Hôm nay,  

Sầu Riêng

27/01/200500:00:00(Xem: 105154)
Người viết: KITTY VU
Bài số 674-1248-18-vb4-260105

Tác giả Kitty Vu sơ lược về bà: 1954 di cư vào miền Trung, 1975 chạy loạn vào Nam, 1989 chạy Việt cộng qua Mỹ, định cư tại Hawaii hiện làm... bà ngoại. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà được ghi: “Viết theo lời kể của một người bạn.” Và thêm “Viết để tưởng nhớ song thân và cầu an cho nước Mỹ.”

*
Buông tờ Việt Báo xuống bà Tư khẽ thở dài, chép miệng ngẫm nghĩ, chuyện đời cái gì cũng có thể xảy ra. Kẻ thì sau khi gãy đổ, ở giá đã lâu, hiu quạnh một mình, muốn lấy vợ lấy chồng con cái không cho, còn nhiếc mắng này nọ. Bà Tư thì ngược lại.
Bà Tư lớn lên trong thời chiến tranh ly loạn, ba của bà ở trong quân ngũ lính cụ Diệm, và một ngày kia người đã hy sinh đền nợ nước, bỏ lại anh em bà cho mẹ già tảo tần nuôi nấng thương yêu. Mẹ đã vất vả trăm chiều cho anh em bà được no ấm học hành thành danh.
Bà không cành vàng lá ngọc, không chim sa cá lặn nhưng cũng không tệ lắm, mỗi mặt đều đứng bậc trung đủ để làm cho một số anh hùng tình si phải cạo đầu xin đi tác chiến. Có lẽ số bà phạm hồng nhan đa truân hay đào hoa ngộ triệt chi đó, nên trước lập gia đình thì lắm người đeo đuổi, nhiều người ngấm nghé nhưng đều không thành, bởi mẹ của bà không muốn xa con, không muốn con gái làm dâu khổ như mình. Cụ chỉ muốn chọn một người không cha không mẹ để bắt ở rể mà thôi. Cuối cùng rồi cụ cũng kén được chàng rể như ýï.
Phần bà Tư, công dung ngôn hạnh, tứ đức tam tòng đã thấm nhuần nên bà cứ vậy mà theo. Chồng của bà ngoài ăn chơi nhảy đầm, tài bàn tứ sắc không thiếu món nào, cái môn giỏi nhất là đánh đập vợ con và nã tiền nã của để đánh bài.
Ngày quốc hận 30 tháng 4 năm 1975 gia đình bà chạy loạn như mọi người, của cải mất sạch đành trắng tay. Mẹ của bà vì quá thương nhớ anh trai cả không biết bây giờ ở đâu cộng thêm cuộc sống vất vả thiếu thốn, buồn phiền mòn mỏi trông chờ nên cụ đã từ giã cõi đời vào cõi thiên thu, bỏ lại bà không nơi nương tựa, lòng bà đau đớn quặn thắt mỗi khi nhớ đến song thân. Khi bà không còn chỗ dựa không còn tiền bạc chi cả, chồng bà cũng bỏ bà luôn không thương tiếc.
Ví như thân cò bà phải lần mò lặn lội, ngược xuôi, kiếm sống nuôi con một mình. Bà đã nếm đủ tất cả từ niềm vui cay đắng lẫn nỗi đau ngọt ngào, hết vào khám vì buôn lậu (thật nực cười, buôn than bán củi, gạo, cá, trứng, đường mà là buôn lậu) sung sướng làm sao cô nữ sinh đoan chính ngày nào, nội trú Thánh Tâm Đà Nẵng nay biết buôn lậu lại đến đi tù ở B5 Biên Hòa vì tội vượt biên nữa. Thật là hãnh diện dưới chế độ Việt Cộng mình mới được đi tù vơiù những tội danh kỳ quái đáng yêu như thế. Ai bảo đã có nhà nước "no" dân khỏi "no" lại không chịu, cứ thả ra khỏi tù lại đi vượt biên tiếp.
Năm 1989 ba mẹ con bà được anh trai bảo lãnh qua Mỹ. Chồng của bà sau khi bỏ bà đã vượt biên qua Mỹ trước bà mười năm. Thấy mấy mẹ con bà khăn gói quả mướp qua tới ông sợ gánh nặng phải nuôi nên làm thủ tục ly dị. Bà đã khóc vì buổi đầu lạ lẫm bơ vơ nơi xứ người, nhưng cũng gắng nguôi quên, làm lụng cực khổ nuôi thân và nuôi con.


Thời gian thấm thoát qua mau. Các con đã lớn, đã lập gia đình, bà đã là bà ngoại. Xác thân hao gầy, tinh thần kiệt quệ vì quá nhiều truân chuyên. Bà không hề nghĩ đến riêng tư đời mình. Với bà, đơn thuần là lấy chồng thì chỉ một lần, dẫu có bề nào dẫu có làm sao bà vẫn ở cho đến trọn đời. Bà nghĩ vậy nhưng các con bà nghĩ khác. Chúng bảo bà lấy chồng đi hay là kiếm bạn trai đi. Vậy là chúng không cần tình thương và sự chăm sóc của bà nữa. Chúng làm sụp đổ mọi truyền thống tốt đẹp của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam đã hun đúc, đã ăn sâu cội rễ trong tâm khảm từ bấy lâu nay. Giận quá, bà nghĩ sẽ lấy bất cứ ai, dù què dù điếc cho nó biết thế nào là thiếu mẹ hiền đời con khốn khổ.
Lúc không cần nó xua bà đi, khi cần nhờ nó lại bắt hồn bắt xác, hỉ hả với bà, qua cơn hoạn nạn lại muốn bà biến. Bà buồn nhưng nhẫn nại, sẵn sàng tha thứ thương yêu đùm bọc cho con cho cháu. Nhưng rồi qua sông lại quên con sóng dữ. Cứ như vậy bà lại thêm một lần rơi lệ. Bà nói chúng bay làm như mẹ là cái tivi khi cần thì bật lên, lúc không cần thì nhấn nút biến. Nó nói phải rồi đây là xứ Mỹ mà, nhấn nút biến, biến biến đi....
Đối với cha mẹ, dù con có lớn bao nhiêu, già bao nhiêu tuổi vẫn là baby trong lòng như ngày nào còn ấu thơ không thay đổi, nhưng nay bà đã nghĩ khác. Nó đã là cha là mẹ người ta, đã nửa đời người, nó không còn là con của bà như xưa nữa, nó đã nhập vào xã hội Mỹ tư tưởng Mỹ. Mà lối sống Mỹ là hưởng thụ và tư hữu, nên nó buông bà và muốn bà buông nó. Ừø thì buông. Bà muốn chiều theo ý nó.
Bà nghĩ, ừ bỏ mọi truyền thống xưa đi, hãy sống theo lối Mỹ. Vậy hãy lo cho chính bản thân mình. Hãy đứng vững trên đôi chân của mình. Đừng ôm đồm những con cùng cháu nữa và nhất là đừng bao giờ rơi lệ. Bà vốn là người cam đảm và tự lập cả đời, hết chạy lũ lụt đến chạy giặc từ Bắc vào Trung vào Nam và trầm luân trong chế độ Cộng Sản hung tàn thâm độc, nay lại lận đận lao đao trên xứ người, những truân chuyên cơ cực đã rèn luyện cho bà thêm vững chãi sức mạnh nội tâm. Bà cho mình là đã tốt nghiệp đại học trường đời. Bà không ưa chế độ Việt Cộng nên đã hơn mười lăm năm qua bà chưa hề về thăm lại Việt Nam.
Suy tư miên man một hồi bà Tư bật cười nhớ lại lời con cháu gái gọi bà bằng co. Con bé đang sống ở Maui. Nó nói "Ối giời ơi, người ta bảo thời bây giờ là thời văn minh tân tiến ăn mặc hở trước trống sau, ngắn ngủn trống tuênh, trống toác, hoặc rách te tua như còn ở với xã hội chủ nghĩa. Phải là đằng trước tấn công, đằng sau hộ vệ như thế này này -vừa nói nó vừa ưỡn ngực ra đằng trước cong đít ra đằng sau vỗ mông bộp bộp- Đấây phải là như thế đấy cô ạ, quần áo thì phải là áo ngắn hững hờ, quần chờ một chút, các anh thanh niên bảo vậy, chỉ cần thọt tay vào là tới liền, thế mới thích chứ, ai cổ lỗ xỉ như bà cô tôi kín cổng cao tường kỹ thế. Bà nói mày chỉ ăn nói vớ va vớ vẩn chẳng đâu vào đâu hết. "Ấy ấy bà cô chớ có nói như thế nhé. Nói như thế là lạc hậu lắm".
Bà Tư cười xong, thấy thương con cháu gái, rồi thấy lòng nhẹ nhàng.
Bây giờ ngoài thượng đế và cha mẹ đã khuất ra, người yêu của bà, ông cố ông nội của bà là nước Mỹ và nhân dân Mỹ. Nước Mỹ đã cưu mang biết bao nhiêu gia đình khác cùng với gia đình bà. Nước Mỹ đã yêu thương, chăm sóc bà khi đau ốm, cho bà cuộc sống ấm no tươm tất. Bà thấy mình chỉ còn thương yêu và rơi lệ cho những biến cố và thăng trầm của nước Mỹ, bà hằng cầu nguyện cho nước Mỹ luôn an khang hùng mạnh và trường tồn.

Kitty Vu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,732,175
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến