Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

I. Giữa Hai Cuộc Tình

14/05/200500:00:00(Xem: 99419)
Người viết: THIÊN NGA
Bài số 746-1325-92-vb5120505

Tác giả Thiên Nga, cư dân Tucson, AZ, lần đầu dự viết về nước Mỹ bằng những bài viết ngắn, kể chuyện về đời sống tại Mỹ. Sau đây là hai bài viết ngắn của cô.
*

Thanh là một thanh niên đầy nhiệt huyết, sanh trưởng trong một gia đình đông anh em vì có một lần bất đồng ý kiến với ông cụ thân sinh, anh giận hờn xin vào quân ngũ.
Năm ấy anh còn quá trẻ, chỉ mới 17 tuổi đầu, anh rất hăng say chiến đấu, dần đà cứ chứng kiến cảnh kẻ mất người còn của những đồng đội thân quen, Thanh đã không còn vui vẻ chủ quan nữa. Cứ mỗi lần về phép thì anh ghé về thăm nhà, sau đó cùng vài thằng bạn ghé vào quán bar lai rai ăn nhậu. Anh có quen một cô gái trong ba nhưng cuộc tình cũng không đi tới đâu.
Anh không muốn lấy vợ, vì đời chiến binh rày đây mai đó, sống chết không biết đến lúc nào, anh không muốn mình gây khổ cho kẻ khác.
Cuộc chiến chấm dứt anh trở về nhà với hai bàn tay trắng, đời sống càng lúc càng căng thẳng, khó khăn. Để kiếm sống anh mướn một chiếc xe ba bánh, lãnh chở củi và chẻ củi cho người ta ăn công, anh sống an phận chờ ngày xuống lỗ.
Rồi gia đình anh cũng có cơ may được trở mình, anh có một thằng em đi lính hải quân đã theo tàu Mỹ năm 1975 bây giờ nó bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ, anh thầm cảm ơn nó đã cho anh thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu.
Sang được tới Mỹ anh vào làm cho một nhà hàng Tàu, sáng sáng anh đi làm, tối tối về nhà. Ngày qua ngày dần dà cuộc sống trở nên tẻ nhạt buồn chán. Anh theo mấy thằng bạn qua Mễ và anh cũng cuỗm được một em đem về Mỹ làm vợ.
Bà vợ Mễ của anh có 2 đứa con riêng (một trai, một gái) con nít nó phá dữ lắm, nhưng anh cũng chẳng la, anh thông cảm cho chúng nó. Vợ anh cả ngày ở nhà, móng tay móng chân cứ 2 tuần là nó vào tiệm sơn đỏ chót, nó ngày càng chưng diện, anh thì cứ đi làm bù đầu, còn nó thì cứ đẹp ra.
Cuộc sống tương phản lâu dần rồi thì cũng có chuyện xảy ra. Một hôm anh mệt mỏi cảm thấy khó chịu anh xin về nhà sớm. Vào nhà, anh thấy con vợ anh nó nằm trong vòng tay một thằng Mễ to con. Bừng bừng nổi giận, anh sổ đại một tràng tiếng Việt chỉ tay ra dấu tống cổ chúng nó ra khỏi nhà.
Con vợ anh nó đâm đơn ly dị, khi cả hai gặp nhau ở ngoài tòa, cô thông dịch viên nói: "Vợ anh nó đòi tiền cấp dưỡng, bởi vì nó tưởng anh rất giàu, anh là chủ một hãng xe hơi lớn".
À, thì ra lâu lâu anh có lãnh một vài chiếc xe về sửa (nghề tay trái) nó lại tưởng anh là ông chủ lớn, nó muốn đòi tiền anh, anh nhờ cô thông dịch viên giải thích cho quan tòa hiểu giùm.


Quan tòa phán: Con là con riêng của cô, cô nuôi. Thời hạn 3 tháng nữa là cô phải khăn gói lên đường trở về Mễ, OK. Gõ cái cốc, chấm dứt.
Anh có một thằng bạn thân còn kẹt lại ở quê nhà, anh thường hay giúp đỡ cho no. Để cảm ơn anh, nó gởi qua một tấm hình người đẹp để đền ơn đáp nghĩa. Nhìn người đẹp trong tranh làm anh liên tưởng đến sự tương phản giữa 2 hình anh, con vợ Mễ của anh thì vòng 1, vòng 2 và vòng 3 thì phốp pháp đều nhau, còn hình ảnh người trong tranh thì vòng 1, 2 và 3 thì ốm nhom, ốm nhách đều nhau. Anh chợt nghĩ đến một ông bạn nào đó đề là: cỡ nào cũng được (mập, đẹp, ốm, dễ thương....) cũng may mà anh là con trai, nếu không thì anh đã cuốn gói đi theo ông ấy mất.
Anh chuẩn bị lên đường vinh quy bái tổ. Nói là chuẩn bị cho xôm chớ anh nào còn đồng nào, con vợ Mễ của anh nó đã lấy sạch. Anh về nước, cũng cảnh mừng đón rước, làm xong thủ tục cưới hỏi cho có hình thức rồi anh cũng khăn gói trở về Mỹ. Nhìn người ta thì có cảnh ngậm ngùi rơi lệ, còn anh ráng lắm chỉ thấy có cảnh đổ mồ hôi ròng ròng.....
Lãnh được cô vợ trẻ qua, anh cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa, anh dẫn cô đi chợ mua sắm, anh đi đằng trước thì cô lẽo đẽo bước ở đằng sau, mỗi lần chở cô đi đâu, thì anh lại trở thành "ông tài xế bất đắc dĩ".
Thời gian đầu anh còn được cô vợ trẻ cho phép ôm ấp một chút, thời gian sau đêm đêm nằm ngủ cô chận cái gối ngay chính giữa, làm anh mủi lòng nhớ tới một đoạn phim tàu mà một nam một nữ chận cái chén nước ngay giữa giường để đề phòng "xâm phạm tiết hạnh".
Rất nhiều tiếng đồn đến tai anh, nào là vợ anh đang cặp với thằng Mỹ, nào là nó đang quen với thằng làm móng tay vv... Anh làm lơ, bỏ ngoài tai những tin đồn nhảm nhí. Với anh phải mắt thấy anh mới tin, tuy nhiên lâu dần anh đâm ra bệ rạc, bê tha. Dần dần anh buông xuôi, càng ngày anh càng bỏ bê công việc, giải trí bằng cờ bạc. Dần dà, anh trở thành một con bạc đỏ đen.
Vợ anh bây giờ không còn là một cô gái quê mùa của miệt vườn ngày xưa nữa, cô đi chỉnh trang lại vòng một với giá $4000 ăn mặc theo thời trang, áo thì xuống tới nửa ngực (đẹp khoe, xấu che), tiếng anh xổ ra như gió. Anh biết mình đã thất bại mặc dù nhiều lần anh đã cố níu kéo. Ngày anh lo cho cô đi làm xong cái thẻ xanh anh hy vọng là cô còn lại một chút gì lưu luyến giữa cuộc tình còn sót lại...nhưng vô ích!
Hôm sau, cô bỏ đi không một lời từ giã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,190,411
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.