Hôm nay,  

Một Ngày Với Hơn 1000 Người Homeless

14/12/200400:00:00(Xem: 127506)

Người viết: Paul Hoàng
Bài số 676-1218-vb5091204

Tác giả là một vị cao niên, chỉ mới tới Hoa Kỳ chưa đầy ba tháng, hiện đoàn tụ với các con cháu của ông tại Garden Grove, Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông “Hồi Ký Gửi Các Con”. Bài mới của ông lần này ghi lại một sinh hoạt thiện nguyện trên đất Mỹ.
*

Ngày 4/11/2004 từ 7 giờ snag con gái đưa bố đến nhà cô Mai ở đường Poplar, Santa Ana. Hôm nay trời nắng ấm, hứa hẹn một ngày tươi đẹp. Khi hai bố con vừa tới nhà, đã thấy một xe truck của hãng Uhaul và 15 xe nhà, đậu bên đường, trước nhà, cùng những thanh niên nam nữ đang đứng chờ đợi, chuyện trò huyên háo.
Tôi tới, thì cô chú em cũng vừa trong nhà ra, chỉ kịp cúi đầu chào. Lúc đó anh trưởng đoàn thanh niên thiện nguyện, tay cầm bản danh sách hơn 20 người, yêu cầu anh chị em đứng vòng tròn, rồi gọi tên từng người có cả bác sĩ, kỹ sư và một số thanh niên thiện nguyện của nhà thờ Saint Colomban và nhà thờ Thánh Linh. Sau đó chú em đề nghị bác sĩ trưởng đoàn kiểm điểm lại các món quà, đồ ăn, đồ uống, quần áo và do các nhà hảo tâm cho, xếp đầy trong kho rộng lớn để chuẩn bị đưa lên xe truck và 15 xe nhỏ. Tiếp theo là phân công.
Mọi người bắt tay vào việc thật mau lẹ, khuân vác các thùng đồ, con trai thì hai người khiêng một thùng, con gái thì 4 người một thùng, xếp đầy những hộp thịt, hộp cá, sữa, đậu, bánh đủ loại, các thùng đựng cơm nấu sẵn và các thùng đựng đồ ăn tươi mới nấu, còn nóng vừa mang tới... Tất cả được chuyển lên xe truck, cùng với các thùng nước ngọt, nước đá và bàn ghế, dao, thớt, ly, xiên, muỗng nhựa, quần áo mùa đông, quần áo mùa hè, được xếp lên các xe con. Trong vòng nửa giờ, kho hàng đã trống trơn và nằm gọn gàng trên xe truck với 15 xe nhà, chờ lệnh xuất phát.
Chú em để mời toàn thể anh chị em đứng lại cùng nhau trao đổi. Chú nói đại ý nhắc nhyở mọi người, rằng chúng ta là những người đã được "nhận" nhiều từ người Mỹ, nên chúng ta cũng phải "cho" đi nhiều, tùy theo tinh thần xã hội của mỗi người. Hơn 15,000 người Homeless ở tiểu bang này, đang cần đến lòng nhân ái của cộng đồng chúng ta. Hôm nay chúng ta đến với anh em đó ở San Juliam và ở Wall để giúp đỡ an ủi họ phần nào.
Sau khi cú em phát biểu, anh trưởng đoàn xin một phút cầu nguyện, anh thay mặt toàn thể anh chị em dâng lời cầu nguyện rồi cả đoàn hát bài ca "Chứng nhân tình yêu: khi con nghe tiếng kêu mời."
Sau đó cả đoàn lên xe trực chỉ đến điểm hẹn, xe truck dẫn đầu, các xe chạy theo. Trên freeway có tám lane rộng, xe hơi nối đuôi nhau chạy như thác đổ với tốc độ chóng mặt qua hết khu phố này đến khu cao ốc nọ, qua cả những cánh đồng trồng hoa màu, xanh tươi bát ngát hết cả tầm con mắtà.
Tới khu phố San Julian lúc 10 giờ 15 phút đây là nơi xa nhất mà tôi được đến kể từ ngày qua Mỹ. Khu phố này tập trung những người homeless ở trên hè phố, đông trên ngàn người, mỗi người có một xe đẩy chất chứa cả cơ nghiệp trên đó.


Khi đoàn xe đậu lại ngay ngã tư khu phố San Julian anh chị em thiện nguyện khiêng bàn ghế xuống ngay trên hè phố, rồi khuân các thùng đồ hộp thịt, cá, sữa, trái cây, dưa, cà các thùng cơm nấu sẵn các nồi đồ ăn tươi mới cùng nhiều thùng quà, đủ thứ cần dùng cho cá nhân
Cơm và các thức ăn được sắp ra trên dãy đầu bàn, với chồng khay nhựa có 5 ô. Mỗi bàn có 6 cô, cậu phụ trách lấy cơm và đồ ăn để vào khay. Anh chị em homeless sắp hàng dọc lần lượt đi tới nhận khay cơm rồi tới bàn để sẵn ly nước ngọt, các chai nước suối họ tự lấy và đi tiếp đến dãy bàn phân phối gói quà tặng gồm có: đồ hộp, thịt, cá, sữa, trái cây, gói bánh kẹo và phát cho mọi người. Công việc được tiến hành rất trật tự vui vẻ thân ái, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách"….
Để tham gia công tác, tôi nhận một việc đứng mở sẵn các túi nylon để đưa cho các anh chị em bỏ các món quà vào, rồi trao cho anh chị em homeless. Tôi đứng một chỗ suốt trong 3 giờ bên cạnh một cô người Mỹ chính gốc, tôi chỉ việc mở gói bao bì nylon, mở ra trao cho cô Mỹ để cô bỏ một gói bánh biscuit vào rồi trao qua cô khác, kế bên bỏ hai hộp thịt, cá vào sang tay người nữa để bỏ thêm túi đồ dùng vệ sinh cá nhân rồi trao cho một homeless.

Cô em gái út người nhỏ bé chỉ cao 1m41 và chú em rểå chạy tới chạy lui để nhắc nhở các anh chị em thanh niên thiện nguyện chuyển tiếp các thùng đồ ăn, đồ uống đến các bàn cho các cô phân phối. Trong lúc này tôi thấy có một vài ký giả nhà báo hay đài truyền hình quay phim, chụp ảnh.
Lúc cô em thấy tôi đã quá mệt cô phải dìu tôi về xe ngồi nghỉ để ăn uống một chút vì đã quá trưa rồi. Khi ngồi trên xe tôi mới có thì giờ quan sát, có nhiều người ăn ngon miệng, nên đến lãnh thêm một phần nữa. Bên kia đường có một vài cảnh sát đứng xa xa đề phòng có gì bất trắc.
Đến 13 giờ 30 phút, mọi hoạt động ở khu phố San Julian đã xong xuôi êm đẹp. Cả đoàn di chuyển đến khu phố Wall tiếp tục công tác.
Số người homeless ở đây ít hơn nên đến 15 giờ 30 phút đã phân phối xong hết. Tôi trở về nhà trước khi các thanh niên thiện nguyện còn phải thu dọn, rồi về nhà cô Mai để rút kinh nghiệm cho lần tới vào dịp mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu năm 2004.
Trên đường về ngồi trên xe của cô chú em, tôi hỏi:
- Tại sao chính phủ không giải quyết cho ho"ï
- Chính phủ vì tôn trọng tự do dân chủ nên không thể bắt buộc họ được. Chính họ thích sống như vậy vì được hoàn toàn tự do. Chính phủ vẫn phát tiền trợ cấp hàng tháng cho họ đủ sống đấy chứ.
- Anh thấy ở bên nước Hà Lan những thành phần như vậy được chính quyền địa phương lập một trung tâm có nhà ăn, nhà ngủ, nhà để cai ma tuý nếu ai muốn cai, có nơi để hút hay chích ma túy, nếu chưa muốn cai. Như vậy không làm mất di cảnh mỹ quan và an ninh, trật tự đường phố.
Về nhà dù rất mệt nhọc nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được một ngày sung sướng như hôm nay.

Paul Hoang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến