Hôm nay,  

Papa Noel Và Khánh

24/12/200400:00:00(Xem: 176869)

Người viết: LÊ KHÁNH THỌ
Bài số 684-1226-vb6241204

Tác giả Lê thị Khánh Thọ là một hoạ sĩ định cư tại Pháp từ 1978 và từng được giải thưởng hội hoạ Pháp năm 2000. Hiện nay, bà sống tại Châteauroux, France.Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập---Animatrice viện dưỡng lão Pháp--- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt nam tại Châteauroux- France. Sau một số bài Viết Về Nước Mỹ, bài mới nhất của bà lần này là chuyện mùa giáng sinh của người Việt bên Pháp, kèm theo bản minh hoạ, như lời chúc tụng chung cho một mùa giáng sinh.
*

Trời bắt đầu sập tối. øNhững ngọn đèn xanh đỏ giăng cao hai bên đường phố chớp hiện lập loè hình cây thông, hình sao chổi và hình Papa Noel.
Từ mấy hôm nay mùa đông nước Pháp mang một sắc thái vui nhộn mặc dù tuyết rơi trắng xóa che phủ cảnh vật. Thông thường các chợ nghỉ làm việc 7 giờ, nhưng đặc biệt lễ mở cửa đến 10 giờ đêm vì tối mai thiên hạ ăn mừng Giáng Sinh. Tương tự giao thừa xứ mình, cho dù sinh sống xa xôi dân Pháp cũng trở về tụ họp với gia đình tối 24/12. Vào ngày Tết dương lịch họ lại dành cho bè bạn.
Siêu thị Nouvelles Galeries rộng lớn bán trang phục và cả thực phẩm. Bốn hướng cửa đông, tây, nam, bắc đầy người chen chúc nhau ra vào tấp nập. Tiếng nhạc mừng ngày Chúa ra đời tưng bừng phát ra từ ngoài đường vào tới chợ dường như có tác dụng kích thích thiên hạ dễ dãi mua sắm. Cơn sốt xài tiền đang lên cao độ! Có lẽ vì thiên hạ không cần trả tiền mặt, chỉ cần đưa tấm carte CB hay ký tờ chi phiếu. Hiểm nguy chưa tới ngay nên ít người sợ hãi. Nợ nần và tiền lời còn xa tít mù khơi! Cứ mua đã rồi từ từ hẳn tính! Những người nghèo nhất nước Pháp trong diện hưởng trợ cấp xã hội cũng đặc biệt được chính phủ chơi đẹp tặng thêm 152,45 euros ăn Réveillon. Do đó đủ mọI thành phần nao nức đổ xô mua sắm.
Mỗi cửa siêu thị nổi bật một Papa Noel bằng xương bằng thịt đội mũ đỏ, mặc áo đỏ rộng thùng thình dài xuống gót chân. Ông nào cũng cao trên 1m80, tóc râu trắng xóa trông thật phương phi đẹp lão. Tụi nhi đồng mắt xanh mũi lõ ngưỡng mộ nhìn Papa Noel không nháy mắt. Papa Noel phát cho mỗi đứa một cây kẹo nhỏ xíu cốt ý dụ khị chụp hình. Đứa bé gật đầu thì mười bà mẹ Đầm rộng rãi trìu con hết chín bà. Mười bà mẹ Việt nam thì hết chín bà lôi con đi và lòng nhủ thầm " để khi nào mình mua cả cuộn phim chụp cho lợi! ". Mỗi khi được mẹ Đầm nào đó đồng ý giá cả, Papa Noel âu yếm bồng ngay đứa bé vào lòng. Anh bạn phó nhòm đứng kế bên nhảy ra lẹ làng bấm máy. Một phút sau trao hình và chớp tiền, Papa Noel tức thì bỏ rơi đứa bé không chút luyến lưu và cặp mắt láo liên đảo qua đảo về kiếm một nhi đồng khác.Khánh bước vào siêu thị cửa Nam mục đích lựa quà cho con gái. Nàng nhẩn nha dạo vòng vòng, lòng thầm nhủ " áo quần mình đầy tủ, mình sẽ không mua gì cả!", nhưng chỉ độ một tiếng sau trên tay nàng đã cồng kềnh các túi xách. Trong đó có một robe kim tuyến, một đôi giày cao gót, một khăn choàng cổ, một áo ngủ hàng voan mỏng viền đăng ten, một ống son và một hộp phấn hồng. Quà chủ yếu cho con gái chỉ có một CD Shania Twain. MỗI lần chiến đấu vớI căn bịnh xài tiền, nàng lạI tặc lưỡi: " Thôi kệ! Lễ Giáng Sinh mỗI năm chỉ có một lần. Hai mẹ con bằng taille, thường mặc áo quần chung nên xem như cũng lợi! ". Khánh bước về hướng cửa Bắc. Tần ngần ngắm những chuỗI hạt đeo cổ đủ màu, hồn nàng mộng du mình sẽ lộng lẫy hơn vớI chiếc robe kim tuyến mớI mua. Đang còn ở trong tình trạng phân vân áy náy hôm nay mình sắm hơi bạo thì Khánh bỗng nghe giọng đàn ông xứ Phú Lãng Sa:
Ê! Khánh! Lâu ngày quá hé!
Khánh ngơ ngác nhìn quanh không biết ai gọi mình. Papa Noel chụp vai Khánh và hôn vào hai má nàng thân thiết theo thói quen của người Pháp. Thấy Khánh sững sờ, Papa Noel cười lớn:
- Bruno đây nè!
Khánh mừng rỡ la lên:
- Trời ơi Bruno! Râu ria che tùm lum làm sao Khánh nhận ra anh! Lâu quá rồi tụi mình không gặp nhau. Có bồ mới chưa "
- Có rồi tan vỡ. Thì coi cũng như chưa !
Khánh làm bộ xụ mặt kiểu chia buồn nhưng thật ra nàng cảm thấy nhẹ nhõm vui vui khi biết người bạn trai chưa có bóng hồng nào chế ngự, mặc dù nàng không hề manh nha ý định tán tỉnh Bruno.
Cách đây hơn 10 năm Khánh phụ trách lớp Pháp ngữ thực dụng cho dân Việt Nam và Á Rập, Bruno phụ trách lớp dạy nghề. Vào những ngày cuối tuần Bruno rủ hơn chục đồng nghiệp về nhà chàng ở vùng quê cách tỉnh Khánh ở chừng 40 km. Những bữa tiệc kéo dài từ 3 giờ chiều đến 1 giờ sáng. Điều ngạc nhiên là trong nhà Bruno không có toilettes. Khánh không thể tưởng tượng nổi đến năm 1992 mà tình trạng chưa xây nhà vệ sinh còn xảy ra ở nước Pháp. Khánh phải co giò tiểu ngoài đồng trống trong tâm trạng hồi hộp lo ngại một nam đồng nghiệp nào đó xuất hiện bất tử. Trong phòng khách nhà Bruno tràn ngập sách truyện như một thư viện nhỏ và Khánh tha hồ mượn. Chàng yêu thiên nhiên. Phương pháp nuôi ong lấy mật và trồng cây trái không có chất hoá học là đề tài thảo luận sôi nổi. Mỗi lần ra về chàng thường tặng đồng nghiệp một túi rau quả.
Bruno bồ với Anne, bà thư ký cùng trường và cũng là bạn thân của Khánh. Bruno đã ly dị vợ nhưng Anne còn ở với chồng và 3 con. Anne tóc vàng mắt xanh duyên dáng, hứa hẹn sẽ ly dị chồng để chung sống với Bruno. Nhưng một ngày nọ Anne bất thần tới nhà Khánh. Nàng không son phấn như thường ngày, cặp mắt sưng húp. Giọng Anne trầm trọng ướt sũng nước mắt:
- Không xong rồi! Tao bàn chuyện ly dị thì thằng chồng tao xách súng đòi giết hết cả nhà rồi tự tử.
Khánh hỏi dồn:
- Bộ nó dám làm thiệt à"
- Dám lắm! Tao lạ gì tính nó. Nó hùng hổ thấy phát ớn!
- Mấy đứa con mi nói gì không "
- Tụi nó theo phe ba nó. Đang khóc rùm TrờI đằng nhà.
- Giờ mi tính sao"
Anne thở dài:
- Thì thôi đành chôn đời với thằng chả chớ còn gì nữa! Thằng chả đánh bài nợ ngập đầu. Tao nai lưng đi làm suốt đời trả nợ thôi!
- Còn Bruno"
Anne khóc nấc lên:
- Nhờ mi kể giùm với Bruno chuyện này. Tao chấm dứt không gặp Bruno nữa!
- Mi giỡn hoài! Ngày nào đi làm cũng phải đụng mặt nhau.
- Ý tao nói là tao đành phải dứt tình. Mi giải thích với anh chàng giùm tao là tao lựa chọn hy sinh đời tao cho các con.
Khánh giẫy nẩy:
- Thôi, thôi mi đừng nhờ tao mấy chuyện này. Khó nói quá!
- Tao không đủ can đảm. Mi ráng giúp tao đi.
Anne sụt sùi năn nỉ và Khánh xiêu lòng.


Khánh nhấc điện thoại ngập ngừng báo tin buồn cho Bruno. Chàng không tin, tưởng Khánh nói giỡn. Đến khi gọi lại cho Anne và nghe chính miệng nàng xác nhận tin sét đánh, Bruno cảm thấy Đất Trời như sụp đổ. Đồng nghiệp xôn xao bàn tán Bruno bị dépression trầm trọng, phải lấy giấy bịnh nghỉ dạy hơn hai tuần lễ. Tuy ban ngày không đi làm nhưng buổi tối Bruno thường đến nhà Khánh tâm sự. Vẻ tiều tụy của người đàn ông thất tình Tây phương mang một sắc thái tội nghiệp quyến rũ làm trái tim người đàn bà cảm thấy nao nao. Tuy nhiên Khánh cương quyết phủ nhận chiều hướng tình cảm yếu đuối của mình, nàng cho rằng đó chỉ thuần túy tình bạn, nhất là khi người bạn có chuyện buồn đang cần mình an ủi.
Bruno không bao giờ chưởi rủa"con đàn bà thay lòng đổi dạ". Chàng thường nhắc nhở những điểm đáng yêu của Anne và bồi hồi kể lại biết bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp giữa hai người. Từ ngày đó Bruno và Khánh trở thành đôi bạn thân thiết. Khánh giao cho chàng những công việc đàn ông như sửa điện, sửa nước... Cuối tuần Bruno chịu khó mua nước suối cho nàng. Mỗi tay chàng xách 6 chai nước loại 1litre rưỡi lên tới tận lầu 6. Chính vào những khi thang máy hư thì nàng mới đánh giá được tình bạn của chàng. Bruno thường sôi nổi bàn luận về những cuốn sách mới xuất bản và tận tụy giảng dạy cho nàng những từ ngữ khó hiểu. Khánh sốt sắng mời Bruno ăn cơm. Chàng ăn rất ít vì không quen với các món ăn Việt nam, nói đúng ra Khánh cũng không có năng khiếu bếp núc. Cho đến một ngày nọ chàng khen ngợi món mì gói không tiếc lời và quất sạch một lần hai gói. Khánh tinh nghịch để Bruno lầm tưởng chính nàng nấu món mì gói bằng cách thủ tiêu trước các bao gia vị. Trên tô mì, nàng sắp thêm thịt và trứng trông rất hấp dẫn, đặt những tên giá trị như mì bò, mì tôm, mì cua, mì gà... Hôm nào chỉ có rau cải thì được gọi là mì chay. Bruno tập cầm đũa và húp tô mì sùm sụp đến cạn lán không còn một giọt nước. Chàng thường quảng cáo với các bạn rằng Khánh có tài nấu đủ các loại mì Á Châu. Mỗi lần đứa con gái của nàng nhấc điện thoại Bruno gọi, nó quen miệng:"- Má ơi, có ông mì gói kêu má nè!".
Sau bốn tháng thất tình, Bruno lấy lại phong độ vui vẻ hoạt bát như xưa nhưng vẫn thường nhắc nhở về người đàn bà đã làm chàng đau khổ với tình cảm còn chan chứa nồng nàn. Khánh thầm ngưỡng mộ người bạn gái ba con, dù không còn son trẻ (như Khánh!) mà có thừa bản lãnh chiếm được trái tim chàng trai thuộc vào hàng hào hoa phong nhã.
Một tối thứ bảy nọ, sau khi Bruno tấm tắc khen ngợi hai tô mì gói thập cẩm (có đủ gà xé, tôm, trứng và chút rau cải), đôi bạn ngồi chung sofa xem chương trình truyền hình cho đến khuya. Con gái Khánh đã vào phòng ngủ từ hồi nào. Bỗng nhiên Bruno choàng tay qua vai Khánh và xoay người nàng lại. Trong bóng tối lờ mờ đôi mắt xanh biếc của Bruno mang cả một bầu trời âu yếm. Hơi thở chàng dồn dập cận kề môi nàng. Trái tim người đàn bà cô đơn từ bấy lâu nay bỗng trổi nhịp xôn xao. Nổi rạo rực như cơn sóng ấm áp kỳ thú từ từ dâng cao...nhưng rồi chợt chuyển hướng hạ xuống đột ngột một cách phi lý. Khánh bối rối xô nhẹ Bruno. Nàng nhích người ra xa và ấp úng giải thích rằng chỉ xem chàng như bạn không hơn không kém!
Từ ngày đó Khánh giữ khoảng cách với Bruno. Thỉnh thoảng vẫn hẹn nhau ra quán café nói chuyện tào lao nhưng chàng ít được mời ăn mì gói và không được phép ở lại coi truyền hình đến khuya như trước. Thời gian trôi qua...Trường học đóng cửa vĩnh viễn. Đồng nghiệp phân tán mỗi người mỗi ngã.Thỉnh thoảng Khánh gặp lạI Anne, bà bạn gái Pháp đáng thương vẫn tiếp tục than thở số phận người vợ chẳng may có ông chồng đam mê cờ bạc. . Một lần nọ Anne thắc mắc:
- Sao mi không xáp vô vớI Bruno" Tao thấy tụi mi rất xứng đôi vừa lứa!
Khánh cười. Anne tiếp tục hỏi cặn kẽ:
- Mi thấy anh chàng cao ráo đẹp trai không"
- Ờ.
- Mi có công nhận anh chàng lịch sự và giàu kiến thức không"
- Ờ.
- Vậy sao mi chê"
Khánh thành thật thú nhận:
- Tao đâu có chê! Tại vì Bruno luôn luôn nhắc tới mi.
Anne trợn tròn đôi mắt xanh biếc:
- Đúng là anh chàng không biết anh chàng muốn gì! Hồi còn bồ với tao, anh chàng cứ ca tụng mi hoài làm tao cũng phát ghen !
Hai người bạn gái phá lên cười vui vẻ.
*
Dĩ vãng như một cuốn phim đang tuần tự chiếu trong đầu Khánh thì bỗng nhiên trong siêu thị thiên hạ nhốn nháoàNgoài cửa ập vào bốn ông cảnh sát Pháp bự con, dao găm súng lục trang bị đầy đủ làm như ra mặt trận chiến đấu. Nhóm cảnh sát nhào tới bao quanh Papa Noel Bruno và chớp nhoáng bẻ quặp tay Papa Noel ra sau lưng. Nét mặt cực kỳ nghiêm trọng, họ moi móc túi áo, túi quần Papa Noel một cách tỉ mỉ. Papa Noel lắp bắp hỏi:
- Chuyện gì vậy "
Không ai trả lời. Cảnh sát vẫn tiếp tục lục soát. Khánh sững sờ đứng xớ rớ trơ mắt ngó không biết phải làm sao! Một chút gì nghèn nghẹn chận nơi cổ họng nàng. Khánh không tin Bruno phạm pháp. Nàng bỗng nhớ tới con bạn có chồng làm luật sư, nhủ thầm nếu Bruno bị bắt thì nàng sẽ nhờ chồng bạn can thiệp.
Có tiếng máy gọi. Ông cảnh sát chăm chú cầm ống nghe, thở phào nói với đồng nghiệp:
- Bắt được nó rồi.
Cảnh sát nhanh nhẹn tháo còng tay cho Papa Noel Bruno và nhã nhặn giải thích:
- Xin lỗi ông. Chúng tôi được tin có người phác giác Papa Noel móc túi một bà già. Papa Noel ở cửa hướng đông vừa bị tóm cổ với tang vật rành rành trong túi. Chúng tôi chỉ thi hành phận sự. Xin ông vui lòng bỏ qua những gì đáng tiếc.
Tim Khánh vẫn chưa lấy lại nhịp bình thường. Vài người sầm xì bàn tán. Những ánh mắt mang vẻ diễu cợt liếc nhanh về phía Papa Noel Bruno. Tội nghiệp cho dù đã được minh oan, thiên hạ vẫn còn chút gì nghi ngại. Bruno bị " quê " nặng. Mặt ngượng ngùng, chàng lúng túng cởi bộ áo choàng màu đỏ, lột mũ, lột hàm râu quai nón màu trắng, miệng lầm bầm nói với ông bạn phó nhòm đang mang vẻ mặt buồn hiu:
- Từ nay chấm dứt nghề Papa Noel!
Khánh chần chờ chưa muốn bỏ đi vội. Nàng thầm nghĩ Bruno đang cần bạn bè an ủi trong lúc này. Khánh rủ Bruno qua quán café bên cạnh. Chàng vất bộ đồ nghề Papa Noel vào thùng rác và hăng hái cầm giùm mấy món đồ của Khánh. Bản tính galant đáng yêu ngày xưa vẫn chưa thay đổi! Quay qua nhìn Khánh với đôi mắt ánh lên chút tinh nghịch, Bruno gãi đầu cười:
- Giờ này đói bụng rồi. Cho anh ăn mì được không"
Nhớ tới nhà còn nửa con vịt quay Triều Châu mới gởi mua từ quận Paris 13, Khánh dễ dãi gật đầu:
- O.K. Đặc biệt mì vịt quay. Hình như anh chưa bao giờ nếm thử !"
Bruno chưa kịp trả lời thì Khánh bỗng la lên:
- Ủa! Mất đâu một sac rồi.
Đôi bạn kiểm soát lại thì đúng là mất cái khăn choàng cổ. Không biết ai chôm !" chẳng lẻ thủ phạm là một Papa Noel có tài chôm chỉa !"hoặc có thể Khánh vô ý đánh rơi!" Điều đó không có gì quan trọng. Nổi vui gặp lại người bạn cũ choáng ngợp cả tâm hồn nàng. Tiếng cười giòn giã của đôi bạn không cùng chủng tộc ấm áp vang lên trong đêm đông giữa cơn mưa tuyết.
LÊ KHÁNH THỌ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến