Hôm nay,  

Ii. Thiên Đàng Của Em

14/05/200500:00:00(Xem: 99111)

Nằm trong bệnh viện, bác sĩ bảo Tuấn Khanh bị gẫy 3 xương sườn, 1 cánh tay và 1 cái chân. Toàn thân anh đau nhức ê ẩm. Nhưng cái đau của thể xác cũng không đau đớn bằng vết thương ở trong lòng. Đời anh có bao giờ biết khóc đâu" Vậy mà bây giờ....
Ông bà nhạc mẫu anh đúng là rước họa vào thân, giá như ông bà không ham vui kéo anh về nhà để nhờ dạy nhảy thì chắc là ngày hôm nay không bị đau buồn đến mứcnày. Số là như vầy: Sau một thời gian lui tới nhà, đương nhiên là anh phải thân thiết, ông bà có 2 cô con gái thật xinh đẹp. Cô lớn 24 tuổi hiền lành, thùy mị. Cô em thì lanh lợi dễ thương, duy chỉ có điều mới ở lứa tuổi 15.
Cuối tuần dạy ông bà xong còn thêm giờ thì anh vội kéo cô chị ra để biểu diễn vài đường lả lướt. Anh thường hay cười đùa nói với cô: Nếu như không có ông ca sĩ kiêm vũ công Nguyễn Nguyễn kia thì có lẽ giờ này anh đã được nổi tiếng rồi, lúc ấy cô nhìn anh và bật cười. Tuy chỉ là lời nói khoác lác, nhưng cô phải công nhận là anh rất có khiếu nhảy đẹp và nhảy rất hay. A nh đam mê âm nhạc và nhảy nhót từ nhỏ, anh tự sáng tác ra những điệu phăng mà ít ai có được. Một thời gian sau "lửa gần rơm bao giờ cũng bén" thế là....với những điệu nhảy lả lướt anh đã chinh phục được Mỹ Linh.
Ngày cô con gái cưng báo tin lễ kết hôn thì ông bố bà mẹ phản đối kịch liệt, riêng bà thì mặt xanh như tàu lá chuối: "tưởng là hôm đó phải chở bà vô nhà thương." Nghĩ cho cùng thì cũng đúng, bởi vì khố rách áo ôm như anh mà lại được lòng một tiểu thơ con nhà giàu có, thì quả là một điều kỳ lạ. Nhưng đám cưới phải được cử hành vì Mỹ Linh đã có mang.
Chỉ thoáng chốc mà đã 4 năm, Mỹ Linh của anh bây giờ trông thật gầy gò, nàng có vẻ trầm tư, ít nói và thường hay thở dài một mình. Anh biết là nàng rất buồn. Mà không buồn sao được, khi bản tánh ăn chơi của anh đã làm khổ mẹ con nàng. Anh biết thế!
Nhưng mỗi khi gặp đám bạn nhậu chí cốt là bao nhiều lời thề thốt, hứa hẹn với nàng anh đều quên hết. Nhớ có một lần anh đi với bạn qua Mễ và bị bắt bên đó, ba ngày sau anh mới gọi phone về, làm nàng phải vội vàng mang thẻ xanh qua bên đó bảo lãnh anh ra. Rồi một lần anh mê cá độ thua sạch cả tiền khiến nàng phải khóc hết nước mắt.
Anh mê nhảy đầm, mê uống rượu có khi cả đêm anh cũng không về, khiến mẹ con nàng ăn ngủ không yên, nói chung là nhiều nhiều lắm. Đôi khi nàng buồn bã nói với anh: Em mong khi chết được tới thiên đàng, bởi vì nơi đó em không còn khổ nữa, em chỉ mong sự bình an! Những lúc đó anh thường chọc ghẹo nàng: Em sẽ tới được thiên đàng, bởi vì em hiền lành quá, còn anh sẽ chọn xuống địa ngục vì thiên đàng không được ăn uống, vui chơi. Mỗi khi nghe anh nói như thế nàng chỉ biết cười xòa.


Một buổi chiều mùa hè, anh chuẩn bị chở nàng đi thăm ngoại. Nàng thương ông bà ngoại như cha mẹ, vì thuở nhỏ ba má gởi nàng về quê sống với ông bà (không biết có phải vì vậy mà tánh nàng hiền lành, trầm lặng không"). Anh đem xe đi thay nhớt, coi sóc cẩn thận trước khi lên đường.
Trên cái tuyến đường mà anh đã tới lui thường xuyên, anh chuẩn bị khởi hành vào lúc 5 giờ chiều anh phải chạy thật nhanh để tranh thủ tới nơi trước lúc 12 giờ đêm. Lái được khoảng 2 tiếng đồng hồ với vận tốc 95 cây số 1 giờ. Bỗng chiếc xe chao đảo, chiếc xe đã bể bánh, anh liếc nhìn vào kính chiếu hậu, phía sau anh một chiếc xe hàng đang từ từ lao tới, mất bình tĩnh anh bẻ vội tay lái tắp ngay vào lề. Nhưng anh đã lầm, vì bẻ tay lái quá gấp chiếc xe không còn thăng bằng, lật quay 3 vòng. Vợ anh vì không cài dây an toàn văng ra khỏi xe, một chiếc niềng xe lăn lóc bay tới đập mạnh vào đầu nàng chết ngay tại chỗ.
Anh chết đi sống lại nhiều lần, cho đến khi xe cảnh sát tới, có cả tiếng cánh quạt máy bay đang vù vù trên đầu. Anh và con được lôi ra khỏi xe, đau đớn anh gượng dậy chỉ tay về phía vợ đang nằm và thều thào nói được một câu "Hãy cứu cô ấy" rồi anh ngất lịm dần...lịm dần.
Khi tỉnh dậy người anh đã quấn đầy băng trắng, anh thấy đau nhói ở trái tim, con anh đã được bình an vô sự vì nhờ có chiếc ghế em bé. Còn vợ anh... nước mắt từ từ lăn dài, anh tự trách mình: giá như anh đừng phóng xe nhanh quá, giá mà anh giữ được bình tĩnh, thả nhẹ chân ga, từ từ đạp thắng tắp nhẹ vào lề, giá như mà anh nhắc nhở nàng cài dây an toàn thì đâu xảy ra thảm kịch của ngày hôm nay. Ôi tất cả đều còn sống, chỉ riêng vợ anh đã nằm xuống, vĩnh viễn ra đi, ra đi không một lời giã biệt.
Ngày đưa tang, bác sĩ đành phải cho anh xuất viện, bởi vì anh còn nhiều điều phải nói với nàng. Ngồi bên huyệt mộ nàng, trên chiếc xe lăn, anh nghẹn ngào rơi lệ, anh thả xuống huyệt mộ một cành hồng đỏ thắm, mong rằng nàng sẽ an giấc nghìn thu. Con anh bỗng khóc thét lên kêu gào đòi mẹ, bé không hiểu tại sao mẹ bị bỏ vô cái thùng gỗ, rồi còn bị lấp đất lên, làm mọi người hiện diện chung quanh đều ngậm ngùi rơi lệ.
Lòng đau xót anh ngước mặt lên nhìn bầu trời ảm đạm, thê lương, thầm nói với nàng: Em đã đến được thiên đàng, thiên đàng mà em hằng mơ ước. Còn anh đang ở lại địa ngục, cái địa ngục của lương tâm, nó sẽ dày vò, cắn xé cho đến ngày anh xuôi tay nhắm mắt.

Thiên Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,225,523
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.