Hôm nay,  

Cây Xương Rồng

26/12/200400:00:00(Xem: 206774)
Người viết: LINH TRẦN
Bài số 681-1223-vb3211204

Tác giả tên thật là Trần Quang Linh, từng ký bút hiệu là Diên Hồng, cư dân Santa Ana, Nam California. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông, nhân mùa lễ giáng sinh và năm mới đang tới.
*

Năm mới đã và đang về , trên đất Mỹ trời đêm thật lạnh. Hắn vẫn lái xe quanh quẩn trên đường, mặc cho một giờ đêm lững thững trôi qua. Đường phố xe cộ vẫn qua lại khá đông, những ánh đèn đường sáng vừa đủ như len lỏi dõi nhìn khắp nơi. Xa xa là những căn nhà được trang hoàng bằng những dàn đèn trang trí Noel, lấp lóe đủ màu sắc như những ánh sao đêm tỏa sáng từng lúc.
Từ hãng làm về nhà không xa nhưng hắn cứ đi , đi mãi mà không về nhà như kẽ lãng tử trong đêm dài thổn thức.Chiếc xe hơi cũ cùng với người chủ của nó, băng nhanh qua từng con đường: Bolsa Av, 1st St ; rồi quẹo sang đường Euclid St, băng ngang Hazard Av và lại quẹo tiếp sang Westminster Blvd, đi ngang Brookhurst St về Bushard St , ra lại đường Bolsa băng ngang khu Phước Lộc Thọ... , cứ vậy hắn cho xe trôi đi trong suy nghĩ nhùng nhằng, lẫn lộn.
Hắn sang Mỹ chỉ chưa đầy nửa năm, đi làm hãng chưa tròn 45 ngày. " Tay trắng lại hoàn trắng tay " hắn bỗng buột miệng thở dài thườn thượt. Hắn bình tĩnh nghĩ lại mọi chuyện trong ngày. Hắn vào ca lúc 2 giờ trưa, công việc vẫn vậy: chất những hộp nhựa đựng đĩa CD lên bàn, tách từng hộp từ thùng carton, sắp thành hình chữ V nối tiếp nhau trên bàn , rồi bỏ nhãn, bỏ đĩa vào để đóng thùng xuất xưởng. Mỗi thùng chưa khoảng 100 đĩa CD thành phẩm. Công việc chỉ có vậy, làm tuần tự nhưng phải thật nhanh. Làm như cái máy, không cần suy nghĩ, chỉ cần nhanh tay và thật nhanh tay... Hãng của hắn chuyên sản xuất các sản phẩm CD và Video tape, còn hắn làm ở khâu packing (bao bì) làm từ 2 giờ trưa đến 12g đêm. Đôi tay mềm mại của hắn trở nên khô rốc, chai sạn. Hắn cứ cắm cúi làm mà tâm hồn trôi dạt nơi đâu. Xác ở đó nhưng hồn cứ mãi nơi đâu.
Vốn từng là dân trí thức ở Việt Nam, rất giỏi tiếng Anh (không phải tiếng Anh"!). Một luật gia ít nhiều có tên tuổi. Vậy mà... nơi đất khách quê người, hắn chỉ là thằng làm công ăn lương, một "cu-li" (mấy thằng bạn chung hãng nói vui vậy) không hơn không kém.Những công nhân làm cùng ca với hắn đủ mọi sắc dân: Mê-hi-cô có, Hoa có, Mỹ có, Pakistan có, Hàn quốc có... ai cũng làm trong im lặng, đôi tay thoăn thoắt làm như bay. Mỗi người mỗi nổi niềm khác, nhưng có lẽ cái chung nhất giữa họ chính là ở chỗ họ đều là dân ly hương cả. Việc làm nơi đây là nơi họ bấu víu, để duy trì cuộc sống, cho dù đó không phải là điều họ ưa thích.Những kinh nghiệm sống hữu dụng nới quê hương của họ, gần như bị mai một trong cuộc sống mới tại nước Mỹ trong những năm tháng đầu của cuốc sống tha hương.Phải làm lại tất cả từ con số zê - rô âm, đúng vậy con số zê - rô âm , chẳng thể nào khác hơn...
Có ai đó từng nói "Ai chưa từng đến nước Mỹ không thể hiểu nước Mỹ" , có lẽ rất đúng chăng" Hắn cười nhạt với những ý nghĩ mông lung và cô tịch. Hắn bỗng nghĩ tới quy luật bất khả kháng: sinh - lão- bệnh - tử, hắn đang sống trong giai đoạn nào đây"
Hắn đưa tay ấn nút hạ kiếng xe xuống, một làm gió mát lạnh ùa vào làm cho trái tim lạnh giá của hắn thêm phần giá lạnh. Hắn mặt cho hồn hoang bay bổng cùng nghĩ suy "hữu hồn vô cốt". Mấy lần chiếc xe hơi của hắn như muốn lạc tay lái đâm sầm vào những chiếc xe chạy đằng trước. Hắn vẫn lái tiếp mà không biết đích đến là đâu, nơi nào là cứu cánh cho trái tim bị tổn thương nặng nề của hắn. Đêm càng khuya, trời càng lạnh, tâm hồn của hắn càng thêm bơ vơ lạc lõng. ..

Hắn miên man nhớ lại... tuần trước khi nhận tấm check trả lương của hãng, hắn phát hiện tiền công chỉ được tính $6.75 / giờ không đúng như lời chủ hãng nói lúc được tuyển vào lương sẽ là $8 / giờ, hắn thật bất mãn. Hắn bèn khiếu nại với tay quản lý người Việt. Kết quả là chỉ nhận thêm nổi bực tức, uất ức vào người. Tay quản lý buông lời ngạo mạn: "... lương chỉ có vậy, mày có biết luật không... muốn khiếu nại thì về Việt Nam mà khiếu nại, ở đây là nước Mỹ..."
Khi đó, hắn đã tròn xoe mắt nhìn tên quản lý đến ngơ ngác. Ra vậy, nó nói hắn "có biết luật không"... thật mỉa mai cho một luật gia, dân học luật như hắn. Hồi ở Việt Nam, khi sắp xuất cảnh sang Mỹ, hắn rất hồ hởi... còn bây giờ đang thực sống ở Mỹ thực tế phũ phàng như quất những nhát roi lạnh giá vào mặt của hắn.
Việc làm mong manh, cuộc sống chưa ổn định, hắn như kẻ mất phương hướng trong bầu trời bao la của nước Mỹ. Hắn thực sự thấm thía "nỗi khổ của kẻ sống lưu lạc ở xứ người". Hắn mới hiểu rằng, những vọng tưởng chỉ là mơ mộng không thể nào cưu mang nổi hắn và gia đình của hắn. Gió lại thổi mạnh, mặc, hắn vẫn quay kiếng xe xuống, lì lợm hứng cái lạnh ùa vào. Năm mới sắp đến ư" Ngày Xuân. .. Tết Dương Lịch à. .. Hắn nghĩ lung tung và lẫn lộn. Hắn bỗng nhớ đến mấy câu thơ của Miên Thẩm, Nhà thơ và là con Vua Minh Mạng:
"Hoa rơi ảo mộng, liễu u sầu
Vời vợi gió xuân tan biến mau. .. "
Hắn cười chua chát, tự nhủ ". .. quái. .. , sao lại cảm thấy buồn quá lúc Xuân đến ư "!"
Đã có nhiều đêm sau giờ tan ca về nhà lúc nửa đêm, hắn cố giỗ giấc ngủ nhưng chẳng thành. Hắn chìm trong hồi tưởng, nhớ lại mọi kỷ niệm sự kiện trong đời và những năm tháng ở quê hương mình: đi học, rồi đi làm, lấy vợ và có con... hắn luôn thành công, được mọi người trọng vọng. .. rồi hắn đã bỏ tất cả để cùng gia đình sang Mỹ , va chạm với đời sống thực, chật vật và lo toan... Mọi thứ ùa về lẫn lộn, pha trộn và xen lẫn nhau đến khó hiểu , khó tách bạch. Luồng suy tưởng như một dòng chảy vô tận, kéo theo mọi thứ, dằn vặt xoay tít quanh hắn như tra vấn, như đòi hỏi... Hắn cố tìm một câu trả lời, một phương cách mới để xoay xở, nhưng vẫn vô vọng, lạc loài , phương hướng như là một mục tiêu ảo mà hắn chưa lần ra chìa khóa giải ma.


Hắn lẩm bẩm: thế mới biết trên đất nước tự do này, vẫn có những hạng người "thượng đội hạ đạp" mà hình ảnh của tay quản lý trong hãng của hắn là một minh chứng. Nỗi uất ức lên đến đỉnh điểm khi chiều nay, trong ca làm việc, tay quản lý mặt non choẹt lại buông lời phỉ báng hắn là "tên vụng về nhất thế giới". Hắn đã trừng mắt quát lại tên quản lý: "cùng thân phận làm thuê đừng nên giậu đổ bìm leo...". Kết quả là sau đó hắn nhận được thông báo nghỉ việc, cùng tấm check tiền lương mấy ngày làm thêm sau tháng rồi.
Khi ra về, hắn mới kịp biết , nghe đâu tay quản lý này là bà con thân thuộc với chủ hãng - một người Mỹ gốc Hoa lấy vợ Việt, vợ của chủ hãng chính là chị ruột của tên quản lý. Thật là mệt mỏi, hắn ngán ngẩm cho sự đời!
Hắn từng nghe nhiều người nói: "... ở Mỹ, bị thôi việc là chuyện thường!..." Đã biết vậy nhưng hắn vẫn thấy lạ và buồn nhiều. Hắn buồn đến nỗi muốn tông xe vào vệ đường để tự sát nữa kia. Bởi, thất nghiệp là đồng nghĩa với thiếu thốn, là không khả năng chi trả mọi thứ, vợ con hắn sẽ tiếp tục chịu nhiều khó khăn... Ở Việt Nam hắn đi làm trên 20 năm, chưa từng bị " nói nặng nói nhẹ" vậy mà ở đây...
Nghĩ đến đó , hắn quyết định tấp xe vào một parking vắng bên đường dừng bước tạm. Hắn mở tung cửa xe, cho gió lạnh tha hồ ào vào xâm chiếm mọi không gian trống vắng. Hắn xoay hẳn người sang hông xe, như chồm hằn ra cửa xe chỗ ngồi lái.
Ánh đèn hắt xuống vệ đường nơi gốc cây cạnh xe, làm hắn chú ý đến "xác một cây xương rồng" nằm chỏng gọng trên nền đất cát ẩm ướt. Hắn rời xe, cúi nhặt cây xương rồng lên. Nó đã héo khô hơn hai phần thân cây, có lẽ người ta đã vứt nó lăn lóc nơi đây. Hắn chợt thương cảm cho cây xương rồng "đến mầy cũng phải chết sao... hỡi loài cây nổi tiếng sống dai và chịu đựng giỏi sự khắc nghiệt..."!".
Hắn chợt mím môi bóp mạnh, bỗng hắn nghe đau nhói ở lòng bàn tay. Một chiếc gai nhọn còn xót lại đã đâm xuyên vào tay hắn: một giọt máu đỏ chợt rỉ ra, hắn thấy tê buốt. Ôi, cùng là thân phận bị vứt bỏ, mà cũng gây đổ máu cho nhau ư" Hắn bỗng thích thích thú khi tự so sánh khuôn mặt tên quản lý trong hãng với dáng vẻ khô cằn của xác xương rồng nơi đây. Hắn nhếch mép cười một mình và tự nhủ: "trên đất nước này, khi mà văn hóa tuyệt đối tôn thờ chủ nghĩa cá nhân đang ngự trị, cách đối xử với nhau trên cơ sở coi đồng tiền là vạn năng,... thì cách xử sự của tay quản lý người Việt với chính những đồng hương của mình có gì là xa lạ!
Trời bỗng đứng gió nhưng không khí vẫn lạnh. Hắn toan vứt cái xác cây xương rồng vào thùng rác công cộng gần đó nhưng hắn bỗng chút ý đến một chồi non xanh nho nhỏ lú lên gần ngọn. Trông nó tròn tròn, gai nhỏ nhọn, như hạt đậu nhỏ bám trên thân cây xương rồng khá lớn. Hắn bỗng thấy trong đầu như có tiếng reo lên: "mầm sống đây mà!". Hắn lại lầu bầu mấy câu của một nhà thơ Pháp: "Oh! Printemps jeunesse de l'année, oh! Jeunesse printemps de la vie" (phỏng dịch: "Ôi mùa xuân, tuổi trẻ của năm tháng, ôi tuổi trẻ, mùa xuân của cuộc đời")
Rồi không hiểu sao, hắn vội vã leo lên xe nổ máy, không quên đem theo cái xác xương rồng héo khô cùng với hạt đậu " sự sống" đeo trên ngọn cây. Hắn phóng xe như bay về nhà.
Lạ thật !... hắn điên chăng" Chắc ai thấy cảnh này cũng phán đoán như vậy. Riêng hắn thấy thật bình tĩnh, hắn quyết định quay xe về nhà đề trồng cây xương rồng vào chậu đất trước nhà.
Trời đêm vẫn rất lạnh, nhưng hắn thấy lòng chợt ấm lại. Hắn tự nhủ phải cứu lấy cây xương rồng khốn khổ "nó phải sống!". Hắn bỗng suy nghĩ: "mình cứu nó, người khác sẽ cứu mình"". Ở hiền gặp lành mà, hắn xưa nay luôn tin điều này. Hắn chợt lấy lại niềm tin và ý chí. Sự tồn tại dù mỏng manh của cây xương rồng kia, làm hắn hồi tỉnh lại. Mình phải tự cứu mình, không được nản lòng... Suy cho cùng, ranh giới giữa cái sống và cái chết nơi cây xương rồng dù khá mỏng manh nhưng mầm sống của nó thật khó hủy diệt. Phải chăng đó là bản chất sinh tồn mạnh mẽ trong nó" Hắn nghĩ về cây xương rồng, như kẻ tự trấn an mình. Hắn thấy ló dần những tia sáng hy vọng của sự sống! Phải chăng Xuân sắp về, nên trời đất, cây cối, con người đã khác đi chăng" Hắn nghiệm ra rằng, ở đâu cũng vậy, trên cả đất Mỹ này, khi năm mới đến, ai ai ai cũng hớn hở cháo đón...
Hắn quyết định ngày mai sẽ đi tìm việc làm khác, bắt đầu với thử thách mới... Vừa làm vừa tranh thủ học lại, học ngay trên Nước Mỹ này, mặc cho tuổi tác níu kéo, hắn tự nhủ với mình lần nữa: "phải cố gắng đứng lên, đứng lên... tương lai vẫn còn ở phía trước... "Phải chăng chiếc gai nhỏ của cây xương rồng làm hắn rướm máu và bừng tỉnh" Thật khó lý giải nhưng có một điều chắc chắn rằng chất sống mãnh liệt của cây xương rồng đã làm hắn nhận ra được nhiều điều quan trọng...
Một chiếc xe hơi kiểu thể thao mới tinh chạy ngang gầm rú, mấy chú nhóc người Mỹ da đen bỗng bấm còi inh ỏi, chồm ra ngoài xe vẫy tay nhìn hắn hô to: "My friend... my friend". Thậm chí chúng cố vỗ ầm ầm lên xe, để kêu hắn.

Mặc, hắn vẫn phóng xe thật nhanh, chẳng chút sợ sệt... Một tay hắn vẫm cầm chắc cây xương rồng như sợ ai giựt mất. Hắn lái xe một tay thật dũng mạnh và gan lì. Đã gần sáng, mà hắn vẫn tỉnh như sáo.Vài tiếng còi hú của xe cảnh sát công lộ Mỹ xa xa vọng tới như xé nát trời đêm. Hắn chợt thấy thích cả tiếng còi hú này đến lạ.
Hắn như kẻ say vừa bừng tỉnh, đang lao vội đi, như muốn giành lại những khoảnh khắc thời gian đã mất. Có lẽ tâm trạng của hắn đã khác hẳn, cái chết và sự sống của cây xương rồng kia đã đem đến động lực thúc đẩy hắn vùng dậy... Hắn đang trở về nhà, đúng vậy, hắn đang trở về nhà... Hay hắn đã tìm lại chính mình"
Trời Cali vẫn lạnh về đêm như mọi khi...

LINH TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến