Hôm nay,  

Chuyện Một Bà Mẹ

09/05/200500:00:00(Xem: 127818)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 745-1324-91-vb3100505

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Phila, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản. Lần này ông góp thêm hai bài viết mới dành cho dịp ngày lễ Mẹ trong dịp kỷ niệm 30 năm 1975-2005. Sau đây là bài thứ hai.
*

Năm 1970, tôi vừa đậu xong bằng Tú Tài thì mẹ tôi gả tôi cho một chàng bác sĩ. Thời gian đó tình yêu đến sau khi lấy chồng. không có dịp hẹn hò, tìm hiểu, rủ nhau đi chơi vi vút đó đây. Lấy nhau được một thời gian tôi sanh. 1 gái đầu lòng, 2 trai kế tiếp, kết thúc bằng cô út.
Chồng tôi bị động viên vào quân đội trong nghành quân y. Hàng ngày đi làm sáng đi chiều về ngay tại Sài Gòn.
Năm 1975 xảy ra biến cố mất nước. Gia đình nhỏ bé của chúng tôi vội vã di tản qua Mỹ và may mắn thoát khỏi Việt Nam bằng những chyến bay C130 của chính phủ Mỹ giúp những người Việt Nam làm việc cho Mỹ. Lúc bấy giờ chồng tôi mang lon Đại Úy. Ông rất lo lắng sợ mang tội đào ngũ, bỏ hàng ngũ trong thời chiến.
Qua định cư tại Sacramento, thủ đô bang California. Thời gian đầu nhà tôi phải đi thực tập và học hành tại nhiều tiểu bang. Từ Ohio, Washington D.C. qua Arkansas, Houston, Texas và cuối cùng dừng chân tại miền bắc Califoria. Trong thời gian này tôi lẽo đẽo theo chồng mang đàn con thơ và có nhiều dịp được đi đó đi đây. Chúng tôi gặp lại một số bạn cũ và cũng may mắn liên lạc được với một số họ hàng bên ngoại tại Virginia, Philadelphia, Pa..V.V...
Thời gian êm đềm trôi qua tại vùng khí hậu tương đối tốt đối với chồng con. Chồng tôi có việc làm thoải mái lo săn sóc cho các bệnh nhân đa số là người Mỹ. Các con tôi thì đều đặn cắp sách đến trường trong một môi trường hoàn toàn thuận tiện cho công việc đèn sách của chúng.
Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ lễ lớn, chúng tôi và các cháu cũng rong ruổi du lịch những tỉnh, những tiểu bang lân cận của nước Mỹ trù phú rộng rãi bao la.
Bỗng một ngày tin sét đánh đem đến cho gia đình chúng tôi. chồng tôi bị ung thư máu và đột ngột ra đi trong vòng một tháng trời. Chồng tôi bỏ lại tôi với một đàn con thơ dại.
Từ ngày lên xe hoa về nhà chồng, tôi chưa hề bước chân ra ngoài xã hội kiếm tiền phụ chồng. Với một gánh nặng bốn đứa con, tôi dành hoàn toàn thời gian của 1 bà nội trợ chăm nom con cái, săn sóc 1 ngày 3 bữa cơm, đón đưa chúng cắp sách đến trường và những việc làm không tên trong nhà của bất cứ bà nội trợ nào.
Chồng tôi ra đi bất ngờ làm tôi như người trên trời rớt xuống. May mắn cho tôi được sống trên vùng đất hạnh phúc Hoa Kỳ nên khi nhà tôi vĩnh viễn ra đi đã để lại những quyền lợi của một người vợ góa bụa với một đàn con thơ.
Tôi cố gắng dành hết thời giờ trông nom cho chúng học hành và cuối cùng cũng đạt được kết quả hết sức tốt đẹp. Tôi thầm nghĩ chắc nhà tôi cũng vui mừng hãnh diện và ngậm cười nơi chín suối.


Cô con gái đầu lòng của tôi đã tốt nghiệp Bác Sĩ Nha Khoa. Sau nhiều nơi làm việc với kinh nghiệm ít ỏi khi ra trường nên công việc không được vừa ý như mong muốn. Cuối cùng cháu cũng vào làm việc trong một đại công ty tổ hợp với số lương khả quan. Cháu đã mua được nhà, xe vào lúc cơn sốt địa ốc chưa lên mức tội đỉnh trong năm 2004. Cháu đã ra ở riêng trong căn nhà cháu mua được bằng mồ hôi do chính cháu tạo nên.
Hai cháu trai kế cũng đã là Bác Sĩ Nha Khoa, có việc làm tốt và đã lập gia đình với những người bạn gái sau 1 thời gian tìm hiểu trong lúc còn đi học.
Cháu thứ nhất đã kết hôn với 1 nữ dược sĩ còn cháu thứ 2, vợ cháu cũng là Bác Sĩ Nha Khoa. Như vậy trong gia đình tôi đã có 4 bác sĩ nha khoa và 1 dược sĩ, tổng cộng cả con dâu lẫn con ruột.
Cuộc sống ở Mỹ có việc làm tốt gắn liền với việc mua nhà để bớt tiền đóng thuế lợi tức.
Con gái lớn tôi may mắn đã mua được 1 căn nhà tại vùng tốt, địa điểm thuận tiện, thời giá cách đây 3,4 năm tương đối khả quan.
Năm 2004, căn nhà đã lên giá gần gấp đôi. Nếu cháu mua thêm 1,2 căn thì cháu có thể về hưu sớm vì với công việc hiện thời, lợi tức kiếm vào thật nhiều, nhưng công việc rất vất vả, trách nhiệm. Ngoài ra cháu còn những món nợ khi còn đi học phải thanh toán, món nợ nhà với số tiền trả trước có 20% giá trị căn nhà.
Con trai lớn và cô vợ dược sĩ vừa mua một căn nhà vùng Irvine, California với giá 800 ngàng đô la. Vào ở căn nhà thật thoải mái nhưng hàng tháng phải trả nợ với số tiền lớn xót ruột, sót gan.
Ngoài tiền trả nợ, phải có thêm một số tiền mua sắm trang bị thiết trí căn nhà với số đồ đạc tương xứng. Chưa kể tiền lo cho vườn tược, cây cảnh, hồ cá, suối phun nước, hòn non bộ.v.v...
Hai vợ chồng cháu cũng tự an ủi và thưởng cho mình những tiện nghi đôi chút xa hoa để bù lại những ngày vất vả trong việc đèn sách, giật mảnh bằng sánh vai cùng các bạn đồng lứa.
Con trai kế và vợ NhaSĩ cũng chuẩn bị mua nhà tại Los Angeles, California. Chắc cháu cũng phải rút kinh nghiệm từ anh cháu để chuẩn bị căn nhà tương lai.
Cô con gái út của tôi đã đậu bằng cử nhân thương mại và làm việc cho một công ty lớn với chức phận Manager. Trong thời gian làm việc, cháu vừa học vừa làm, được hãng đóng học phí toàn phần và đã đậu xong bằng cao học Thương mại (MBA)
Cuộc đời tôi thật vất vả. Chồng tôi đột ngột ra đi để lại cho tôi 1 đàn con thơ dại ở tuổi 40. Độ tuổi còn son sắt, nhưng tôi hy sinh tất cả vì hạnh phúc, vì tương lai của 4 đứa con. Trách nhiệm và bổn phận đã đưa tôi vào địa vị của các cụ xưa kia để lại cho con cháu là "Thờ chồng nuôi con"
Những lúc rảnh rỗi, tôi cũng dành một số thời gian giúp cho vài bà con họ hàng không rành ngoại ngữ. Tôi giúp bà này đi khám bệnh, tôi sát cánh với bà kia, nhóm nọ trong vài ba công tác xã hội.v.v...
Tôi đã mãn nguyện và vui vẻ với cuộc sống hiện tại nhìn đàn con khôn lớn, ổn định, yên bề gia thất và có địa vị xứng đáng mà vùng đất Hoa Kỳ đã dành cho những người bền chí, quyết tâm góp phần cho sự phồn vinh của xứ sở tuyệt vời này.

Nguyên Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,886,904
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.