Hôm nay,  

Sinh Năm 1975, Mồ Côi Mẹ

09/05/200500:00:00(Xem: 144085)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 744-1323-90-vb2090505

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Phila, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản. Lần này bài viết mới dành cho dịp ngày lễ Mẹ trong dịp kỷ niệm 30 năm 1975-2005.
*

Năm 1975 mang lại rất nhiều biến cố cho hàng triệu gia đình Việt Nam. Tôi sinh ra trong khoảng thời gian này. Cả trăm ngàn người bỏ nước ra đi. Bố tôi rất lạc quan. Nghĩ rằng ông là người vô sản nên Việ Cộng chẳng có cớ gì để hại ông. Ông tự nghĩ Việt Cộng hằng tuyên truyền chế độ chuyên chính vô sản. Ông chẳng có gì phải lo âu với chính phủ cách mạng. Ông phạm một lỗi lầm lớn trong cuộc đời. Ông hối hận thì đã quá trễ.
Khi Việt Cộng vào Sài Gòn, ông đã thành thật khai hết sự thật, khai đi khai lại nhiều lần. Ông là thiếu tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ngành quân cụ. Ông hy vọng sau 10 ngày tập trung, ông sẽ được về gặp vợ và hai con. Sự ngây thơ của ông đã ghi một dấu ấn để đời và cho tới giờ này ông vẫn căm hờn, tức giận chế độ vô nhân đạo của Việt Cộng. Chúng đã cho ông ngồi bóc lịch trong trại cải tạo dòng giã 10 năm trời.
Khi ôÂng ra đi gọi là “trình diện học tập”, đứa con gái của ông mới 6 tuổi và đứa con trai ông mới sinh năm 1975 còn đỏ hỏn.
Lúc bố tôi đi tù, tôi không biết mặt bố. Chị tôi mới 6 tuổi, sau một thời gian cũng không còn nhớ mặt bố tôi.
Mẹ tôi tần tảo nuôi 2 đứa con thơ. Bà trông mong vào nguồn lợi tức duy nhất là tiệm tạp hóa gần 1 chung cư.
Hai chị em tôi hằng ngày đi học. Trong thời gian bố tôi đi tù, mẹ tôi lo lắng, nhớ thương, buồn phiền phát bệnh đau bao tử.
Khi tôi gặp ông, lúc đó tôi đã được 10 tuổi. Lúc ban đầu gặp một người đàn ông mà mẹ tôi bảo đó là bố tôi, tôi rất ngỡ ngàng và dội ra. Sau hơn một năm tôi mới dần dần hiểu được một số điểm tương đồng giữa bố tôi và tôi nên tình cha con mới từ từ được phục hồi và tăng trưởng. Chị tôi lớn hơn tôi 6 tuổi nên dễ thích nghi với bố tôi sau 1 thời gian ngắn.
Phần mẹ tôi đoàn tụ với bố tôi được gần 4 năm thì bệnh đau bao tử của bà mỗi ngày một nặng hơn và từ ngày xa bố tôi bà phải vào bệnh viện giải phẫu nhiều lần. Mẹ tôi may mắn sống sót được 9 năm sau lần giải phẫu cuối cùng. Bà ra đi để lại muôn vàn thương tiếc cho chị em tôi, lúc đó tôi mới 13 tuổi đầu, tuổi ngây thơ, tuổi học trò, tuổi nghịch ngợm.
Gần 1 năm sau khi mẹ tôi vĩnh viễn ra đi, Bố tôi may mắn được qua Mỹ với chúng tôi theo diện HO. Chị tôi đi lấy chồng, con của một người bạn của bố mẹ tôi. Tôi vẫn tiếp tục cắp sách đến trường và được xếp vào học lớp 11 của trường Trung Học Mỹ.
Vào học lớp 11, nghe giảng toàn tiếng Mỹ như vịt nghe sấm. Tôi phải tra tự điển mỗi chữ mỗi câu rất cực nhọc vất vả. Sau 6 tháng quần quật với cuốn tự điển, đầu óc tôi tự nhiên vụt mở tung và tôi bắt đầu thấm tiếng Mỹ, nghe hiểu, viết, đọc nhiều hơn, không cần lật tự điển nhiều như trước. Riêng về nói phải chờ lên đại học 2 năm mới nắm vững và nói lưu loát như các bạn Mỹ.
Hai năm học tại đại học cộng đồng (community College) tôi toàn được điểm B hoặc C. Vì ở tuổi mới lớn, ham chơi hơn ham học. Chị tôi cư ngụ tại tỉnh Mountain View, miền Bắc tiểu bang California khuyên tôi nên dọn qua gần chị, ăn ở không phải lo và dành nhiều thì giờ cho việc học.


Tôi nghe lời và dọn lên ở Mountain View gần San Jose. Không có bạn bè rủ rê đi chơi, tôi dồn toàn lực cố gắng học hành trong thời gian 2 năm và học thật xuất sắc, toàn hạng A. Chuyển qua Đại Học 4 năm lấy bằng Bachelor of Science. Sẵn trớn học ở đại học 2 năm, tôi giật mảnh bằng Cử Nhân Khoa Học dễ dàng và được hãng lớn đến tận trường cho nhận việc tại hãng sau khi tốt nghiệp chuyên về nghành cơ khí (Mechanical Enginerring)
Làm việc tại hãng được gần một năm họ đóng học phí cho tôi học cao học về cơ khí (Master of Mechanical Enginerring) và không có gì trở ngại thì tôi sẽ đoạt được mảnh bằng Cao học vào năm tới.
Trong thời gian đi học, tôi đã làm quen được với một cô bạn gái cùng trường. Cả hai tìm hiều và quen nhau được 5 năm, chúng tôi hứa hẹn khi tốt nghiệp sẽ làm đám cưới và lập tổ uyên ương.
Vừa đi hoc, vừa đi làm việc bán thời gian, chúng tôi đã dành dụm được một số tiền đủ chi dùng cho đám cưới của chúng tôi và đủ trả số tiền đặt mua căn nhà với thời giá là 340,000 đô la. Căn nhà kiểu mẫu có 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm rưỡi, garage 2 xe, trang bị trong ngoài thật lý tưởng và hợp nhãn với cặp vợ chồng trẻ như chúng tôi.
May mắn thay với năm 2004, nhờ cơn sốt địa ốc, căn nhà chúng tôi mua được hơn một năm đã lên giá tới gần 500 ngàn đô. Chúng tôi thầm nghĩ với giá nhà hiện thời, chúng tôi chẳng bao giờ có hy vọng được làm chủ 1 căn nhà.
Trong thời gian học đại học 2 năm, tôi vừa đi học vừa đi làm bán thời gian. Vào làm tại công ty TARGET với số lương căn bản $4.75/1 giờ tôi chỉ đủ sống cuộc đời học sinh. Khi lên vùng Mountain View, dịp hè tôi vào làm hãng của chị tôi, tôi được lãnh $11.50/1 giờ. Cuối tuần lãnh gần 500 đô la cộng thêm giờ phụ trội (overtime), tôi rất phấn khởi và tính bỏ học để đi làm lao động.
Suy nghĩ kỹ và nghe lời khuyên của chị tôi, tôi quyết định tiếp tục học và ngày nay tôi rất hài lòng với quyết định khôn ngoan, sáng suốt của tôi 3 năm cách đây.
Tôi cũng rất sung sướng đã gặp người bạn đường của tôi lúc còn đi học và nay đã cùng tôi đi trên con đường hạnh phúc tuyệt vời. Sau năm năm tìm hiểu đã tưởng là hiểu nhau hoàn toàn thế mà khi về sống chung hai người đôi lúc cũng có những dị biệt nho nhỏ và chúng tôi cố gắng dung hòa và đã càng ngày càng hiểu nhau hơn.
Ngồi ôn lại cuộc đời quá khứ, tôi cảm thấy tôi được may mắn hơn nhiều người. Mồ côi mẹ từ năm 13 tuổi, tôi nhìn cuộc đời với màu đen. Còn nhỏ tuổi, ở tuổi nghịch ngợm, thiếu tình mẫu tử, không ý thức nghiêm chỉnh cuộc đời trước mặt, tương lai sẽ tối mù.
Trưởng thành và lớn lên trong một chế độ cộng sản nhiễu nhương, sớm ý thức được cuộc đời, tôi đã vượt qua nhiều khó khăn, cạm bẫy lúc ban đầu. Sau gần 3 năm vượt qua được mọi thử thách, tôi đã phấn đấu với chính tôi, thắng được cám dỗ của cuộc đời.
Sẵn đà thành công ở Đại Học 2 năm đầu, có chớn tôi giật được mảnh bằng đại học ở 2 năm một cách dễ dàng. Gặp mọi thuận lợi lúc bước chân vào đời, tôi đã dãnh diện sánh bước cùng các bạn đồng khóa.
Hiện nay tôi đã có một việc làm tốt, có căn nhà lý tưởng với người vợ trẻ đẹp hiểu biết và chúng tôi cùng nhau sánh bước trong một xã hội dân chủ, tự do trong lòng đất nước Hợp Chủng Quốc Mỹ, đất hứa hẹn cho những người trẻ quyết tâm vươn lên và với ý chí quyết liệt sẽ có 1 chỗ đứng vững vàng trong một tương lai xán lạn.
Hai chị em sớm mồ côi mẹ, nhờ nước Mỹ mở rộng vòng tay đón tiếp những gia đình H.O. mà chúng tôi có được ngày hôm nay. Bố tôi hiện vẫn mạnh khoẻ và hài lòng về chị em chúng tôi.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến