Hôm nay,  

Bão Giông

03/04/200500:00:00(Xem: 98315)
Người viết: YẾN NGUYỄN
Bài số 715-1294-63-vb4-033005

Tác giả Yến Nguyễn lần đầu tham dự viết về nước Mỹ, không cho biết tiểu sử. Theo bài viết, trước 1975, bà là một nữ quân nhân VNCH.
*

Bố tôi là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Với cấp bậc Trung Tá, Ông đi tù 10 năm, tận miền Bắc. Trong gia đình, em trai tôi học Y khoa. Em gái tôi vào ngành Sư Phạm. Em trai kế nữa muốn thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Các em nhỏ không tính, vì chúng chưa biết định hướng tương lai. Duy chỉ mình tôi nối nghiệp Bố, dù tôi là con gái. Tôi cũng là quân nhân. Nhờ địa vị Bố tôi, tôi được biệt đãi trong đơn vị mình.
30 tháng 4 năm 1975 tôi vừa tròn 25 tuổi. Tuổi mơn mởn đào tơ của một cô gái thị thành. Tuổi dạt dào nhựa sống. Lúc đó, tôi vẫn chưa biết yêu ai.
Mỗi lần Bố hỏi :
- Sao" Đưa anh ta về gặp Bố đi chứ" Con gái lớn rồi!
Tôi ngoe nguẩy:
- Con chưa tìm được người nào giống như Bố.
Bố tôi phì cười:
_ Giống như Bố là giống làm sao"
Tôi bắt đầu tả người trai trong mộng của tôi:
- Cao trên 1mét 7. Da trắng. Đẹp hiên ngang.
Bố tôi cốc đầu tôi và nói:
- Thôi được. Bố chờ.
Là trưởng nữ , tôi rất được Bố thương.Tôi cũng rất thương Bố. Hình ảnh Bố trong bộ đồ nhà binh. Dáng thẳng oai phong làm tôi ao ước mãi.
Người yêu tôi sau nầy phải giống Bố tôi về ngoại hình, về phong cách, về tình thương.
Nhưng bầu trời phía trước được tôi nhìn qua lăng kính màu hồng ấy đã nổi bão giông. Nước mất. Bố tôi đi tù.

Cứ ba tháng một lần tôi thay Mẹ ra Bắc thăm Bố. Đúng 49 lần thăm thì Bố tôi " được tha".
Về đến nhà, việc đầu tiên là Bố tôi mang hết mấy quyển Album gia đình ra. Bố chọn một tấm ảnh chân dung của ông trong bộ quân phục. Bố nói:
-Bố thích tấm ảnh nầy. Bố chụp khi con vừa lên 3 tuổiđấy...
Hai tuần sau Bố tôi mất khi Ông chưa đến tuổi 60. Kiếp nguời thật mong manh quá! Mẹ tôi như người mất trí. Các anh chị em tôi rất đỗi bàng hoàng. Đau đớn. Hụt hẩng. Căm phẩn tột cùng nơi đã làm cạn nguồn sinh lực Bố tôi. Cả gia đình ngồi lại. Mẹ tôi quyết định đem hết của tiền còn lại, cho ba trong số bảy chị em chúng tôi vượt biên.
Mẹ tôi nói:
-Cả gia đình mình đánh đu với phần số đây.
Em trai tôi nói vui một cách vô tư:
- Mẹ đừng lo. Con nghe các bạn con hay nói như vầy: Một là má nuôi con. Hai là con nuôi cá. Ba là con nuôi má. Thôi cứ vậy mà đi.
Cả nhà cười vui vẻ y như sắp đi ăn tiệc không bằng. Chẳng có gì là căng thẳng cả.
Một năm sau.
Em trai tôi được bà cô bảo lãnh vào Úc. Em gái kế đi Pháp. Còn tôi đi Mỹ.
Sáu tháng đầu tôi làm "người tàn tật". Điếc: vì không nghe rõ được tiếng nói của người bản xứ. Què: vì không biết lái xe. Câm: vì hễ mở miệng ra sợ nói tiếng Mỹ " ngọng" bị cười. Cho đến một ngày tôi gặp anh.
Anh là "tuỳ viên" của Bố tôi ngày trước.Vượt biển với cả gia đình từ năm 80. Vợ anh chia tay anh trong một tình huống bất ngờ: Chị gặp lại người tình cũ thời còn đi học. Giờ đang là thương gia giàu có. Chỉ có thế mà bỏ anh.
Tôi được một bà Mỹ tốt bụng nhận làm con nuôi. Nhà bà có ba phòng do các con lập gia đình ở riêng .Trống và vắng. Anh tới lui thăm tôi thường. Đưa giúp tôi đi chợ. Dạy tôi học lái xe. Xin việc làm và nhiều sự quan tâm chăm sóc khác. Có anh tôi thấy ấm lòng. Tôi đã gần 40 tuổi. Còn anh ngoài 50. Nếu ở Việt Nam tôi được xếp vào tuổi " quá lứa, lở thì". Thành ra, khi anh ngõ ý yêu tôi tôi nhận lời không chút do dự. Từ đó tôi xin phép bà má nuôi cho tôi ở riêng. Hằng ngày, anh đưa tôi đi làm. Anh cũng đi làm. Nhưng về đến nhà, anh giành làm hết mọi việc: bếp núc, giặt giũ, rửa chén, clean nhà. Tôi ái ngại thì anh dịu dàng:
- Anh sống một mình đã lâu. Đâu đó có trật tự. Em đừng làm xáo trộn chi cho phiền. Để anh làm hết cho. Mai mốt anh già chút nữa giao lại cho em. Tha hồ mà làm. Được không"
Tôi mỉm cười hạnh phúc.
Nửa năm qua mau. Anh vẫn yêu thương tôi với tình yêu của người chồng cưng vợ.
Tôi đã biết tự lái xe đi làm. Những hôm về sớm bất chợt, tôi bắt gặp anh ngồi trầm tư , mắt nhìn vào khoảng trời xa xăm cách vô hồn. Gặng hỏi thì anh bảo không có gì. Người sống nội tâm hay như thế. Anh vẫn cư xử ôn hoà nên tôi mau quên. Bạn bè nói tôi hạnh phúc quá. Dù anh lón tuổi và chúng tôi không còn hy vọng sinh con. Nhưng tình yêu tôi chân thành. Tình yêu anh bao la. Nhiều điểm anh cũng phảng phất giống Bố tôi. Tôi thích!
Nếu sống ở đất Mỹ nầy mà gia đình vợ chồng sớm tối đi về có nhau. Rất mực yêu thương nhau. Thuận hoà hạnh phúc mãi thì tôi nghĩ chắc không ai còn nghĩ đến thiên đàng. Biển đời mà người ta hay gọi là " biển trần khổ vơi vơi trời nước " ấy cũng có lúc dậy sóng ba đào bởi bão giông.


Hôm đó, tôi trở về nhà trễ hơn thường lệ. Vừa ghé chợ mua ít thức ăn. Tôi muốn đãi anh món cá hấp cuốn bánh tráng. Anh thường nói:
-Lớn tuổi rồi ăn nhiều thịt không tốt. Ăn cá, ăn rau người sẽ khoẻ hơn.
Bảy tháng sau ngày làm vợ anh, đây là lần đầu tiên tôi làm bếp. Hôm qua tôi nói với anh rằng:
-Hạnh phúc của người vợ là nhìn chồng ăn một cách ngon lành những món mình đã nấu. Hãy cho tôi được hạnh phúc ấy một lần.
Anh cười:
- Bộ anh nấu thì mình không hạnh phúc sao"
Tôi hả hê lòng nhưng vẫn nằn nì:
- Đừng cưng em quá em hư. Phụ nữ Việt Nam là " bà nội trợ ". Không có "ông nội"!
Anh gật đầu.
Đóng cửa xe, tôi đi thẳng vào bếp. Lạ! Đèn chỗ nào cũng sáng trưng. Tôi vào phòng để computer, không có anh. Vào phòngngủ không có anh! Restroom mở cửa. Tôi không thấy anh đâu cả....
Tôi bày biện thức ăn ra bàn rồi ngồi chờ. 9 giờ. 10 giờ . 11 giờ. 12giờ... Tôi đứng lên.Khi lục tung hết tủ bàn tôi mới hay anh đã mang toàn bộ quần áo, đồ đạc của anh theo. Dưới gối là hai dòng thư ngắn ngủi:

Em,
Anh xin lỗi đã ra đi mà không báo cho em biết trước. Rồi em sẽ quên. Hãy tha thứ cho anh!
Tường Lân.

Tôi hốt hoảng thật sự! Vừa khóc vừa gọi tên anh. Suốt đêm đó tôi không ngủ. Hôm sau vào chỗ làm mệt ngất ngư. Một ngày, hai ngày.
Một đêm, hai đêm. Liên tiếp nhiều ngày nhiều đêm như vậy trôi qua. Rồi cũng qua! Những ngày, những tháng, những năm sống như người ảo chấm hết thực sự khi tôi nhận được thư anh.

Massachusetts ngày 22 tháng 6 năm 1987.
Hồng Bích yêu thương,
Anh muốn không bao giờ viết cho em nữa. Nhưng em còn nhớ 2 câu thơ của ai đó mà em nhắc anh hồi mới gặp lại nhau, khi nói về cuộc tình của anh Thao và chị Tường Loan không"
Nợ tình chưa trả cho ai,
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Anh bây giờ sống rất gấp. Anh quyết định viết vội cho em. Mà em hứa với anh đi. Đọc thư anh em không khóc. Hôm em nằng nặc đòi anh cho em làm bếp để đãi anh món cá hấp, anh vừa trả lời em vừa gập người nén chặt cơn đau mấy lần.
Làm sao em biết được lòng anh quặn thắt cở nào.
Em à! Người chưa đến Mỹ gọi đất Mỹ là Đất Hứa. Tưởng rằng nước Mỹ là xứ sở thần tiên. Người còn ở lại quê nhà tưởng tại Mỹ "dollar lót đàng , vàng lót ngõ". Nhiều người cho rằng nước Mỹ là nơi lắm bạc nhiều tiền, làm sao còn có cảnh cơm không lành , canh không ngọt" Làm gì có chuyện vợ chồng chia tay nhau, khi mọi tiện nghi đều dễ kiếm. Thậm chí có người còn khẳng định: Ở Mỹ không sợ bịnh. Lỡ có bịnh cũng không sợ chết . Vì y học quá tiến bộ. Đâu phải như ở Việt Nam: Nghèo - khổ - bịnh - tật - chết. Đã nghèo thì phải khổ. Đã khổ thì đổ đau,đổ bịnh. Bịnh không tiền hay không đủ tiền chữa thì phải chịu tật hay là chết. Phải vậy không em"
Gặp lại em anh mừng lắm. Anh nhớ những ngày cận kề bên Bố. Dù cấp bậc có một khoảng cách nhất định nhưng Bố rất tốt với anh.
Với kỷ luật thì Bố dùng kỷ luật thép. Nhưng với tình thương thì Bố thật khoan nhân.
Vì vậy mà Bố là cấp chỉ huy được lòng mọi người yêu mến. Trong cuộc đời anh. Mẹ là người anh yêu nhất. Hôm mẹ anh mất Bố cho ngày về phép còn cho cả tiền. Thế mà khi Bố chết anh không có cơ hội viếng người. Những mỹ cảm về Bố trong anh, anh đã đem mà đối xử với em như em đã thấy. Tiếc một điều anh không thể sống mãi bên em.
Hồng Bích,
Anh bị chứng bịnh ung thư máu.
Thật tình anh không biết. Cho đến khi làm chồng em được 5 tháng 12 ngày. Tại sao anh tính kỹ như vậy" Bác sĩ nói anh sống rất gấp mà! Những lúc ở bên em. Những lúc nhìn em nói cười vô tư. Mắt sáng ngời hạnh phúc anh yêu quá. Muốn nói sự thật cũng không nỡ. Chờ cho em ổn định cuộc sống. Anh quyết định bỏ đi.Thà là anh bỏ đi. Đi để trốn chạy thực tại đau thương.
Chắc lúc đó em nghĩ anh trở về với vợ cũ. Hay em cho anh là tên giả dối, phản bội em" Có lúc nào em nguyền rủa anh chưa" Hay em chỉ ôm đầu ngồi khóc" Anh thật có lỗi với Bố vì đã gieo vào cuộc đời con gái Bố những luỵ phiền. Cho tới giờ phút nầy anh vẫn có thể quả quyết thưa với Bố rằng : Con còn yêu Hồng Bích lắm.
Em,
Anh có căn dặn Huy - bạn anh- làm ơn mang thư nầy trao tận tay em.
Còn đây, nắm tro tàn của anh. Em hãy mang ra mé biển. Anh nhớ buổi chiều tháng ba, hãy còn là mùa Xuân gió lộng. Mình đi bộ trên đồi. Nhìn ra biển. Biển bát ngát màu xanh, xa tít đến tận đường chân trời. Biển buổi chiều đẹp quá, anh không quên.
Hồng Bích thương yêu,
Sự sống anh còn rất ít. Một chút nữa thôi. Anh dành hết cho em. Anh muốn giữ em đến hết cuộc đời mà không thể. Bây giờ hiểu rõ vì sao anh bỏ em đi rồi. Em có còn hờn giận gì anh không" Em! Anh xin lỗi! Anh thật là không phải.
Mãi mãi yêu em,
Tường Lân

Khi tôi hiểu thì một lần nữa tôi bị bão giông xoay tít cuộc đời.

YẾN NGUYỄN

Ý kiến bạn đọc
05/03/202000:57:17
Khách
buồn ...... dù có ra sao hay bịnh nan y gần chết cũng nên cho người bạn đời biết , bỏ đi âm thầm dù tự mình nghĩ rằng không làm phiền người bạn đời hay bất cứ biện hộ nào cũng làm người bạn đời tổn thương sâu sắc khi họ chẳng hiểu lý do .......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,184,790
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến