Hôm nay,  

Hằng Năm, Cứ Vào Cuối Thu....

04/12/200400:00:00(Xem: 137211)
Người viết: BẰNG LĂNG
Bài số 668-1209-vb2291104

Tác giả Bằng Lăng, cư dân Barling, tiểu bang AR. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể chuyện một bà mẹ gốc Việt đưa con đi học và cũng đưa chính mình đi học ESL.
*
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...” Đó là đoạn văn của tác giả Thanh Tịnh mà tôi đã được học khi còn nhỏ. Mỗi lần có dịp đọc lại, tôi vẫn thấy trong lòng có nhiều cảm xúc. Tôi thích đoạn văn này.
Mỗi năm, cứ đến mùa tựu trường, đưa các con tôi đi học, cầm tay chúng nó dẫn đến trường, như nhớ lại ngày nào mẹ của tôi cũng đã dẫn tôi đi như vậy. Bàn tay ấm áp của mẹ năm xưa đã đưa tôi vào đời để bắt đầu học những mẫu tự ABC, giờ đây đến lượt tôi cũng dắt các con mình đi như thế. Đưa chúng nó vào đời với tất cả ước mơ hy vọng những điều gì tốt đẹp nhất từ cuộc sống sẽ đến với các con mình.
Buổi sáng đầu tiên của năm học này, tôi dắt đứa con trai nhỏ đến lớp Preschool, nhìn nó đi lúp xúp bên cạnh tôi, bàn tay bé nhỏ của nó nằm gọn trong tay tôi. Giọng nói ngọng ngịu, run run của nó cứ se sẽ nài nỉ: Mẹ, mẹ ơi, mẹ xin cô giáo cho mẹ ở lại với con một buổi thôi, con chưa quen xa mẹ, chưa quen trường, chưa quen bạn. Chừng nào con quen rồi thì mẹ hãy để con ở lại một mình nghen.
Tôi phải dỗ dành nó đủ thứ, hứa sẽ thưởng quà khi nó không khóc, khuyến khích nó...và cả những lời khen trước: Mẹ biết con trai mẹ rất giỏi, con sẽ không khóc khi đi học mà, mẹ biết là con sẽ làm được mà. Ba và cả ông bà ngoại cũng nghĩ như thế đó, con biết hôn" À, quên còn nhớ chị Hai đã dạy con chữ gì hôn"
- Dạ nhớ! là chữ bathroom đó mẹ!
- Ồ! Vậy là được rồi, con của mẹ cũng biết được tiếng anh rồi, con nhớ được là hay lắm đó.
Bởi vì, ở nhà gia đình tôi chỉ nói tiếng Việt, nên nó không biết gì về tiếng anh, chỉ một số chữ mà nó nghe được và xem phim hoạt hình rồi thì cũng...không nhớ gì!
Trước mấy ngày nó đi học, chị Hai nó dạy nó:
- Chừng nào em muốn đi tiểu thì nói I want pee pee. Còn muốn đi tiêu thì nói I want poo poo.
Ối chà! cho đến bây giờ mà tôi cũng cứ lộn hoài không nhớ chữ nào là tiêu, chữ nào tiểu huống chi là nó. Bởi vậy, mà nó cứ đọc lộn tùng phèo, và nhớ lung tung. Lúc thì nó đọc pí pù, lúc thì đọc pù pí (nghe như là bò bía) lúc thì đọc pú pì. Thấy thế chị Hai nó nói:
- Thôi, em đọc hỏng chữ nào ra chữ nào cả. Cô giáo hỏng hiểu đâu, để chị hai dạy nói câu khác là: I want go to the bathroom.
Nó ngồi nhẩãm tới, nhẩm lui một hồi sau nhắm không xong, nên nói với chị hai: Hai, hai à, hai ơi! Thôi em chỉ nói với cô giáo là bathroom cũng được rồi.
Ba nó nghe vậy cười nói: Ồ! Nó cũng biết tự xoay sở đó mà, một chữ thôi, cô giáo cũng sẽ hiểu.
Đang miên man nhớ đến điều đó thì bước chân mẹ con tôi cũng đã đến cửa lớp rồi. Cô giáo ra đón, nó rụt rè nhìn cô, nhìn mẹ, rồi bàn tay nhỏ bé của nó cố nắm chặt lấy tay tôi, trong khi đó, tôi cố thả tay mình ra khỏi bàn tay nó. Đã đến lúc con phải tập xa mẹ rồi, tập thích nghi với hoàn cảnh mới, với môi trường mới và sẽ có nhiều điều con khám phá, học hỏi con à. Ôm nó vào lòng, hôn lên má nó trước khi giao cho cô giáo, nó nép sát vào người tôi như cố tìm chút hơi ấm từ lòng mẹ trước khi xa mẹ để vào lớp học. Cô giáo nắm lấy bàn tay nó từ bàn tay tôi đưa sang, nó rớt vài giọt nước mắt gọi: mẹ ơi, mẹ ơi. Tôi quay đi cũng giấu những giọt nước mắt của mình, nhưng cũng còn nhìn thấy hình ảnh cô giáo ôm nó vào lòng, rồi nói gì với nó đó. Tôi biết là nó không hiểu gì cả đâu, nhưng mà có thể nó sẽ cảm nhận được sự dỗ dành của cô giáo....người bản xứ đầu riên trong môi trường giáo dục sẽ vẽ cho nó những nét chữ, con số, bắt đầu cho những tri thức cần phải có trong cuộc đời của nó. Tôi tin vào những phương pháp giáo dục của đất nước này. Cách giáo dục không áp đặt, không bắt học thuộc lòng như vẹt, không chạy theo số lượng, tiêu chuẩn, bằng khen, hình thức, đòn vọt, mà là hướng dẫn sự tìm tòi, phát hiện, phát huy những khả năng, tư duy, sáng tạo.
Rồi tôi lại nhớ cái buổi đầu tiên đến trường của con gái tôi cách đây bốn năm về trước cũng lắm điều cười mà như mếu. Lúc gia đình tôi sang đây thì cũng khoảng giữa tháng chín, nhập trường cũng đã vài tuần. Vì vậy mà khi đi đăng ký học cho nó thì trường gần nhà đã hết chỗ phải đi học xa nhà và phương tiện đi bằng xe bus. Sáng hôm nó đi học, tôi dẫn nó đi bộ bên cạnh là chiếc xe đẩy baby để em nó vào đó đi theo đến điểm xe bus đậu. Từ nhà tôi đến điểm xe bus đậu, đi bộ khoảng nữa cây số. Đi bên cạnh tôi, nó lo lắng hỏi rất nhiều về môi trường học mới:
- Mẹ ơi! không biết cô giáo của con hiền hay dữ, mập hay ốm, có mập như mấy bà Mỹ bự "cành bà tô" ở phi trường mà mình đã thấy hôn" Cô giáo con là Mỹ trắng hay Mỹ đen" Bạn nhiều hay ít, tụi nó có ăn hiếp mình hôn"


- Mẹ cũng không biết nữa, chừng nào đến trường thì sẽ biết, nhưng mà có điều mẹ biết là ở đây cô giáo hỏng có "quánh đòn" học sinh, hỏng có cú đầu đâu.
Cũng như em nó, ba nó dạy nó một vài tiếng anh để lận lưng đi học
- I don't understand English
Nó nhẩm đi nhẩm lại và thuộc nằm lòng, đến điểm xe bus đậu đã có một vài học sinh và một vài phụ huynh đứng chờ. Có cả cô giáo Mỹ đen đứng đó để giữ học sinh (Bởi vì điểm này là trường học, cái trường gần nhà tôi nhưng đã hết chỗ). Xe bus tới, học sinh lục tục kéo nhau lên xe, nó bước lên và ngồi giữa bao nhiêu là bạn Mỹ. Tự dưng nước mắt tôi nó rơi lả chã, tôi cố kềm lại mà không được. Thương con mình quá, qua đây ngày đầu tiên đi học có một mình, không biết ngày hôm nay nó sẽ xoay sở sao với vốn liếng tiếng anh chỉ vỏn vẹn một câu ngắn ngủi mà ba nó đã dạy. Vậy mà cũng xong. Chiều đến, khi cả nhà ngồi ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện mà nó đã nói lúc mới vừa bước xuống xe bus gặp tôi, nó thổn thức lẫn dỗi hờn ba nó.
Buổi sáng hôm đó, nó hồi hộp bước vào lớp học với chút âu lo nhưng cũng có phần tự tin vì biết được một câu tiếng anh. Trong đầu nó lúc ấy, câu nói đó như là một phép mầu giống như của ông bụt, bà tiên ở chuyện cổ tích thần tiên. Đến giờ vào lớp, nó ngồi nghe cô giáo giảng bài như là...vịt nghe sấm! Ngồi được một lúc sau, nó mắc tiểu, bèn giơ tay lên nói: I don't understand english, cô giáo khoác tay biểu ngồi xuống, chừng thấy cô giáo hỏng nói gì tới nữa, nó giơ tay lên và cũng câu nói đó mà lặp lại. Cô giáo cũng lại biểu ngồi xuống nữa, nó lẩm nhẩm trong miệng: Cô giáo ở đây kỳ quá, mắc tiểu quá xin đi mà cô giáo không cho, chớ còn ở Việt Nam muốn đi là cô giáo cho đi liền! Chập lâu sau, nó lại giơ tay lên và nói nữa, tổng cộng cũng cở bốn lần cũng đều y một câu nói và cũng đều y một cách trả lời của cô giáo, mà có vẽ cô không vui nữa chứ! Ở nhà, khi ba dạy nói câu này là cô giáo sẽ hiểu con vậy mà nói cổ lại không cho đi. Tội nghiệp, bài học đầu tiên nơi xứ người nó nhận được là sự nín nhịn và chờ đợi. Rồi thì cũng đến lúc chuông reo ra chơi, ba giò bốn cẳng nó vọt vù ra khỏi lớp để đi, trút bầu tâm sự. trút xong rồi mà vẫn còn ấm ức trong lòng. Nghe thế, bà ngoại thương cháu nên dạy: Để ngoại chỉ cho con thêm một câu nữa nghen. Mai mốt mà con muốn đi như vậy thì nói; I need bathroom. Mình mới học không cần phải nói chi cho đúng văn phạm. Còn nếu mà hỏng nhớ thì miệng nói, tay chỉ xuống dưới bathroom thì thúi rùm.
Đến giờ thì nó đã học lớp bảy. Tiếng anh đủ để gây lộn với bạn, tính tình nó cũng dễ hòa đồng, lanh tay lẹ chân mà cũng lẹ miệng nữa. Gặp bạn đồng lứa thì nhào vô chơi hết mình, la cũng hết cỡ. Còn nhớ, những ngày đầu tôi hỏi nó: bạn con nói chuyện con có hiểu hôn" con không hiểu gì cả, tụi nó nói nghe như chim hót vậy đó. Và bây giờ thì nó cũng hòa vào bầy chim đó mà hót vang trời.
Đưa các con đến trường xong rồi thì đến lượt tôi cũng đi học ở trung tâm AEC (Adult education center) lớp học ESL. Năm nay là năm thứ ba tôi đi học ở ngôi trường này, đi học ABC của một ngôn ngữ mới, với lớp học chỉ năm, ba người nhưng mà cũng năm ba quốc gia. Mỗi người một sắc thái, một lý do có mặt ở đất nước này. Bây giờ tôi đi học để có thể bước đi trong cuộc sống này bằng chính khả năng của mình để lo cho gia đình. Tôi học để đọc được và ký trả những cái bill, học để biết được những tấm bảng hiện hữu trên những con đường, parking và cả những tấm bảng vô hình trong cuộc sống đã ghi: Stop, slow, do not enter, wrong way, yield, no turn... Tôi học để biết đâu là must, must't should, have to, don't have to... với những hiểu biết cần thiết trong giao tiếp ứng xử và văn hóa phong tục mà sử dụng những từ ngữ đó đúng trong từng trường hợp học để mà nghe, hiểu và nói đúng lúc những chữ please, thank you, sorry. Những lúc đưa con đi học, đi bác sĩ, đi supermarket và cả những lúc đi chợ đời!
Và tiếp tục học với một hy vọng: năm nay mười năm nữa thì có đủ từ để hiều, đủ lời, đủ ý để lắng nghe, chia sẻ những tiếng nói sống động, bồi hồi, phân vân của các con mình khi chúng bước vào những ngõ vắng xôn xao, những ngã ba đường vạn nẻo mênh mông trong cuộc sống.
Mỗi tuần tôi vẫn dành ít thời giờ để dạy con gái tôi tiếng Việt để nó không quên tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của cội nguồn dân tộc. Để sau này mẹ con cùng nhau nói... và cùng...hiểu nhau. Bên bàn học buổi tối, tôi thường động viên con gái mình, nhưng mà cũng như nói với chính mình "Ráng học nghen con, tuổi của con học một nhớ mười. Còn tuổi mẹ học mười nhớ một. Nhưng mà mẹ cũng ráng học dầu sao thì nhớ một cũng còn hơn là không chịu nhớ, không chịu học. Cuộc sống mỗi ngày là mỗi học, tôi đã xác định mục đích học của mình và tôi cũng hy vọng ba yếu tố của nghệ thuật học là: Ý chí-trật tự-thời gian mà Maccel Prevost đã ghi đó sẽ giúp tôi hoàn thành mục đích học tiếng Anh của mình.

Bằng Lăng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến