Hôm nay,  

Ii. Thiên Đàng Của Em

14/05/200500:00:00(Xem: 100464)

Nằm trong bệnh viện, bác sĩ bảo Tuấn Khanh bị gẫy 3 xương sườn, 1 cánh tay và 1 cái chân. Toàn thân anh đau nhức ê ẩm. Nhưng cái đau của thể xác cũng không đau đớn bằng vết thương ở trong lòng. Đời anh có bao giờ biết khóc đâu" Vậy mà bây giờ....
Ông bà nhạc mẫu anh đúng là rước họa vào thân, giá như ông bà không ham vui kéo anh về nhà để nhờ dạy nhảy thì chắc là ngày hôm nay không bị đau buồn đến mứcnày. Số là như vầy: Sau một thời gian lui tới nhà, đương nhiên là anh phải thân thiết, ông bà có 2 cô con gái thật xinh đẹp. Cô lớn 24 tuổi hiền lành, thùy mị. Cô em thì lanh lợi dễ thương, duy chỉ có điều mới ở lứa tuổi 15.
Cuối tuần dạy ông bà xong còn thêm giờ thì anh vội kéo cô chị ra để biểu diễn vài đường lả lướt. Anh thường hay cười đùa nói với cô: Nếu như không có ông ca sĩ kiêm vũ công Nguyễn Nguyễn kia thì có lẽ giờ này anh đã được nổi tiếng rồi, lúc ấy cô nhìn anh và bật cười. Tuy chỉ là lời nói khoác lác, nhưng cô phải công nhận là anh rất có khiếu nhảy đẹp và nhảy rất hay. A nh đam mê âm nhạc và nhảy nhót từ nhỏ, anh tự sáng tác ra những điệu phăng mà ít ai có được. Một thời gian sau "lửa gần rơm bao giờ cũng bén" thế là....với những điệu nhảy lả lướt anh đã chinh phục được Mỹ Linh.
Ngày cô con gái cưng báo tin lễ kết hôn thì ông bố bà mẹ phản đối kịch liệt, riêng bà thì mặt xanh như tàu lá chuối: "tưởng là hôm đó phải chở bà vô nhà thương." Nghĩ cho cùng thì cũng đúng, bởi vì khố rách áo ôm như anh mà lại được lòng một tiểu thơ con nhà giàu có, thì quả là một điều kỳ lạ. Nhưng đám cưới phải được cử hành vì Mỹ Linh đã có mang.
Chỉ thoáng chốc mà đã 4 năm, Mỹ Linh của anh bây giờ trông thật gầy gò, nàng có vẻ trầm tư, ít nói và thường hay thở dài một mình. Anh biết là nàng rất buồn. Mà không buồn sao được, khi bản tánh ăn chơi của anh đã làm khổ mẹ con nàng. Anh biết thế!
Nhưng mỗi khi gặp đám bạn nhậu chí cốt là bao nhiều lời thề thốt, hứa hẹn với nàng anh đều quên hết. Nhớ có một lần anh đi với bạn qua Mễ và bị bắt bên đó, ba ngày sau anh mới gọi phone về, làm nàng phải vội vàng mang thẻ xanh qua bên đó bảo lãnh anh ra. Rồi một lần anh mê cá độ thua sạch cả tiền khiến nàng phải khóc hết nước mắt.
Anh mê nhảy đầm, mê uống rượu có khi cả đêm anh cũng không về, khiến mẹ con nàng ăn ngủ không yên, nói chung là nhiều nhiều lắm. Đôi khi nàng buồn bã nói với anh: Em mong khi chết được tới thiên đàng, bởi vì nơi đó em không còn khổ nữa, em chỉ mong sự bình an! Những lúc đó anh thường chọc ghẹo nàng: Em sẽ tới được thiên đàng, bởi vì em hiền lành quá, còn anh sẽ chọn xuống địa ngục vì thiên đàng không được ăn uống, vui chơi. Mỗi khi nghe anh nói như thế nàng chỉ biết cười xòa.


Một buổi chiều mùa hè, anh chuẩn bị chở nàng đi thăm ngoại. Nàng thương ông bà ngoại như cha mẹ, vì thuở nhỏ ba má gởi nàng về quê sống với ông bà (không biết có phải vì vậy mà tánh nàng hiền lành, trầm lặng không"). Anh đem xe đi thay nhớt, coi sóc cẩn thận trước khi lên đường.
Trên cái tuyến đường mà anh đã tới lui thường xuyên, anh chuẩn bị khởi hành vào lúc 5 giờ chiều anh phải chạy thật nhanh để tranh thủ tới nơi trước lúc 12 giờ đêm. Lái được khoảng 2 tiếng đồng hồ với vận tốc 95 cây số 1 giờ. Bỗng chiếc xe chao đảo, chiếc xe đã bể bánh, anh liếc nhìn vào kính chiếu hậu, phía sau anh một chiếc xe hàng đang từ từ lao tới, mất bình tĩnh anh bẻ vội tay lái tắp ngay vào lề. Nhưng anh đã lầm, vì bẻ tay lái quá gấp chiếc xe không còn thăng bằng, lật quay 3 vòng. Vợ anh vì không cài dây an toàn văng ra khỏi xe, một chiếc niềng xe lăn lóc bay tới đập mạnh vào đầu nàng chết ngay tại chỗ.
Anh chết đi sống lại nhiều lần, cho đến khi xe cảnh sát tới, có cả tiếng cánh quạt máy bay đang vù vù trên đầu. Anh và con được lôi ra khỏi xe, đau đớn anh gượng dậy chỉ tay về phía vợ đang nằm và thều thào nói được một câu "Hãy cứu cô ấy" rồi anh ngất lịm dần...lịm dần.
Khi tỉnh dậy người anh đã quấn đầy băng trắng, anh thấy đau nhói ở trái tim, con anh đã được bình an vô sự vì nhờ có chiếc ghế em bé. Còn vợ anh... nước mắt từ từ lăn dài, anh tự trách mình: giá như anh đừng phóng xe nhanh quá, giá mà anh giữ được bình tĩnh, thả nhẹ chân ga, từ từ đạp thắng tắp nhẹ vào lề, giá như mà anh nhắc nhở nàng cài dây an toàn thì đâu xảy ra thảm kịch của ngày hôm nay. Ôi tất cả đều còn sống, chỉ riêng vợ anh đã nằm xuống, vĩnh viễn ra đi, ra đi không một lời giã biệt.
Ngày đưa tang, bác sĩ đành phải cho anh xuất viện, bởi vì anh còn nhiều điều phải nói với nàng. Ngồi bên huyệt mộ nàng, trên chiếc xe lăn, anh nghẹn ngào rơi lệ, anh thả xuống huyệt mộ một cành hồng đỏ thắm, mong rằng nàng sẽ an giấc nghìn thu. Con anh bỗng khóc thét lên kêu gào đòi mẹ, bé không hiểu tại sao mẹ bị bỏ vô cái thùng gỗ, rồi còn bị lấp đất lên, làm mọi người hiện diện chung quanh đều ngậm ngùi rơi lệ.
Lòng đau xót anh ngước mặt lên nhìn bầu trời ảm đạm, thê lương, thầm nói với nàng: Em đã đến được thiên đàng, thiên đàng mà em hằng mơ ước. Còn anh đang ở lại địa ngục, cái địa ngục của lương tâm, nó sẽ dày vò, cắn xé cho đến ngày anh xuôi tay nhắm mắt.

Thiên Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến