Hôm nay,  

Giai Điệu Quê Hương & Ly Rượu Mừng

08/02/200500:00:00(Xem: 104624)

Người viết: THUỶ NHƯ
Bài số 680-1255-26-vb3-080205

Trang báo Viết Về Nước Mỹ hôm nay là tất niên năm Thân. Sau đây là bài viết về một buổi tất niên và bài hát Ly Rượu Mừng, bài hát sẽ vang lên mừng giao thừa và năm mới Ất Dậu sắp tới. Thuỷ Như là tác giả hai bài viết “Người Lao Công” và “Mây Trắng Trên Đầu Mẹ” đã phổ biến từ lâu. Cô hiện là cư dân Orange County và đi dạy tại một trường trung học ở Los Angeles.
*
“Vị tướng yên lặng một giây. Ông nhìn từng gương mặt của khán giả rồi chậm rãi dạo đàn. Giọng ông trầm ấm cất lên một làn điệu dân ca của xứ sở. Khán giả như bất ngờ với giọng hát truyền cảm của ông, giọng hát gởi gắm cả tấm lòng của ông đối quê hương. Rồi giọng ông chợt nghẹn ngào vì xúc động. Người vợ bước ra nối tiếp giọng hát của chồng. Phía bên dưới, khán giả cũng nhẩm theo bài hát. Ông nhìn họ với ánh mắt khích lệ và rồi đưa tay ra hiệu. Bài dân ca vang lên mỗi lúc một lớn dần. Và cuối cùng tất cả khán giả cùng đồng ca với vị tướng bài hát của quê hương nước Áo, mặc cho bọn lính Đức đang vây quanh tay lăm le những khẩu súng sẵn sàng nhả đạn.”
Đó là một cảnh tôi xem trong bộ phim “Giai điệu tuyệt vời – The sound of music.” B ộ phim được bình chọn là một trong hai mươi bộ phim hay nhất của thế kỷ. Tôi đã coi bộ phim naỳ ít nhất là ba lần. Lần nào cũng vậy, tôi phải bật cười với những trò chơi nghịch ngợm của đám con ông tướng ấy. Tôi hát theo những bài hát trong phim. Tôi hồi hộp với những hiểm nguy mà gia đình ông phải đương đầu và tôi vui mừng khi thấy họ thoát được nanh vuốt cuả quân Đức. Mỗi cảnh trong phim thật lôi cuốn nhưng cảnh cả nhà hát đồng ca bài hát quê hương vẫn làm tôi suy nghĩ nhiều nhất. Tôi nhiều lần tự hỏi có thể nào có một cảnh như vậy trong đời thường. Làm sao mà cả đám đông không hề có một sự sắp xếp trước lại có thể cùng hòa giọng trong một bài hát"
Và tôi đã bắt gặp cảnh ấy nơi Hội thánh tôi đang sinh hoạt. Đó là đêm Văn nghệ mừng Xuân của Hội thánh và tôi hân hạnh được mời làm MC. Chương trình diễn ra thật suông sẻ và vui nhộn với đủ các màn ca múa nhạc kịch với các diễn viên từ đủ các hạng tuổi. Tiết mục cuối cùng là thi hoa hậu do các bà trong ban Phụ nữ trình diễn. Chẳng hiểu vì lý do gì nhưng khi tôi vừa giới thiệu xong thì một cái đầu ló ra từ phía cánh gà bảo tôi: “Chưa chuẩn bị xong, chị mời khán giả hát một bài trong khi chờ đợi.” “Hát bài gì bây giờ"” “Bài gì cũng được. Chị lưạ đại một bài có trong tờ chương trình đó.” Tôi cầm xấp bài hát lật nhanh và nói thầm: “ Mấy bài này hát hết rồi. Không lẽ hát lại.” Mắt tôi sáng lên khi giở đến trang cuối. “May quá. Còn một bài.” Tôi nhủ thầm. Đó là bài hát “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.


Tôi vội vàng mời khán giả cùng hát bản nhạc xuân đó trong khi chờ đợi tiết mục cuối cùng. Tôi cất giọng: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh …” “Ơ, cái gì thế này"” Tôi thầm kêu lên trong đầu khi thấy trang kế tiếp trống không. Người nào đó đã quên copy trang cuối. Tôi lúng túng nhìn xuống khán giả và lẩm nhẩm hát theo trí nhớ. Một vài người đang lật tìm dòng nhạc kế tiếp nhưng rồi tất cả cùng say sưa hát vang khúc nhạc xuân. Tôi chưa bao giờ thấy qúy vị trong Hội thánh tôi hát thuộc lòng một bài hát nào cả. Nhưng lúc này đây tôi thấy mọi người đang hát. Từ các em nhỏ cho đến người lớn, các bà và các ông. Tôi tròn mắt ngạc nhiên không hiểu tại sao họ lại có thể thuộc bài hát đến vậy. Tôi chợt nhận ra mình cũng hát đúng lời như họ. “Á a a à hát khúc hòa ca thắm tươi đời lính. Nước non thanh bình. Chúc mẹ hiền dứt u tình…” Cả hội trường đang ngân vang một giai điệu mùa xuân. Tôi nhận ra đó chính là cảnh trong phim “The sound of music.”
Tôi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi của chính tôi hôm nào. Người ta có thể cùng hát lên một giai điệu khi tất cả đều có cùng một tâm trạng. Tôi tin rằng mọi người trong Hội thánh của tôi (cũng có thể là mọi người Việt nam trên toàn thế giới) đều nhớ về Việt nam ngày xưa dù rằng họ đang có một cuộc sống đầy đủ và ổn định nơi xứ người. Ký ức về Việt nam của mỗi người chắc hẳn là không giống nhau. Có thể đó là những tháng ngày vàng son trong uy quyền và giàu có. Nhưng cũng có thể là những năm tháng đen tối với nghèo khó và tủi hổ. Đó có thể là một mái nhà êm ấm nơi miền quê hay đó là cái lạnh tái tê nơi gầm cầu phố chợ. Dầu vui hay buồn, Việt nam vẫn là một nơi không thể quên được trong trí nhớ của mỗi người Việt nam. Và những giai điệu quê hương cũng vậy. Nó vẫn đâu đó trong tâm khảm của mỗi người để rồi một ngày nào đó cùng bật ra đồng điệu, say sưa như tôi đã thấy trong buổi Văn nghệ mừng Xuân năm ấy.

Thuỷ Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến