Hôm nay,  

Hai Gia Đình Việt Nam Ở Mỹ

04/12/200400:00:00(Xem: 167126)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 668-1210-vb3301104

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến. Bài viết gần đây của ông kể về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết mới của ông.

MỘT GIA ĐÌNH TẠI
LONG BEACH, CA
Chú em tôi lập gia đình sớm. Chú lấy vợ năm 18 tuổi và sanh được 6 người con. Ba trai, ba gái.
Năm 1975 chú giúp đỡ nhiều người trong gia đình vào phi trường Tân Sơn Nhất để di tản qua Mỹ. Chú đưa bà chị dâu tôi lên máy bay đi Mỹ. Cảm kích vì được giúp đỡ hết lòng bà lấy ra 5 lượng vàng tặng chú. Chú nhất định không nhận mặc dầu hoàn cảnh gia đình chú bấy giờ không khá giả.
Chú và gia đình không hề có ý định đi Mỹ. Thứ nhất vì không có tiền, thứ hai không biết ngoại ngữ, thứ ba gia đình 1 vợ 6 con qua Mỹ lấy gì sinh sống.
Ngày 30/4/75 do sự khuyến khích của anh em, chú thuyết phục được vợ chú và đem cả gia đình vào phi trường lên máy bay trực thăng bay qua hàng không mẫu hạm Midway đậu ngoài khơi.
Được hội thiện nguyện USCC bảo trợ qua định cư tại tỉnh Milwankee, tiểu bang Wisconsin, gia đình chú cư ngụ tại miền Bắc nước Mỹ băng tuyết giá lạnh được hơn 1 năm thì dọn về Pensacola, bang Florida.
Chú nghe lời người bạn thân rủ nhau mua tàu đi biển lưới tôm. Vay mượn tiền bạc, chú mua được một tàu đánh tôm và cùng người bạn ra khơi 6 ngày mỗi tuần xa nhà.
Lúc đầu tiền bạc thu vào tạm đủ sinh sống. Vì không kinh nghiệm nên chú rất vất vả, tàu hư, lưới rách vv… Đánh tôm có mùa, luật lệ đi biển khó khăn, chú một mình quần quật với con tàu, không mang lại tiền bạc thật nhiều như lời đồn đại thời bấy giờ.
Chú quyết tâm cùng bàu đàn thê tử dọn nhà sang Long Beach, California lập nghiệp lại từ đầu.
Gia đình chú 6 người con, dâu rể gộp lại thành 12, đặc biệt 5 người con làm việc cho bưu điện Hoa Kỳ. Ba con trai, 2 con rể đầu quân ngay thời gian đầu dọn tới Long Beach. Người anh vô trước, chuẩn bị tập dượt cho các em vô sau.
Các con chú đều làm ăn quanh quẩn tại tỉnh nhà và chú là người hạnh phúc nhất vì 12 đứa con cùng cháu chắt sống trong một mái ấm đại gia đình. Nhờ sự giáo dục của 2 vợ chồng chú, các con chú thương nhau hết lòng không bao giờ có chuyện lớn tiếng giữa anh chị em.
Nhiều bậc phụ huynh về già sống trơ trọi, cô đơn vì con cái tản mác đi làm tại các tiểu bang xa xôi sau khi tốt nghiệp đại học.
Vợ chú ở nhà trông nom cháu chắt lo cơm nước ngày 2 bữa cho đàn con đông đảo. Ngày giỗ, ngày tết, anh em, bạn bè, con cháu tụ tập đông đảo. Khi thì thưởng thức đồ nướng (barbecue) ngoài vườn, khi thì ăn thỏa thích (all you can eat) các đồ ăn do mỗi gia đình tự động đem tới.
Thời chiến chú là biệt kích Mỹ nên giờ này chú về hưu với hưu bổng hưởng già thoải mái.
Thú vui của chú là trông nom săn sóc khu vườn và đoàn "cẩu" 4 con. Con trắng, con đen, con vàng, con vện. Mới nay một con fox, tuổi mới 5 tháng lâm bệnh chú đem đi thăm bác sĩ thú y, giải phẫu tốn mất 1200 đôla. Con vàng về già lụ khụ lăn đùng ra chết chú tính bỏ vô thùng rác. Các con chú không chịu yêu cầu chú đem chôn cất đúng thủ tục tốn mất mấy trăm đôla.
10 năm trước khi về hưu, chú làm nghề thợ hàn (plumbing). Thân chủ khắp vùng Long Beach mỗi lần có chuyện về nghẹt bồn tắm, tay vặn nước nóng lạnh hư, nghẹt ống cống, máy heater không sưởi ấm vv… đều gọi điện thoại nhờ chú giúp đỡ.
Chú và 2 đệ tử Mễ hoạt động từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, công tác nhiều khi lớn phải cả tuần mới hoàn tất. Kỹ nghệ mở "Nail" tới thời cực thịnh, chú xây cất, sửa chữa từ căn nhà cũ kỹ trở thành tiệm "Hair Salon" sang trọng đúng theo tiêu chuẩn Mỹ.
Được tín nhiệm nhiều tiệm tại các shopping Malls mời chú đến thiết kế, trang bị từ đầu tới cuối.
Một số thân chủ làm sở hữu chủ các đơn vị cư trú cho thuê cũng kêu gọi chú bảo trì, sửa chữa các hư hỏng trong đơn vị nhà cửa cho thuê.
Các nhà hàng, tiệm ăn nhiều khi cũng kêu gọi chú sửa chữa các chỗ hư hỏng trong nhà bếp, hệ thống nước nóng lạnh, hệ thống thoát nước vv…
Chú phụ trách lo việc cho một số thân chủ quen biết lâu năm, không ôm đồm quá nhiều việc. Quanh năm chú bận rộn với công việc thu nhập tài chánh giúp chú và gia đình sống cuộc sống trung lưu.
Bà nội tôi yên nghỉ ngàn thu tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Saigon. Phải quen biết nhiều mới tìm được chỗ an nghỉ vĩnh viễn cho người thân trong gia đình tại nghĩa trang. Không ai học được chữ ngờ khi Việt cộng tiến chiếm Saigon đã giải tỏa nghĩa trang, tất cả mồ mả yên nghỉ cả trăm năm phải dời đi.
Chú em tôi đã làm việc ngoài sức mong đợi của mọi người. Chú đôn đốc, điều động một số người đem kim tỉnh của bà nội tôi từ Saigon ra Hà Nội, lên tận tỉnh Hưng Yên để cụ bà an nghỉ bên cạnh mộ cụ ông. Vượt qua chặng đường dài 1200 cây số từ Nam ra Bắc trên chuyến xe lửa xuyên Việt, qua bao cửa ải với thủ tục khó khăn, tham nhũng của các quan liêu VC. Chưa kể chú vượt qua chặng đường dài nữa vòng quanh trái đất với 20 giờ bay của hãng hàng không United Airline.
Khi về đến Saigon, chú móc nối với viên chức cai tù VC thương lượng cho người cháu ruột bị VC gài bẫy, tịch thu tài sản và bỏ tù, được giải thoát và trở lại Mỹ đoàn tụ cùng vợ con.


Chú cũng lo đủ các "thủ tục đầu tiên" ở VN để đem được cháu trai con người em vợ qua Mỹ với diện đoàn tụ gia đình, qua được Mỹ, chú cho đứa cháu tiếp tục học anh ngữ và học nghề chuyên môn.
Chú rất rộng rãi về tiền bạc nên được sự kính nể của mọi người trong gia đình.
Ngày nay về hưu, mỗi lần muốn đi chơi xa hoặc du lịch trên tàu biển các con cái đều bảo nhau đóng góp tiền bạc cho cha mẹ được thoải mái và hạnh phúc trong tuổi già.
Chú làm đúng bổn phận của một người chủ gia đình, đã lo lắng dạy dỗ cho đàn con đông đảo, có nhà có xe có chỗ ăn chỗ làm.

MỘT GIA ĐÌNH
Ở NEWYORK CITY
Tôi may mắn sinh được gái đầu lòng và mãi 5 năm sau không muốn mà được hoàng tử.
Bỏ nước ra đi năm 1975 cùng vợ và đứa con gái mới 2 tuổi với 2 bàn tay trắng và khối óc rỗng tuếch. Nghĩ lại mới thấy quá liều lĩnh, cắm đầu ra đi bỏ lại hết cả nhà cửa, tài sản đã gầy dựng trong bao nhiêu năm trời. Tất cả chỉ vì quá yêu 2 chữ Tự do.
Vừa bước chân tới Mỹ, tôi đi làm ngay. Được một năm thì chuẩn bị mở nhà hàng ăn. Năm 1977 bắt đầu tiếp đón khách và cô con gái tôi được 4 tuổi đã biết đem thực đơn ra bàn cho khách. Nhà hàng có 4 người làm việc. Bà xã và phụ bếp coi việc nấu nướng. Hai bố con tôi lo tiếp khách và sửa soạn đồ uống.
Thời gian trôi mau và cháu đã bắt đầu đi học. Học về cháu lại phụ giúp bố điều hành nhà hàng. Khách Mỹ rất thích cháu vì thấy cháu còn nhỏ đã biết làm việc, cháu tiếp khách nói chuyện thời tiết, kể chuyện học đường. Mấy năm sau, cháu đã biết lấy order của khách và đem vào bếp cho mẹ nấu nướng. Khách trở lại và cháu nhớ tên, nhớ mặt từng người. Cháu biết họ thích ăn món gì và tuần tự cháu biết từng người khách họ sẽ gọi những món mà họ khỏi cần phải nói, chỉ gật đầu đồng ý.
Cháu nói chuyện lưu loát lại còn véo von đưa đẩy làm cho khách mỗi lần tới nhà hàng là đòi nói chuyện với cháu và yêu cầu cháu ghi những món ăn mà họ định gọi.
Vào những ngày cuối tuần, khách từ từ đến ăn đông nghẹt. Cháu thu xếp chỗ ngồi cho khách, mang nước uống, đem menu, nói chuyện với khách và lấy order.
Khách ngồi đầy phòng ăn mà cháu điều hành đâu vào nay, ai ai cũng vui vẻ và thoải mái với sự tiếp đón phục vụ của cháu.
Thời gian cứ đều đều trôi chảy như vậy. Ngoảnh lại chúng tôi đã phục vụ cho khách được 27 năm.
Năm 1979 cháu trai ra đời, cháu rất ngoan, từ nhỏ tới lớn không vấp té. Cháu chơi một mình cho bố mẹ rảnh tay làm việc, không ngịch phá, đêm ngủ một mạch tới sáng. Đến tuổi đi học, đi và về rất đúng giờ, học khá nên trường cho vào học trường kiểu mẫu.
Năm 17 tuổi vừa học đại học vừa tự kiếm việc làm bán thời gian và liên tục vừa làm vừa học cho tới khi tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc hãng đóng học phí toàn phần.
Lúc làm việc cháu đã đóng góp IRA, 401K cố vấn tài chánh rất ngạc nhiên ở tuổi này, cháu đã lo tới kế hoạch đầu tư dài hạn.
Còn trẻ, tiền bạc nhiều cháu không hề nghĩ tới chuyện mua xe hơi mới hoặc xe đua thể thao. Chúng tôi cho mỗi cháu một số tiền để trong trương mục, 2 năm sau trương mục vẫn y nguyên. Nhà băng phải viết thư thúc giục 2 cháu không thể để trương mục ngủ (dormant) quá lâu. Quá thời hạn theo luật họ sẽ nộp trương mục vào công quỹ tiểu bang.
Hồi còn đi học ở trung học, cháu đã mời bạn bè, thầy cô giáo tới tiệm thưởng thức đồ ăn Việt Nam. Cuối bữa ăn, tự động cháu đãi bạn bè, thầy cô bánh flan caramel tráng miệng và Cafe Việt nam. Một số bạn bè thầy cô trở lại nhà hàng và rất thích không khí gia đình của nhà hàng.
Ở tuổi 22 cháu đã được bà boss đề cử làm manager trông coi 1 số người trong sở. Cháu được cử đi họp liên tục tại nhiều nơi như Boston, Massachusetts, Hartford Conncecticut, Glendale, CA và nhiều nhất là Phoenix, Arizona.
Mỗi lần đi họp cháu phải phối hợp với Manager của các văn phòng địa phương và thuyết trình trước nhân viên của công ty từ 200 tới 300 người.
Một số lần đi công việc tại các địa phương khác nhau, cháu đưa mẹ đi theo lo từ nơi ăn, chốn ở. Cháu thu xếp cho mẹ cháu coi shows, đi mua sắm, đưa mẹ đi thăm bạn bè, thăm phong cảnh nổi tiếng.
Cháu nhiều lần công tác ở Phoenix Arizona, bà boss tại địa phương này muốn giữ cháu lại làm việc trong thời gian 1 năm. Muốn học hỏi và rút kinh nghiệm nên cháu vui lòng ở lại rồi tự lo từ việc mướn chỗ ở, mua xe di chuyển vừa làm việc vừa lo cơm nước.
Sau đúng 1 năm như đã hứa làm việc xa nhà, cháu xin nghỉ việc tại Phoenix và lại trở về chỗ cũ làm việc để được gần gia đình.
Bà cô tôi ở Springfield, Virginia có việc lên chỗ chúng tôi nhân lúc chúng tôi vắng nhà được 2 cháu thay mặt bố mẹ đưa đi ăn uống, tham quan thành phố, thu xếp chỗ ngủ và mọi việc lặt vặt. Khi về tới nhà, bà cô gọi điện thoại cám ơn chúng tôi và hết lời khen 2 cháu đã săn sóc quá chu đáo.
Năm 1990 ông già vợ tôi lâm bệnh nặng, chúng tôi phải cấp tốùc trở về Việt Nam thăm cụ. Hai cháu trông nom, điều khiển nhà hàng hoạt động một cách trôi chảy như thường lệ.
Chúng tôi đi du lịch khá nhiều nơi. Mỗi lần đi đều dẫn cháu trai của chúng tôi còn đi nhiều nơi tại các tiểu bang mà chúng tôi chưa hề bước chân tới.
Các cụ ngày xưa vẫn nhắn nhủ con cái: "con hơn cha là nhà có phúc".
Không biết câu nói này có đúng với trường hợp của con cái chúng tôi không"

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,741,955
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến