Hôm nay,  

Một Đời Tận Tụy- Một Triết Lý Sống

09/01/200500:00:00(Xem: 146732)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 693-1235-05-vb5060105

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến.

Anh Ba sinh trưởng trong một gia đình đông đảo gồm 7 anh em trai và 6 chị em gái. Cuộc đời anh vất vả từ nhỏ tới lớn vì lúc nào anh cũng tận tụy lo cho gia đình từ bố mẹ cho tới các anh chị em. Mẹ anh mất sớm cho nên anh thiếu tình mẫu tử từ lúc còn nhỏ tuổi. Anh bỏ học sớm, phụ giúp ba anh coi sóc công việc trong một đồn điền rộng lớn cả mấy trăm mẫu. Anh về Hà Nội mang theo bệnh sốt rét rừng trên các miền thượng du Bắc Việt.
Năm 1975, anh bỏ lại toàn bộ nhà cửa tại Saigon và lên máy bay qua Pháp. Anh đã bỏ 15 triệu đồng để mua một chỗ ngồi trên máy bay.
Ở Pháp được 5 năm anh đem hơn 1 triệu đồng vào Mỹ với diện đầu tư. Các con anh 1 trai, 1 gái qua Mỹ du học và tiện thể ở lại đoàn tụ với anh và bà xã anh. Đi coi bói, ông thầy đoán quẻ anh có con trai mà cũng như không có. Anh rất ngạc nhiên và không tin, khi tỵ nạn qua Pháp anh bỏ 15 triệu mua 1 passport cho con trai anh và qua Pháp phải giữ luôn tên của người mang tên trên passport mới được ở lại Pháp. Lúc đó anh mới phục và tin ông thầy bói đã đoán đúng. Rõ ràng con anh đẻ ra mà lại mang tên và dòng họ khác.
Ở Mỹ gia đình anh là người đầu tiên khai thác ngành "Nail" tại vùng New Jersey, Pensylvania. Anh đã đào tạo rất nhiều người làm nghề Nail và sau này ai cũng trở nên chủ nhân các tiệm Nail vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Riêng có một gia đình gồm 2 vợ chồng 3 trai, 3 gái tổng cộng 8 nhân lực miệt mài trong nghề "Nail" trong khoảng thời gian gần 2 thập niên đã ra nhập vào danh sách những nhà triệu phú Việt Nam vô danh.
Anh thành công là nhờ ý chí kiên trì làm việc không mệt mỏi cộng thêm những kinh nghiệm kinh doạnh tại Việt Nam trước khi mất nước.
Ở Việt Nam, anh đã có sáng kiến lập trường chuyên nghiệp về các môn đánh máy chữ, dạy lái xe hơi, dạy sửa máy xe hơi, xe 2 bánh gắn máy, dạy sửa radio, televison, dạy sửa máy lạnh, tủ lạnh….


Anh không tốt nghiệp đại học nhưng nhờ có đầu óc và sáng kiến đã vào trường đại học kỹ thuật Phú Thọ mời các giáo sư trong trường ra phụ trách các lớp chuyên nghiệp.
Trong thời gian đầu 5 năm ở Mỹ, anh đã giúp cậu con trai thiết lập một nhà hàng nấu món ăn Pháp và 3 năm sau cậu đã mua được 2 căn nhà cùng 1 lô đất vùng ngoại ô tỉnh Atlanta, bang GA. Anh cũng giúp cô con gái mua được 3 căn nhà kế cận cậu con trai.
Nhờ có căn bản Pháp ngữ tại Việt Nam và Pháp, anh đã khuyến khích cô con gái học thêm tại Mỹ và đã trở nên cô giáo dạy Pháp ngữ tại trường trung học Mỹ.
Cô con gái đầu lòng và rể người Mỹ đã nói tiếng Việt lưu loát như người Việt nhờ sự thúc đẩy và khuyến khích của anh và gia đình.
Anh cũng giúp đỡ và hướng dẫn hai bà chị ruột mở cửa tiệm kim hoàn, huấn luyện thợ và thiết lập tiệm.
Các em trai và gái của anh đều có cơ sở kinh doanh nhờ sự góp ý và kinh nghiệm thực tiễn và phần kỹ thuật chuyên môn của từng nghề.
Anh đã hầu như hoàn tất mọi việc như ý muốn và chuẩn bị đi chu du thiên hạ cùng bà xã. Bỗng một ngày anh than nhức đầu lạ thường, bà xã và cô con gái đưa anh vào bệnh viện thì bác sĩ thấy anh bể mạch máu đầu và chỉ tuần sau anh vĩnh viễn ra đi.
Sự ra đi đột ngột của anh đã để lại muôn vàn thương tiếc cho vợ con anh và toàn thể người thân ruột thịt trong gia đình. Ngày anh ra đi, trời mưa lả tã suốt ngày như để tang anh và tiễn đưa anh về miền cực lạc.
Sự ra đi của anh đã làm nhiều người trong gia đình và bạn bè thân quyến ngẫm nghĩ lại cuộc đời. Dù tiền rừng bạc biển người ra đi cũng không mang theo được và để cho người còn ở lại những tình cảm tha thứ, khoan dung hết hờn giận. Và có khi còn làm thay đổi hẳn nếp sống của một số người xung quanh.
Từ tuổi thơ tới tận cuộc đời, từ Việt Nam qua Pháp tới Mỹ, anh hoàn toàn xả thân phục vụ gia đình làm tròn bổn phận của một người con hiếu thảo, một người chồng tận tụy với vợ con, anh chị em và toàn thể những người quen biết từ xa tới gần.
Cuối cùng anh ra đi chẳng mang được gì, nhưng anh đã để lại cho vợ con anh một di sản, kinh nghiệm và một suy nghĩ mông lung cho thân phận con người, cho tất cả bạn bè và thân thuộc xa gần.

Nguyễn Le

Ý kiến bạn đọc
18/08/201203:24:51
Khách
That's the best anwser of all time! JMHO
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,154,167
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.