệnh gan. Không hiểu do tưởng tượng hay quá lo lắng, tôi thấy gương mặt chàng vàng võ đến xót lòng. Vưà nhìn thấy tôi đã hấp tấp hỏi:
- Bác sĩ OK không"
- OK!
Tôi giận dỗi trách móc, vậy mà không nghe ai báo qua một tiếng, làm người ta cứ lo lắng.
Lin tinh nghịch vặn lại:
- Em lo lắng, hay là em nhớ nhung"
Tôi nguýt dài, Bác sĩ cứ đùa dai nhỡ có ai nghe thấy được.. Hôm nọ người bệnh da đen đã tưởng nhầm Bác sĩ là chồng em rồi đó.
- Rồi em đã trả lời sao với hắn"
- Em nói: chồng hồi kiếp trước
Lin chữa lại không cần suy nghĩ - không phải là kiếp sau.
Lúc đó tôi mới giật thót người, chiến trường tôi gây ra đã vẩn đầy máu.
Tôi đã thề với lòng mình là hãy dừng lại. Lòng căm thù hãy để nó đi theo người bệnh phòng 105 đi vào huyệt mộ. Đời người ngắn ngủi, đừng đố kỵ nữa.
Ô hay, nhưng sao tôi không thể giống như đang đùa bỡn, mà cứ như đang thật lòng với Lin mới lạ chứ. Oh my God!!
Ba tháng sau, sau nhiều đấu tranh gay go với tình cảm và mâu thuẫn, một buổi chiều đẹp dạo biển với chồng con, tôi gấp sách lại, thả cuốn nhật ký trôi theo dòng nước. Tất cả sẽ trở thành kỷ niệm trôi vào với đại dương hun hút xa và sóng cuốn mất sạch.
Tôi trở về với con người của ngày tháng xưa, yêu người quên bản thân mình bên giường bệnh, an ủi san sẻ với họ trong mọi tình huống, hòng chuộc lại lỗi lầm đã qua. Cái chết của người bệnh phong 105 đã thực sự nghiêm khắc nhắc nhở tôi làm người. Tôi càng chí tình, chí ý với bệnh nhân của tôi hơn, vốn đã được đề bạt, nay uy tín tôi lại càng được củng cố. Tôi cũng tránh gặp mặt Lin luôn từ đó, để tránh những ý tưởng không lành mạnh xâm hại bản thân.
Human nature mà! Tôi tự nhủ với mình mà cứ ân hận mãi.
Tất cả tưởng như là đã kết thúc.

3. MƯỜI NĂM TÌNH CŨ

Nhà thương nơi tôi làm việc đang tưng bừng tu chỉnh để mừng Aniversary lần thứ 96 ngày thành lập nhà thương Lincoln. Sáng nay có mời cả cha đạo tới hành lễ cầu nguyện cho mọi người sớm bình phục, khỏe mạnh và được ơn phước chúa. Đâu đâu cũng cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu.
Phòng làm việc của tôi được xây lộ ra ngoài trời, nên đôi chỗ bị hoen ố, có mấy lần trời bão trần nhà vẫn bị rỉ nước nên cần được sửa chữa. Tôi và một vài đồng nghiệp phải nhập chung phòng để làm việc với nhau trong thới gian này. Ấy thế là tôi lại gặp mặt LIN thường hơn, vẫn chào nhau cẩn trọng tin yêu. Nhưng mà cả 2 đứa chúng tôi đều cố gắng tránh mặt nhau thì phải..
Một hôm Lin bảo tôi xem chung một hồ sơ của một người bệnh mới qua đời, đã hiến tặng quả tim cho khoa học, nếu xem xét phù hợp, sẽ tiến hành ngay phẫu thuật ghép tim cho một người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch. Đang coi hồ sơ thì bất thần, từ trần nhà đang sửa chữa rơi xuống một khối xi măng khá nặng, lớn hơn một nắm tay người. Vừa kịp nhìn thấy tôi vội vàng lao tới đỡ thay LIN. Khối xi măng chỉ cách đầu chàng trong li tấc, dội cả sức nặng vào lưng tôi.
Đau điếng và sợ hãi, tôi ngất đi mấy phút... Tỉnh dậy thấy chàng vẫn sống sờ sờ. Tôi ôm chặt lấy Lin mà khóc, khóc như mưa.
Lin cười cười, gương mặt có hơi xanh nhưng tràn đầy hạnh phúc. Chàng lấy tay aó chậm chậm nước mắt cho tôi rồi gắt yêu:
- Gớm, tôi đã chết đâu mà khóc.
Tôi bắt gặp mình tựa đầu vào vai chàng lúc nào chẳng hay, thoáng chốc nhận ra, tôi vội lùi lại ý tứ. Nhưng....
Bất chợt Lin kéo tôi vào lòng siết chặt, tôi chỉ chống cự yếu ớt rồi bủn rủn buông xuôi. Lần đầu tiên, chàng đặt nụ hôn lên môi tôi, nụ hôn có vị dồn nén của năm tháng, của khát vọng vô tận. Tôi biến thành một đám mây bềnh bồng trôi trong vòng tay người tình. Chàng thỏ thẻ bên tai: - Tôi sẽ ôm em mãi mãi như vầy và không bao giờ thả ra nữa.
Tôi nhắm nghiền buông thả.
Chàng bảo: Em có nụ cười đẹp như mơ, mà mỗi khi cười cứ hay che miệng lại, làm cho bất cứ người đàn ông nào nhìn thấy cũng có cảm giác muốn đột phá. Hay là Em cố tình làm duyên để trêu chọc tôi. Và cứ như tôi để ý, cứ mỗi khi kéo ghế ngồi xuống. Em lại hay cẩn thận sửa cổ áo lại cho ý tứ. Người qúi giá như trân châu, em thánh khiết quá làm sao khỏi làm tôi ngã gục. Ngay từ ngày đầu bước chân vào Lincohn, nhìn cái dáng rón rén, cẩn trọng của em, tôi đã sợ có ngày này xảy ra.
Chàng nhắc tới chồng tôi và nói: Nhiều lần tôi đã nhìn trộm Tom thán phục, anh có tài gì mà chinh phục được một người đan thanh đến thế.
Tôi e thẹn để tay lên môi chàng: Thôi đi, nhưmg lời gì sao nghe nhột nhạt quá!
Chàng gỡ từng ngón tay xuống mân mê rồi đặt lên đó một nụ hôn.
Trời vụt tối rất nhanh, tiếng chuông điện thoại reng, Lin trả lời với Tom:
- Nàng công chúa của anh bị bệnh rồi, tôi vừa đo huyết áp.
Tôi cầm phone đáp nhỏ: - Em biết rồi... đã quên đón con. Em hình như bị... trúng gió.
-Em đừng lo - giọng Tom lúc nào mà chả thế, một giọng nói ấm áp nhất trên đời-Anh đem dầu và aó ấm đến ngay, mình đi ăn cháo rồi về ngủ sớm nghe Vân Thanh.
Tôi không ngạc nhiên, vì đó vốn là những gì rất là Tom. Cái mà đã làm tôi kính phục và yêu thương bền bỉ với tháng năm. Nhưng những lời lẽ chân tình, quen thuộc đó chẳng làm tôi ấm lại, mà càng làm tôi lạnh hơn thêm. Nhìn quanh vạn vật đêm nay sao đều đen quá và thô thiển quá.
*
Thoắt mà mười năm đã qua.
Cứ mỗi lần Christopher thêm một tuổi, tôi lại đếm thêm một năm ngày rời bỏ Lincoln mà đi, Chris cũng vưà đón sinh nhật mười tuổi. Trời tháng mười ở San Franc buồn âm u cứ gợi lại quá khứ.
Năm đó tôi sanh Christopher thì gặp ca sanh khó, chú bé làm khó mẹ nằm ngang. Tôi cực nhọc suốt 5 ngày trời, cuối cùng phải mổ và băng huyết cấp tính, tưởng đã không giữ được sanh mạng. Nhóm máu B Positive lại cạn kiệt trong ngân hàng máu. Đoảng thay, không có ai trong gia đình có thể cho tôi được loại máu ấy. Nhằm lúc Tom, chồng tôi lại đang công tác xa. Tôi gần như rũ liệt băng hoại.
Sau này, nghe bạn bè kể lại tôi mới biết, người đã cùng tôi vượt cạn suốt 5 ngày ròng quên ăn, quên ngủ bên ngoài chính là Lin. Chúng tôi chỉ cách nhau một bức tường ngăn, Lin đã theo dõi từng biến động xảy ra với tôi. Dẫu không biết nhưng lúc đó trong tôi mơ hồ cảm nhận được một sức mạnh vô hình nào đó truyền tới, khiến tôi dũng cảm như chưa bao giờ.
Và cơ thể tôi cũng từ từ ấm nóng lên nhờ máu của chàng lan truyền tiếp sức, truyền cho đến khi cơ thể của tôi không còn tiếp nhận được nữa, cũng chính là chàng không còn cầm cự được nữa.
Nhưng mà thời gian đó, chúng tôi tuyệt đối không nhìn thấy nhau. Chàng giữ thể cho tôi, còn tôi cũng có vạn vạn lý do không thể nào xuống phòng hồi sức để tìm chàng, dù chỉ có là tìm ân nhân đi nữa. Nhưng cả nhà thương đều biết, chỉ có Tom chồng tôi không biết. Hay chỉ vì anh quá trân qúi tôi, nên anh không muốn tin bất cứ điều gì ngoài tín ngưỡng sự trong sạch của tôi. Đó cũng là một lý do nằm trong quyết định ra đi của tôi.
Máu chàng đã hồi sinh tôi, cho tôi sức mạnh sự sáng suốt để tiếp tục bước. Hình như mọi khổ đau trăn trở đều được rũ sạch sau cơn tai biến. Tôi thoát kén bay ra làm một con bướm trắng, thanh thản, thoát tục, đoạn tuyệt với phiền muộn đau khổ. Tôi bằng lòng sự sắp đặt này của thượng đế. Vì giờ đây, dù ở phương trời nào, tôi cũng đang có một phần của chàng trôi chảy trong tận cùng thân thể.
Gia đình chúng tôi đã bắt đầu hồi sinh hạnh phúc trên mảnh đất mới. Tới hôm nay Christina đã vào lớp 6, còn Christopher lớp 4. Tom và tôi cũng vừa đem gửi 2 nhóc về ngoại, lãng du một chuyến về thăm quê hương, son trẻ mặn nồng như thuở hẹn hò.
Nhưng sao... Cuộc đời làm sao tránh được 2 chữ "nhưng sao". Tôi biết vậy để tiếp tục sống và sáng tạo hạnh phúc. Tôi cũng rất thành đạt ở chỗ làm việc mới, bệnh viện San Francisco Memmorial với thâm niên 10 năm. Bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên ôi thôi nhiều lắm, vui vẻ không kém gì ở Lincoln ngày xưa. Gia đình của tôi được coi như mẫu mực của một gia đình hạnh phúc.
Đám sinh viên trẻ hay tìm đến tôi tư vấn về tình yêu, hôn nhân. Trong đám sinh viên năm thứ 2 có một tên họ LIN. Nhiều hôm ở phòng ăn, hắn cứ lẽo đẽo mang theo cái khay "em ngồi với cô" làm tôi bối rối. Cặp mắt của hắn, môi miệng của hắn sao cứ làm tôi nhột nhạt xốn xang.
Đồ khùng, chỉ là một tên con nít, mặc kệ hắn mang họ gì đừng bao giờ thiên vị ưu đãi chỉ vì một cái họ. Nhưng em ấy ưu tú thật, ngoan thật, lại lém lỉnh nữa, có thầy cô nào thấy mà không mến. Tôi thừa nhận có cảm tình đặc biệt với thằng nhóc này nhất trong đám sinh viên. Nhiều lần tôi rất muốn gặng hỏi tên thật của em ấy. Bởi Derick chỉ là tên Mỹ em mới đổi lại cho dễ gọi khi vào đại học. Nhưng thôi truy cứu để làm gì, mà chắc gì đã phải. Trong trường y khoa có chán vạn gì sinh viên mang họ LIN từ Đài Loan đến. Chẳng lẽ họ đều dính dáng đến một người.
Chỉ còn 2 ngày nữa là giáng sinh mà Derick lại bị nạn. Đi cả bọn lên núi chơi mà chẳng ai hề hấn gì, duy có Derick trượt chân khá nặng, lăn xuống vực sâu, một cành cây khô đâm xuyên qua sườn trái, may mà không chạm đến tim.
Tôi hay tin lịm lòng chạy bay về nhà thương. Derick đã qua thời kỳ nguy hiểm, nhưng mất máu nhiều quá cần phải truyền máu. Lại là nhóm máu B qúi hiếm kia.
Tôi nói như gào:- hãy lấy máu của tôi.
Hình như 10 năm rồi tôi mới khóc, không đúng, những giọt nước mắt này đã dồn nén 10 năm. Tôi oà lên nức nở. Cho dù vật đổi sao dời, làm sao tôi có thể quên cảnh xưa người cũ. Tôi cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt và con tim có máu mà thôi. Chỉ có là tôi cố đóng một vai diễn xuất sắc kéo dài suốt 10 năm. Tôi đã sống giả nhuần nhuyễn đến độ chính tôi cũng không tin mình đang sống thật.
Người ta thực hiện đúng yêu cầu của tôi. Máu của 2 đứa chúng tôi cùng lan truyền trên châu thân thằng bé tội nghiệp. Và màu hồng cũng từ từ ửng dần trên gương mặt thằng bé. Tôi cầm không nổi xúc động. Những giọt nước mắt rơi lã chã vô tình chạm lên tay em ấy. Thằng nhỏ mơ màng gọi:
- Cô... Cô... Valentine
Tôi giật mình lau vội nước mắt, toan bước đi thì Derick chồm người lại gần khẩn khoản - Mommy, đừng bỏ đi!
- Derick, cô đây mà, cha mẹ của em chắc cũng sắp đến rồi. Mùa giáng sinh đặt vé đâu phải là chuyện dễ dàng. Chắc họ phải stand by chờ may mắn thôi... Ngoan! Có cô đây rồi.
Derick cắt ngang:
- Là em gọi cô đó. Từ nay về sau, em sẽ gọi cô bằng Mommy, cô cho phép không"
Em vừa nói gì cơ. Tôi thảng thốt, thân thể lạnh ngắt vì truyền máu suốt mấy ngày trời bỗng dưng ấm nóng, môi tôi run lên như vừa nghe được tiền nói của một đưá con thất lạc từ lâu. Tôi gượng lắm mới cười được:
- Derick muốn gì đây, Vietnamese Noodle soup hở" Sao bỗng dưng ăn nói ngọt ngào dến thế.
Derick nhăn mặt khổ sở:
- Cô, cô hiểu em muốn nói gì mà. Cô chính là thiên thần, chỉ thiếu một đôi cánh.
Mặt tôi phút chốc nóng bừng, không hiểu xuất phát từ câu nói đó hay chính vì như ai đọc rõ nỗi lòng sâu xa. Tôi nói cẩn thận và rất điềm tĩnh:
- Ai cũng sẽ làm như tôi thôi, em để tâm làm gì, tịnh dưỡng là tốt hơn.
Tôi lẩm bẩm một mình: kể ra trên đời có nhiều chuyện ngẫu nhiên thật.
Derick không bình tĩnh được lay lay áo tôi: Cô hôm nay lạ lắm, cô như có điều gì dấu em"
Tôi giật mình:
- Thật hả" Thôi được cái đầu thông minh. Hết bệnh đi cô sẽ nói, được chưa"
Derick lườm tôi, nói giọng người lớn:
- Đàn bà vẫn cứ là đàn bà!
Câu nói sao nghe quen quen ở đâu.
Tôi kéo tấm màn thấp xuống, để tránh ánh hoàng hôn đừng chói vào gương mặt thằng bé đang nhìn tôi đăm đăm.
Nỗi hoài nghi và ám ảnh của tôi nhiều ngày, cuối cùng cũng bắt tôi phải đối diện và nhìn nhận. Bởi đã lâu, tôi cố tình không muốn đối diện với sự thật. Bởi sự thật ấy mang đầy dấu tích của quá khứ và chẳng có gì hỗ trợ cho tương lai, nên tôi cứ ngày qua ngày lẩn tránh. Nhưng rồi cái gì tới vẫn phải tới.
Linh cảm của tôi mách bảo một điều gì đó sắp sưả xảy ra hôm nay, nên mỗi tiếng động nhỏ đều làm tôi giật mình đánh thót. Cuối cùng Derick gọi, tiếng em reo vui đầu dây bên kia:
- Cha mẹ em đã tới, cô lên đây một chút đi.
Tôi lắp bắp không thành tiếng nhưng cũng tự trấn an, có lẽ do mất máu nhiều quá, nên hoa mắt thôi.
- Cô ơi, cô OK chứ"
- Tôi ngập ngượng:
- Ừ.. thì cũng không có gì.
Derick phân trần:
- Cô sao thế" Ý của em là à là cha mẹ em phải đích thân đến chào hỏi và cám ơn cô mới là phải cơ.
- Không cần đâu, đợi một lát cô sẽ đến, cô đang bận chút việc ấy mà.
Tôi vừa nói vừa run. Gác phone xuống không chậm hơn một giây, tôi gấp gáp bấm số nhà thương Lincoln. 10 con số mà 10 năm rồi tôi không còn dùng đến nữa, nhưng không thể nào làm tôi nhầm lẫn. Tôi gấp gáp như thể chậm một phút sẽ có một sự dời đổi hay hoá kiếp.
- Hello, xin gặp Bác Sĩ Lin, Dennis Lin.
Tôi nhận ra ngay tiếng của Allan một người đồng nghiệp củ:
- Bác Sĩ Lin không có mặt bữa nay, xin hỏi cần giúp gì ạ"
- Allan, tôi Valentine đây. How have you been"
Tiếng Allan cũng mừng vui không kém:
- Lâu rồi không nghe tin, ngọn gió nào đưa bạn đến đây"
- Khoan đã, tôi có chuyện cần gấp muốn gặp Bác Sĩ Lin.
Không đợi tôi dứt lời, Allan nói cắt ngang:
- Con trai ổng vừa bị nạn, hiện đang điều trị tại San Franc. Memorial, ổng đã bay từ hồi sớm.
Đầu tôi nổ ra, chiếc phone trên tay rơi beng beng trên nền đất lạnh
*

- Valentine, Valentine à.
- Valentine, tình yêu của tôi, tỉnh dậy đi.
- Tỉnh dậy đi Vân Thanh.
Tiếng gọi mơ mơ hồ hồ như từ cõi xa xăm vọng lại, rồi như kề tận bên tai.
Hơi thở rất nhẹ, giọng nói rất quen thuộc. Nhưng làm sao tôi có thể mở mắt ra, làm sao tôi có thể đối diện được bi kịch này. Khi con tim của vai chánh đang cùng rung lên một nhịp đập tuyệt vời, nhịp đập vượt năm tháng, nhịp đập đích thực của sự sống.
Cảm giác này dù có hoá kiếp cũng sẽ khó phôi phai.
Valentine Tình yêu của tôi ơi, mình đã lẩn trốn nhau, nhưng không thể lẩn tránh được định mệnh.
- Anh đưa con trai đến đa tạ ân nhân. Cám ơn em.
Tôi bật khóc thành tiếng, nước mắt cứ lăn dài trên đôi má.
Khi nụ hôn đã gần kề, tôi kéo chăn xoay mặt vào vách. Bởi biết rằng, dẫu có mở mắt ra thì bên ngoài trời vẫn mưa. Mưa bão vần vũ. Những chú chim sẻ ướt sũng, ngoi ngóp dưới bầu trời tối tăm.
*
Tôi đã đọc nhiều lần lá thư tỏ tình của Christina, con bé 14 tuổi của tôi, viết cho bé Derick. Tôi đã quyết định phải kể chuyện về Lin cho con bé nghe. Nhưng phải kể thế nào đây, cho nó có thể hiểu chuyện mười năm tình cũ của mẹ nó và của bố thằng Derick"

TRÂN NGUYỄN

Ý kiến bạn đọc
08/03/201821:07:48
Khách
Lời Đức Phật dạy:
“Lấy oán báo oán,oán chập chùng.Lấy ân báo oán,oán ấy tiêu tan.”
Nếu chuyện này là thực thì tác giả đã sống trong sự khổ sở day dứt vì có chồng mà lại có thêm mối tình khác chỉ vì “si” muốn trả thù.
Nếu là hư cấu thì tài viết văn của tác giả thật hấp dẫn,xúc động.Mong là như thế. Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến