Hôm nay,  

Bà Năm Ông Sáu: Tấu Hài

09/04/200500:00:00(Xem: 103286)


Người viết: Linda Lee
Bài số 719-1298-67-vb4-040605

Linda Lee, tên thật Đặng Quí Ngọc, cư dân Garden Grove, Nam California, là tác giả viết về nước Mỹ đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt năm thứ ba với bài viết Cô Y Tá Mỹ. Bài viết của Linda Lee lần này là một song tấu vui đùa về người Việt tại Mỹ rất dễ đọc, dễ diễn tại bất cứ đâu. Đây là một trong những bài Viết Về Nước Mỹ được đăng vào báo xuân Việt Báo Ất Dậu. Báo xuân bán hết sớm, đăng lại theo yêu cầu.

*
Cảnh: Bất cứ sân khấu nào
- Từ trái, Bà Năm (BN) trạc 50 trong bộ bà ba tươm tất phe phẩy nón lá, le te bước ra.
- Từ phải, ông Sáu (OS) cùng trang lứa BN, bộ Âu phục chỉnh tề, chống ba ton., thong dong xuất hiện.
- Cách khoảng đủ nhận ra nhau, hai người cùng sửng sốt đứng lại.

OS: Có phải chị.... Năm Rau Răm đó không"
BN: Chớ ai nữa! (phe phẩy chiếc nón, vui vẻ) Năm Rau Răm lấy anh Bảy Muối Tiêu, đẻ con.....bán hột vịt lộn đây!
OS: (mừng rỡ) vậy là đúng chị Năm rồi!
BN: Còn anh (ngưng phe phẩy chiếc nón, liếc xéo qua OS) Có phải là ....Sáu Súng Cối"
OS: Chính tui đây! (vui vẻ) Sáu Súng Cối lấy Cô Ba Đại Bác đẻ thằng con Lựu Đạn nè.
BN: Chà, anh với tui là bạn cùng xứ Giồng Chôm, bữa nay lại gặp nhau ở Mỹ. Ngộ há"
OS: Ngộ thiệt a chị Năm. Lâu quá rồi, tui hỏi thăm mà có ai biết tin chị đâu.
BN: Tại anh qua Mỹ 10 năm rồi, còn tui.... mới qua đây có mấy tháng thôi.
OS: Mấy tháng thôi! (nhìn BN kỹ hơn rồi ngửa mặt cười cười) Hèn gì.
BN: Ủa....anh nhìn tui rồi nói "hèn gì" là ý làm sao"
OS: Thì....chị mới qua có mấy tháng nên mới....ra đường mà bận bà ba.
BN: (nghiêm mặt lại) Ừ, tui bận bà ba ra đường đó, ai làm gì tui"
OS: Ai làm gì chị, nhưng ở Mỹ có ai bận bà ba ra đường đâu. Chị Năm nè....(dộng ba tong, lên giọng) chị nhập gia thì phải tùy tục chứ.
BN: (cười khẩy) Nhập gia tùy tục hả" (nghiêm lại) Vậy tui hỏi anh: Anh có thấy cô Mỹ, bà Mỹ nào qua Việt Nam mà bậïn bà ba ra đường chưa"
OS: (lúng túng) ờ....ờ....
BN: Ờ ờ cái gì " (lên giọng) Anh Sáu nghe đây, chỉ khi nào Mỹ qua Việt Nam mà bận bà ba, bên này tui mới chịu.... mặc váy.
OS: Chà, chị Năm dữ quá hen, nhưng nghĩ lại cũng đúng đó. Chị làm tui nhớ một câu chuyện vui, cũng về cái vụ nhập gia tùy tục này.
BN: (Phe phẩy nón, vui vẻ trở lại) Kể nghe coi.
OS: Một nữ chính khách Phi Châu qua Anh yết kiến Nữ Hoàng và cho biết: theo tục lệ ăn mặc của bộ lạc bà ta, bà ta sẽ “Trấn Vũ Đề” và....
BN: Khoan! Trấn Vũ Đề là gì"
OS: Là....để vú trần đó.
BN: Sao không nói ngay ra mà phải nói lái"
OS: Nói ngay ra để chị chửi tui nói tục sao.
BN: Nói chuyện nhập gia tùy tục thì phải tục chớ! (Che miệng cười) Kể tiếp, anh Sáu.
OS: Nghe vậy là người Anh hoảng lên. Nữ hoàng làm sao tiếp khách để vú trần được. Vậy là đem cái câu “nhập gia tùy tục” ra mà yêu cầu ít nhất phải.... Cú Vịt Nó.
BN: Sai nói lái hoài vậy!
OS: ....yêu cầu ít nhất cũng phải.... có nịt vú.
BN: Rồi bà chánh khách chịu không"
OS: Chịu liền
BN: Sao hèn nhát quá vậy"
OS: Hèn nhát gì đâu! Bà nói với người Anh là bà chịu, nhưng vậy là khi nữ hoàng qua xứ bà thì cũng xin nhập gia tùy tục mà... để vú trần.
BN: (cười lớn) Vậy là người Anh thua rồi! Tui chịu cái bà chánh khách này a.
OS: À, chị Năm mới qua Mỹ như vậy chị có gặp khó khăn gì không"
BN: Thì... cũng cái chuyện ngôn ngữ bất đồng đó.
OS: Ngô ngữ bất đồng ra sao, kể nghe chơi.
BN: Hồi ở Việt Nam, nghe được đi Mỹ là tui đi học tiếng Anh bất kể ngày đêm, học riết rồi...tui nói tiếng anh như gió. Nhưng khi qua đây mới biết: Mỹ nó dốt tiếng Anh!
OS: Ủa, sao Mỹ lại dốt tiếng Anh"
BN: Thì tui nói tiếng Anh với nó mà nó có hiểu gì đâu!
OS: Trời, trời (cười mát). Đúng rồi, chị nói mà Mỹ không hiểu là Mỹ dốt chớ ai nữa.
BN: (làu bàu) Xí, dốt mà còn làm biếng!
OS: Ủa, sao lại làm biếng"
BN: Thì mấy cái lớp tiếng Anh ESL ở nhà thờ đó, tui thấy toàn Việt Nam đi học, chớ... có thấy Mỹ nào đi học đâu.
OS: Thiên địa quỷ thần ơi! Chị đòi Mỹ đi học ESL"
BN: Chớ sao (hùng dũng) Việt Nam nói tiếng Anh mà Mỹ không hiểu thì... Mỹ phải đi học, chớ mắc mớ gì mà Việt Nam phải đi học.
OS: (nhăn mặt, réo lên) Úi chao! (lại giộng ba tong) Sao nãy giờ chị nói ngược không vậy! Để tui hỏi nè, chị nói tiếng anh làm sao mà Mỹ không hiểu"
BN: Thì... có phải mua tiếng Anh là Buy"
OS: Đúng vậy, mua là Buy.
BN: Vậy sao bữa qua tui phụ con bán chợ trời, thấy Mỹ đến, tui chỉ cái áo mời nó Buy, Buy mà nó đứng trân, mặt trơ ra chẳng hiểu gì, tui phải lặp lại Buy, Buy một hồi nó mới hiểu.
OS: Nó hiểu rồi có mua gì không"
BN: Mua gì đâu. Nó bỏ đi, đưa tay lên vẫy vẫy rồi nói Bye bye.
OS: (cười ngất) Tổ trác chị Năm! Chị nói Buy, Buy để mời nó mua mà nó tưởng chị muốn Bye, Bye từ giã nó! (lại cười).


BN: (Nổi quạu) Cười gì, bữa đó bán không được một cắc! Mỹ nào đến mà tui mời Buy, Buy là nó bỏ đi rồi Bye Bye lại tui!
OS: Sao chị không học thêm tiếng Anh"
BN: Có chớ, tui mua mấy tape dạy anh văn, lần nào vô bếp tui cũng mở ra vừa nấu ăn vừa học.
OS: (Reo lên) Ý kiến hay quá, học theo cách "tập thành thói quen".
BN: (Hãnh diện) Chính nhờ tập thành thói quen đó, bây giờ tui mới.... thật sự biết nói tiếng Anh!
OS: Nghĩa là bây giờ chị nói là Mỹ hiểu liền, phải không"
BN: Không. Mỹ nó vẫn chưa hiểu.
OS: Ủa, sao chị nói đã thật sự nói được tiếng Anh"
BN: Tui nói được, tui nói được nhưng vì tập thành thói quen, nên bây giờ tui phải vô bếp nấu ăn mới nói được.
OS: Tổ trác nữa rồi! Không lẽ mỗi lần gặp Mỹ lại phải dẫn về nhà vô bếp nấu ăn mới nói chuyện.
BN: Tui thấy như anh Sáu là khỏe, hồi ở Việt Nam anh đã rành tiếng Anh quá rồi.
OS: Đúng vậy chị Năm. Hồi đó tui còn mở lớp dạy tiếng Anh nữa mà, rồi qua Mỹ cả 10 năm nay, bây giờ tui... quên hết tiếng Anh.
BN: Cái gì" Chính anh mới nói ngược. Rành tiếng Anh từ Việt Nam, thêm 10 năm ở cái xứ nói tiếng Anh này, sao lại....
OS: Khoan khoan chị Năm! Đúng là cái xứ này nói tiếng Anh, nhưng .... (dộng ba tong, nhấn mạnh) cái Little Saigon này nè.... có ai nói tiếng Anh đâu.
BN: Thiệt sao"
OS: Bộ chị không thấy à" Từ chợ búa phố xá đến công sở trường học, bệnh viện, thư viện, luật sư, bác sĩ, bảo hiểm, địa ốc, ngân hàng... đâu đâu mà không có người nói tiếng Việt.
BN: Cũng đúng há! Ở sở xã hội tui thấy nhiều người nói tiếng Việt lắm, lại có một chỗ công cộng Mỹ mà tui nghe nói toàn tiếng Việt.
OS: Đâu vậy"
BN: Sòng bài Paigow
OS: Thôi, đừng nói, đụng chạm a chị Năm. Chắc chị cũng biết, người Việt mình ở đây có cái tánh rất dễ thương là không bao giờ nói tiếng Anh với nhau, dù giỏi cách mấy. Khán giả của mình nè, cả mấy ngàn người ngồi đó, tui cá với chị là ai cũng biết tiếng Anh, có người còn dạy đại học Mỹ nữa, nhưng chị thử nói chuyện với họ coi họ có chịu nói tiếng Anh không.
BN: (lặng lẽ và yểu điệu bước đến gần khán giả hơn rồi chấp tay cúi sát mình xuống) Dạ, tui xin chào quý vị!
OS: (nói lớn) Làm gì lãng nhách vậy, khi không ra chào khán giả.
BN: Thì để coi họ nói tiếng gì.
OS: Họ có nói tiếng Anh không"
BN: Không"
OS: Hí hửng, thấy chưa! Tui đã nói mà, họ nói tiếng Việt phải không"
BN: Không.
OS: (chưng hửng) Ủa, sao kỳ vậy" Tụi mình có vô lộn rạp Mễ không"
BN: Không, không vô lộn rạp Mễ. Đây chính là người Việt nhưng tiếng anh, không nói, tiếng Việt, không nói, họ chỉ nói....”Tiếng Việt Chêm Tiếng Anh!”
OS: Úy trời! (sực nhớ) mà đúng rồi, tụi mình qua đây ai cũng sanh tật nói nửa Việt nửa Anh.
BN: Sanh tật gì, tụi mình khôn thấy mồ! Nói kiểu đó Việt, Mỹ ai cũng hiểu tuốt! Con bạn tui lấy chồng Mỹ mà nó cứ nói nửa Việt nửa Anh tỉnh bơ...à... (nhái giọng the thé) "Honey, honey, em đi shopping nghe, bữa nay có bán sale" "....à...." darling, darling, em đi làm facial, tiệm quen, có discount. Vậy mà chồng Mỹ của nó nghe mấy chữ "shopping, sale" hay "facial, discount" là hiểu liền à.
OS: Nói thiệt chị Năm, ông Tổng thống Bush mà biết tụi mình nói tiếng Anh kiểu này, chắc ông đóng cửa trường học, đốt sách chôn học trò! À.... (xem đồng hồ) Mà nè chị Năm, ba mươi tết rồi. Tui đang lo shopping tết đây. Phải kiếm bộ “cầu vừa đủ xài” về cho bà Sáu bả cúng thần tài nữa. Chị mới qua Mỹ,ù có lo chuyện cúng kiếng không đó"
BN: (sốt sắng) Có có (vui vẻ) từ Việt Nam qua được mấy bữa là tui rước ngay thần tài về thờ, ngày ngày cúng vái. Nhiều chuyện dzui lắm.
OS: Dzui dzui là sao" Kể coi chị Năm.
BN: Một bữa đang khấn vái thì tui nghe ông nói: "Năm, mày hãy bán hết nhẫn hột xoàn, bông tai, cà rá, rồi vơ vét hết số tiền mày có mà.... đi Las Vegas!”
OS: Trời, thần tài mà biểu đi đánh bạc! Rồi sao chị Năm"
BN: Ờ... thần tài nói là chắc như bắp, nên tui làm theo lời ổâng liền.
OS: Vậy là đi Las Vegas! Rồi sao chị Năm"
BN: Đến Las Vegas, thần tài nói: "Năm, mày hãy đến sòng bài Circus Circus!"
OS: Vậy là... Circus Circus! Rồi sao chị Năm"
BN: Tui làm theo chớ sao. Đến Circus Circus ông nói "Năm, hãy tới ngồi bàn roulette số 3".
OS: Bàn roulette số 3! Rồi sao chị Năm"
BN: Thì tui làm theo chớ sao nữa. Ngồi vô bàn số 3 rồi , tui nghe ông nói: "Năm, hãy đặt hết số tiền vào ô 11" tui đặt hết tiền vào số 11...
OS: Số 11... Số 11! Rồi sao chị Năm"
BN: Sao là sao, anh Sáu"
OS: Rồi... Rồi nó ra số mấy"
BN: Nó ra số 2.
OS: Úy trời, vậy là chị mất hết tài sản. Rồi chị có nghe thần tài nói gì nữa không"
BN: Ông nói: "Năm, mày hãyvề.... Việt Nam!"

Nhạc vui bùng lên
BN và OS nắm tay nhau cúi chào.

Linda Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,973,069
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến