Hôm nay,  

Hiệp Sỹ Mù Trên Đất Mỹ

14/12/200400:00:00(Xem: 125925)
Người viết: PHƯỢNG QUỲNH
Bài số 677-1219-vb6101204

Tác giả tên thật Đinh thị Quỳnh Giao, mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư năm 2004, hiện sống ở miền Đông. Sinh năm 1949. Truớc 75: Giảng Nghiệm viên Đại học Khoa học Saigon. Nghỉ Đại học khoa học năm 83 vì xin đinh cư Úc nhưng người bảo lãnh chết nên hồ sơ không thành. Sau đó lang thang bán cà phê vỉa hè, bán sơn mài, quản lý phòng máy computer cho một đại học tư thục... Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
*
Cô em họ tôi nói “Chị Minh cứ nói chị ấy là hiệp sỹ mù khi dọn từ CA lên Colorado. Nhưng đâu phải vậy " Chị Sa phải lo nhà, chị Thi cho vay tiền mở tiệm thuốc, Anh Dzu giúp chuyên chở… Bả còn chồng và ba con. Em là hiệp sỹ lé khi từ đảo vào Mỹ và di chuyển từ CA lên Texas. Chị mới đúng là hiệp sỹ mù ! Bà to gan thiệt. Đi một mình từ VN sang CA rồi lên Virginia múa lung tung xèng. Bà làm với ông Phạm đuợc bao lâu “4 tháng!“ “thế là lại múa kiếm xông pha ha!“
Nghe cô em tiếu lâm, tôi thấy buồn cười. Cũng pha chút ngậm ngùi. Đúng là mù không thấy nước Mỹ và điếc không sợ súng !
Tôi từ VN sang California cuối tháng 2. Mới một tuần thì bay vù sang Montreal và Toronto. Về lại California chừng mươi ngày thì sang Virginia. Nơi đây, không họ hàng, bạn bè thân… Chỉ sau ba tuần, tôi xách va ly đi làm vú em. Vú em ru bé đủ dân ca ba miền và cả ngâm thơ! Sau hơn tháng tôi dọn tạm đến nhà chị Phong rồi Dì Tám trong khi chờ tìm việc làm. Ba tuần sau, tôi làm công nhân cho anh Phạm. Công việc vừa chân tay vừa trí óc.
Chân tay đây: lôi thùng hàng ra phân lọai theo size. Vd 100 áo thun đủ cỡ S,M,L,Xl, XXL. Cho từng áo vào khuôn. Phải canh thẳng thớm. Lót vải lót vào ngay ngực áo nơi sẽ thêu logo. Lấy khuôn khác, rà vào và ấn mạnh xuống cho hai khuôn úp vào nhau. Có thể điều chỉnh khuôn tùy áo mỏng, dày. Gỡ ra. Đuợc bốn áo thì cho vào dàn máy thêu có bốn đầu. Phải cẩn thận nếu không áo bị dính , coi như tiêu đời! Trong khi máy thêu thì đi làm khuôn khác. Cũng có lúc, phải ngưng để xỏ chỉ. Máy thêu xong thì tháo áo. Cắt vải dư. Phải cẩn thận đừng cắt phạm. Xếp lại theo từng size. Cho vào thùng.
Trí óc đây: máy hơi cũ nên suốt chỉ hết, dàn máy không ngưng ngay mà chạy thêm một lúc. Phải sửa cái đầu bị hết suốt cho máy chạy lại chỗ áo chưa đuợc thêu. Phải đeo mục kỉnh vào, mở to mắt để xỏ kim. Khi cắt vải dư, phải xem khi nào thì cắt tròn, khi nào cắt dài hay xé và phải cẩn thận , đừng cắt phạm vào áo. Cũng phải xem logo có đẹp không để kêu boss vào computer chỉnh lại. Phải xếp áo đúng size. Phải đếm cho đúng với hàng đuợc giao. Nếu thiếu thì boss sẽ báo cho khách biết, giao thêm. Công việc tuởng đơn giản chứ …cũng căng thẳng. Đang đếm thì …phải xỏ kim hay làm gì đó, vd khách đến và ra giao hàng nên..quên, phải đếm lại từ đầu !
Ông boss của tôi thuộc lọai cần cù, chăm chỉ hạt bột, chịu khó nên tự tay làm logo trên computer. Tuy thế, “chàng“ hơi thiếu khoa học. Xưởng nhỏ, đuợc “chế biến từ gara và để áo tùm lum trên các lưng ghế! Khi tôi mới tới, còn phải khum lưng xếp áo trên các thùng carton vì… bàn không còn chỗ trống. Tôi bố trí một số động tác lại. Tôi mua các giỏ nhựa, dùng bút lông ghi các size S,M,L.. để khi phân lọai áo thì bỏ vào cho dễ. Lý do khi vô khuôn áo, cũng phải làm theo size. Tôi mua bảng nhựa và ghi lên bảng khi đếm áo. Nhờ vậy đỡ bị đếm lộn hay đếm lại từ đầu! Tôi lấy một cuộn chỉ để làm dấu, đặt ngay đầu máy nào mà suốt có thể sẽ phải thay khi thêu nửa chừng… Tôi muốn mua môt cái đồng hồ báo giờ như của các tiệm uốn tóc mà chưa kiếm ra nên phải dùng cách thủ công này!
Tôi ghét việc xỏ kim. Già cả mà phải mở to mắt xỏ chỉ, rất mệt. Máy cũ, có ngày xỏ 20 lần. Tôi đình công không xỏ nữa vì đã yêu cầu boss kêu Tajima đến sửa nhưng boss “trùm sò“ không gọi thợ! Boss phải xỏ kim, có lẽ cũng thấy khổ nên đồng ý gọi thợ. Trước đó, bà kia giới thiệu chuyên viên X. Ông này phán, muốn sửa thì chi: vé phi cơ cho thợ từ New York đến VA, khỏang 500 US gì đó, tiền công 100US/giờ. Tôi lẳng lặng vô net, vào customer service gửi mail cho họ, nêu yêu cầu. Ban đầu Tajima tử tế, gọi phone đến chỉ cho boss sửa máy.Về sau, boss cần sửa dàn máy kia nữa nên kêu tôi mail hỏi giá cả. Tajama cho hay, tiền đến nơi chúng tôi là 40 US, tiền công 90US/giờ. Mẹ ơi, thế là nhờ tôi mà boss tiết kiệm đuợc tiền vé phi cơ do ông X bịp boss! Tôi vênh mặt “à, thế ra cô nương đây lại kiêm cả chức thư ký cho ông đấy hử"“!


Hai tháng đầu tôi làm với mức lương rẻ vì boss nói tôi chưa có thẻ làm việc và boss không khai đuợc thuế. Vừa có thẻ thì xảy ra một việc xui xẻo. Thấy tướng tá tôi to con, boss ngỡ tôi còn trẻ trung (!!!) nên kêu tôi phụ khiêng máy lạnh mới từ đất lên lầu 3, cho máy cũ từ lầu 3 xúông đất. Chưa hết, lại phụ khuân máy lạnh đưa lên ô cửa sổ để lắp. Máy lạnh này chừng 51 lbs. Mỗi người một tay, coi như cánh tay phải của “bà già “tôi phải nâng chừng 25 lbs lên cao quá đầu mình! cũng chiều hôm đó, lần đầu tiên mà tôi “làm le“ vô khuôn hơn 60 mũ dày. Mỗi mũ mỗi vận sức ghì để kéo … Mấy hôm sau, tôi bị đau tay nhưng không biết cứ làm tiếp. Một tháng sau đau quá, tôi gọi về CA cho ông chú và khóc ròng. Chú bảo “cháu phải mang găng vào và tìm thế để làm việc vẫn đuợc mà không phải vận sức nhiều!“ Tôi cầm cự tiếp tháng nữa thì phải nghỉ. Đi khám Bác sỹ. May mắn chỉ là bắp thịt bị căng do làm quá sức chứ không bị gân hay xương gì cả.
Thời gian nghỉ, có lúc tinh thần tôi xuống rất thấp. Vì người thì bảo “lâu lắm, có khi 2,3 tháng mới khỏi.‘ Người thì “sau khi khỏi, tay không đuợc như cũ “
Mẹ ơi, tay đau có khi xào mấy cọng hẹ cũng không nổi. Gắp mấy cọng phở cũng đau.Tôi nản quá. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu" Tôi thèm đuợc khỏe như cũ. Ngày đó, đi chợ về, hai tay xách bao nhiêu bịch. Ngày đó, tôi làm luôn tay chân trong 6 giờ ban ngày, đêm lại viết lách. Ngày đó, tay trái tôi bồng cu Tý 13 lbs, tay phải xách ghế và mớ tã cho bé đi từ lầu xuống nhà duới tỉnh bơ!
Phải nghỉ làm vì tay đau, vừa buồn vì “que sera sera ‘ Biết ra sao ngày sau tay ơi" tay như cũ hay chỉ còn 50 %" vừa rầu rĩ vì không kiếm đuợc tiền. Mà tôi thì vừa qua Mỹ, thương bạn bè còn ở lại, muốn tết này tặng thùng quà cho bạn cơ! Tôi…. mua vé số Mega, Loto mấy lần mà trúng có một đồng!
Một ngày đẹp trời, vô tình xem báo. Tìm người nuôi một bà bị bịnh. Hỏi. Thấy công việc phù hợp với cái tay còn đau của mình, tôi đồng ý. Chờ một ngày không thấy người con trai gọi đến để lấy địa chỉ, tôi ủ rũ. Lại cô em họ gọi đến. Tôi kể. Cô ta :
-Thế nó thấy chị chưa"
-Chưa!
-Nó mà thấy chắc nó từ chối!
-Chưa thấy đã từ rồi! Có thấy hắn gọi lại chị đâu"
Tôi kể “chị nói chuyện qua phone. Tân có vẻ đàng hoàng lễ phép. Mẹ Tân, bà Thanh bị stroke nhẹ. Cần có người ở cạnh coi chừng chứ bà Thanh vẫn đi lại, tự nấu bếp chút ít. Nhà chỉ hai người. Ông chồng Mỹ tối mới về. Các con ở riêng nhưng cũng gần đó.“
Nhưng vừa cúp phone thì Tân gọi đến. Tôi hớn hở như em bé đuợc quà.
Tôi gọi cho bà chị họ ở CA.
-Tốt quá. Em làm việc nhẹ nhàng. Nhưng em nhớ là ớt nào là ớt chẳng cay. Chớ trang điểm nhé!
-Rõ!
-Đừng mặc đẹp nhé!
-Rõ!
-Đừng bầy đặt học tiếng Anh với ông Mỹ nhé!
-Rõ!
-Đứng xa ông Mỹ hai mét nhé!
-Rõ!
Chị Thanh 65 tuổi, bị stroke nhẹ. Đẹp, điệu. Ngày thứ hai, tôi thổi xôi cho chị ăn dù đó không phải việc của mình. Ngày thứ ba, thấy tay chị nứt nẻ, tôi bôi lotion dùm. Chị rị mọ sơn móng tay, tôi lại làm dùm. Tính tôi siêng năng và thích chiều người khác. Ai dè, hôm sau chị Thanh hỏi tôi:
-Em thích dây chuyền không"
-Em có nè !
Chị lên lầu lấy túi và tặng tôi một dây chuyền trắng với mặt Phật cẩm thạch xanh khá to. Tôi nhận nhưng hôm sau gọi cho Tân “…. Cô nhận cho mẹ vui chứ cô không lấy đâu. Để cô gửi lại tụi cháu. Tân cũng dễ thương “Đâu có gì hả cô "cô cứ giữ đi. “
Tôi cảm thấy vui vẻ. Tất nhiên người già lại bị stroke thì khó tính nhưng tôi tự nhủ “ta cứ coi chị Thanh như chị ruột. Có khó tính một chút thì chiều, chả sao. Coi như việc thiện. Biết đâu sau này lại có người khác tốt với ta.”
Thế là chỉ trong vòng tám tháng, tôi di chuyển chỗ ở … sáu nơi! Riết rồi tôi không nhớ đồ đạc của mình để ở đâu nữa. Cô em họ thấy tôi một thân một mình lại tuổi già mà cứ tùm lum nên đã đùa “Chị tôi, hiệp sỹ mù trên đất Mỹ“!

Phượng Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến