Hôm nay,  

Trăm Khúc Quanh, Nghìn Lối Rẽ

11/12/200400:00:00(Xem: 132627)
Người viết: MÂY BẠT
Bài số 674-1216-vb3071204

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, 60 tuổi, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản, định cư theo diện H.O. hiện cư trú tại Garden Grove, CA.
*

Hà đưa tay đón chiếc xe đò chạy tuyến đường Saigon -Hà Nội, xe thắng gấp và ngừng lại. Đi đâu" Tôi về Saigon . Năm chục ngàn! lên xe lẹ lên, Thưa ông tôi chỉ có hai mươi chín ngàn, tiền trại tù cho tôi làm lộ phí. Người chủ xe ngập ngừng không muốn chở, nhưng anh phụ xe "thôi anh cứ lên xe đi, được rồi".
Mọi người trên xe ai cũng nhận thấy người đàn ông vừa mới lên xe là một chàng thanh niên có thân hình tiền tụy như người sốt rét mới xuất viện, tuy gương mặt chàng kém tươi nhưng đầy nghị lực. Xe vẫn tiếp tục chạy, trả lại những ý tưởng cho mọi người suy nghĩ riêng tư, phần Hà đang miên man suy nghĩ chuyện gia đình có gì xảy ra cho Hà trong suốt bảy năm ngồi tù, không biết được tin tức hay vợ Hà không đến thăm!
Xe đến Saigon , người phụ xế vỗ vai chàng "Đến rồi, ông xuống đi, không lấy tiền riêng tôi xin biếu anh" Hà cuối đầu xin nhận ơn. Những giọt nước mắt từ từ lăn trên má chàng, có lẽ đó là những giọt nước mắt cuối cùng cho một cuộc đổi đời bi thảm, chàng uể oải bước đi từng bước. Trên con đường làng về đến nhà chàng, hàng cây hai bên đường, đứng yên lặng đợi gió như muốn chia xẻ nỗi xót xa trống vắng trong tâm hồn chàng. Những âm thanh gợi nhớ từ chiếc radio ở những quán nước hai bên đường vọng lại lời ca sĩ
"đường xưa nay không khác bao nhiêu
Riêng người xưa cũ đã xa tôi nhiều"
Đến nhà, chàng đi vòng từ trước đến sau, nhìn vách đất xiu vẹo, những tấm tole trên mái đã sét rỉ tất cả đều vắng vẻ, con chó mực nghe động tiếng người, nó từ trong nhà nhảy chồm ra sủa, như muốn ăn tươi nuốt sống, Hà vội thốt lên: Mực, mực, lại đây con. Con mực nhận được âm thanh và giọng nói của Hà, nó liền nhảy bổ nhào đến, mừng quýnh quít, nó thót lên đầu lên cổ chàng, chàng thốt "Bảy năm xa cách, con mực vẫn còn nhớ đến ta".
Nghe tiếng chó sủa lẫn lộn tiếng người, người dì nuôi của Hà đang đau nặng trên giường bệnh, liền ngồi xổm dậy như liều thuốc hồi sinh, trời ơi cháu Hà, Hà ơi! Cháu, cháu về lại đây dì nói nhỏ "Con Lệ vợ con, nó đi vượt biên lâu rồi, nó có viết vài chữ để lại cho con, dì còn giấu cất đây" Hà lấy ra đọc "Anh Hà! Vì lẽ sống em phải xa anh, hết rồi còn chi không anh, đừng buồn em anh nhé! Vĩnh biệt anh" Thy Lệ.
*
Mười năm trôi qua, từ ngày rời nhà tù Hà từng ngày phải đi bán bánh mì để nuôi thân, nuôi dì và con chó, một con vật còn có tình nghĩa thủy chung với Hà. Sau cùng, bà dì nuôi Hà đã chết, vì thiếu tiền chạy thuốc! Con mực yêu quý của Hà cũng bị xe cán chết! Thế rồi một phép lạ đem đến cho những con người cùng hoàn cảnh như Hà, chương trình H.O ra đời. Hà ra đi theo diện H.O đầu trọc (không có người bảo trợ trước) do người Mỹ sắp xếp và do người thiện nguyện bảo trợ.
Máy bay đáp xuống phi trường Los Angeles đợi nơi đó ba tiếng đồng hồ làm thủ tục nhập cảnh và chờ chuyến bay chuyển tiếp về tiểu bang Michigan , Hà có cảm tưởng như mình là người Mán bước xuống đồng và đang lạc vào chốn tiên cảnh bồng lai. Ánh đèn điện như sao băng tháng máy cầu thang đưa lên, đưa xuống, lớp lớp người đi vội vã, Hà có cảm giác như họ vừa đi vừa chạy không phải đi thư thả rù rờ như thường ở Việt Nam, phi trường máy bay lên xuống như thoi đưa, ôi sao hùng vĩ quá....
Ý nghĩ thật mông lung đó như kéo chàng về thực tại, khi có một người vừa đập vai Hà. Đó là người Việt Nam làm việc tại phi trường hỏi "Ông đến Mỹ làm chi bây giờ kinh tế xuống, thất nghiệp dài dài homeless đầy đường, tôi đây, đang kiếm đủ tiền vé để về Việt Nam còn sướng hơn ở đây khổ lắm...."
Hà nghe lời nói đó chàng có cảm tưởng như trời sập tối lại mang thêm nỗi buồn như mai này trời đang tận thế. Hà lấy lại bình tĩnh đứng yên lặng không trả lời, rồi người đang nói với Hà cũng bỏ đi làm công việc của họ. Hà tự hỏi, tại sao người ta không an ủi mình, khuyến khích mình nên kiên nhẫn trong bước đầu khi hội nhập xã hội Mỹ để rồi ngày mai xin trời lại sáng. Họ là những kẻ ích kỷ, thị phi hay họ muốn dằn mặt những ai mới đến nước Mỹ này, có vậy phải không"
Đã đến giờ Hà phải ra máy bay chuyển tiếp về thành phố Grand Rapid thuộc tiểu bang Michigan . Vừa bước xuống phi trường thì có người đến với Hà và tự xưng "Tôi là bà Lài, người bảo trợ cho ông. Ông có đồ đạc gì không, bỏ vào đây đem ra xe."


"Dạ không tôi chỉ có vỏn vẹn bấy nhiêu thôi." Hà trả lời.
Xe tới nhà, bà bảo trợ nói "Nhà này, chúng tôi thuê sẵn cho ông ở, trong thời gian này ông được trợ cấp 12 tháng, khuya rồi chúc ông ngủ ngon, đúng 2 giờ chiều mai tôi sẽ gặp lại ông, mời ông đi làm giấy".
*
Bà bảo trợ chở Hà đi làm giấy tờ thẻ an sinh xã hội và thẻ ID , sau khi trở lại nhà bà ấy nói: "Tôi có câu chuyện này muốn nói cùng ông, tôi tin rằng ông sẽ buồn. nhưng chẳng còn cách nào hơn nữa khi người ta nhờ tôi nói giúp. Vợ ông trước đây tên Lệ nay bà đã có chồng khác, bà ấy muốn lánh mặt ông, nhờ tôi thay thế bà đứng ra bảo trợ ông, tất cả đồ đạc trong nhà này cũng như tiền thuê nhà, bà Lệ bỏ ra thuê mướn cho ông trong vài tháng ban đầu, sau khi tìm có việc ông sẽ tự túc lấy..."
Bà Lài chưa nói hết câu, Hà ngắt ngang lời nói và tiếp "Xin cảm ơn lòng tốt của bà Lệ và sự giúp đỡ của bà đã giúp tôi trong giờ phút này".
Bà bảo trợ về rồi, suốt một đêm thức trắng Hà đã cảm nhận được "thức khuya mới biết đêm dài" cái giá lạnh đêm đông của miền Bắc Nước Mỹ làm băng giá cảnh vật bên ngoài. Trong nhà, máy heat vẫn làm việc đều đều nhưng giá lạnh của băng tuyết không bằng cái băng giá trong tâm hồn Hà, tiếng nhạc lời ca lúc trầm lúc bổng, vọng ra từ chiếc máy CD , nghe đâu đây bên cạnh nhà Việt Nam hàng xóm âm thanh réo rắt, đây gợi nhớ xót xa của ca sĩ Hoàng Oanh "tình yêu trả lại trăng sao." Không còn một lối thoát nào khác hơn, Hà quyết định ngày mai chàng phải bỏ nơi này ra đi, vì "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Để làm cuộc hành trình mới cho ngày mai, Hà vội viết lá thư gởi đến cho bà Lệ, nhờ bà bảo trợ chuyển giúp:

"Bà Lệ
Lời nào cho bà và lời nào tôi viết cho tôi!
Xin gởi và trao trả lại "chút ân tình" mà bà đã dành cho, khi tôi vừa đến nước Mỹ này.
Không biết tôi gọi hai chữ "ân tình" có đúng nghĩa của nó không.
Ngày xưa thì đá vàng hẹn ước
Nay thì đá nát vàng phai
Phải lắm bà ạ! tôi chẳng trách đời không trách người.
Vĩnh biệt bà

Tái bút: Xin cảm ơn bà đã cho tôi tá túc nơi nhà này được 48 tiếng đồng hồ.

Sáng hôm sau, Hà ra bến xe bus Greyhound mua vé đi về miền đông bắc tiểu bang, nơi đây Hà đã liên lạc được với người bạn khi Hà còn ở VN .
Rồi ngày tháng trôi qua cuộc sống Hà tạm ổn định, Hà vừa học, vừa đi làm với tinh thần cầu tiến, cũng là để tự an ủi mình. Đôi khi Hà cảm thấy vui vui và tự thấy mình hãnh diện lây, khi nghe thấy có những con em người Việt Nam qua đây học thành tài và làm được nhiều việc lớn như Giáo sư Đinh Việt, cô Ngọc Ánh, người điều chế ra bom tinh khôn và nhiều em cháu khác nữa mà Hà không nhớ hết. Trẻ muốn làm rạng danh nòi giống, còn như Hà thì nếu "Không hay ho cũng húng hắn -> hắng một vài câu" nên Hà ghi tên vào lớp học anh văn, có điều làm bực mình khi lớp học có người phát âm hay đọc sai, người Việt ta cười ồ lên còn đối với người ngoại quốc không bao giờ có điều đó. Điển hình là câu chuyện khi thầy giáo hỏi "chị thường nấu cơm ở đâu" thay vì nói ở bếp (kitchen ) mà trả lời là ở con gà (chicken ), việc ấy Hà liên tưởng khi còn ở VN . có một chàng trai ở Mỹ về bà con hỏi bên đó cháu làm gì "con làm cảnh sát quốc tế" còn một kẻ ở đây làm công cho nhà thuốc pharmacy nhưng về xưng là tôi làm dược sĩ của hãng thuốc tây lớn nhất của Mỹ....
Trong cuộc chiến tranh VN , kẻ trốn lính, chặt ngón chân, ngón tay, thậm chí chột cho đui một mắt, hỏng một lỗ tai, hôm nay qua đây, cũng xuống đường hoan hô đả đảo, muốn cho thiên hạ biết "ta đây là người yêu nước" những oái oăm đó đã đập vào mắt Hà, khi chưa hội nhập vào xã hội Mỹ cũng làm cho Hà thêm nhức đầu nhức óc, những chàng trai cô gái, tóc xanh, tóc đỏ, tóc nâu chĩa dựng lên như con nhím, Hà cũng chưa phân biệt, đâu là nữ, khi thấy đàn ông đeo bông tai, có điều Hà lấy làm ngạc nhiên khi nghe và thấy một nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng vào shopping ăn cắp đồ bị bắt quả tang. "Họ ăn cắp vì họ thiếu tiền phải ăn cắp hay họ ăn cắp vì họ thích ăn cắp"".Hà tự hỏi.
Nghĩ cho cùng đã gọi là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ nên nước Mỹ là nước đa văn hóa, đa chủng tộc, kẻ thích người ưa, kẻ nói dơi, người nói chuột cũng cười. Nước Mỹ luôn luôn mở rộng bàn tay chào đón những dân tộc bất hạnh của một chế độ độc tài hà khác, vào nơi đây tỵ nạn.
Hà xin cảm ơn thượng đế, cảm ơn nước Mỹ có lòng bao dung và nhân ái, đã cho chúng tôi đến đây tìm lẽ sống làm lại cuộc đời cho con cháu chúng tôi hôm nay và mãi mãi mai sau.

Mây Bạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến