Hôm nay,  

Tiếng Chuông Ái Tình

30/11/200400:00:00(Xem: 139453)

Người viết: LÊ KHÁNH THỌ
Bài số 666-1207-vb7271104

Tác giả Lê thị Khánh Thọ là một hoạ sĩ định cư tại Pháp từ 1978 và từng được giải thưởng hội hoạ Pháp năm 2000. Hiện nay, bà sống tại Châteauroux, France.Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập---Animatrice viện dưỡng lão Pháp--- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt nam tại Châteauroux- France. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

Phi trường Los Angeles nhộn nhịp ngườI đi kẻ đến, lòng Nga vui vui nhớ lạI dòng chữ email của đứa cháu gái gởI từ Sài gòn: “Dì ơi, ông ngoạI dạo này yêu đờI, ca hát và huýt gió cả ngày, ông ngoạI có bồ ! ”.
Ông Quang đẩy xe hành lý ra cổng dáo dác tìm thân nhân. Giữa đám ngườI lố nhố Nga nhận ra ngườI cha già thân yêu tươi tắn rạng rỡ, trông trẻ hơn hai tháng trước cả 10 tuổI mà không cần tốn một xu teng nào cho dịch vụ căng da mặt, xâm mắt, xâm môi…Ông Quang cũng không cần đi Lourdes xin phép lạ, cũng không uống sâm Cao Ly ĐạI Hàn. Thuốc cãi lão hoàn đồng là một ngườI đàn bà xấp xỉ tuổI 65.
Câu chuyện tình xảy ra tạI Sài gòn đúng vào ngày rằm tháng 7. Hôm đó chàng và nàng cùng đến chùa lễ Phật. Thiện nam tín nữ ra vào nườm nượp vui như ngày Tết. Mùi hương, mùi trầm huyền bí ngào ngạt từ đạI sảnh bay tận ngoài sân và tiếng gõ mõ tụng kinh trầm bỗng làm tâm hồn quí Phật tử trở nên thanh thoát, dịu bớt bến mê trần tục. Nếu vô tình các chủ nợ gặp con nợ trong khung cảnh đạo pháp này cũng không ai nở nhắc nhở đến chuyện ân oán giang hồ!
Nàng ở trong ban tình nguyện nấu bếp. Vừa chấm dứt nhiệm vụ và vộI vàng bàn giao công việc phân phốI đồ ăn cho một đạo hữu khác, nàng tất tả vào restroom vì nín tiểu quá lâu tức cả bụng, tiện thể rút cái gương nhỏ trong bóp ra xem lạI dung nhan nặng mùi dầu chiên đậu hủ từ sáng đến giờ. Nàng cởI áo ngắn làm bếp, thay vộI chiếc áo dài soie đem theo màu xanh nhạt thêu bông trắng thanh nhã rất hợp vớI chốn thiền môn. Nàng không quên tô lạI môi son màu hồng cánh sen rồI đi chầm chậm ra sân chùa, chỗ kê mấy dãy bàn dài dướI gốc cây Bồ Đề tỏa rợp bóng mát. Thiện nam tín nữ ngồI tán dóc đợI cơm “chùa” chiếm gần hết chỗ. Nàng ngồI kề bên bà bạn đồng tuổI, cườI nói vài câu xã giao vớ vẩn…
Chàng trong ban phát kinh “Bạch y thần chú”. Chàng được quí thầy tín nhiệm vì nhờ có đạo pháp vững vàng và tài ăn nói lưu loát nên công việc không phảI chỉ đơn giản phát kinh thôi mà còn giảng giảI Phật pháp cho các đạo hữu tới nhận kinh trong khi quí thầy vắng mặt. Thiên hạ một số đang hành lễ, một số khác đi theo tiếng gọI của bao tử nên giờ này văn phòng vắng hoe. Chàng xếp những quyển sách kinh vào tủ, chậm rãi tiến về phía dãy bàn ăn chỗ gốc cây Bồ Đề đảo mắt một vòng. Đám đàn ông có vài chỗ trống nhưng chàng làm như không thấy, chàng tiến về phía ngườI đàn bà mặt áo dài màu xanh nhạt và cất giọng đầm ấm lịch sự:
- Thưa bà, tôi có thể ngồI đây không"
Nàng ngước đôi mắt hơi sụp mí, hai bên đuôi có những vết chân chim thiện cảm nhìn chàng, giọng miền Nam mềm như bún mớI ra lò:
- Dạ xin ông cứ tự nhiên.
Tiếng chuông chùa ngân nga báo hiệu trên điện đã xong lễ ngọ…Tiếng chuông hôm nay sao mà khác lạ không như mọI lần! Tiếng chuông vang vang một âm thanh huyền bí làm hai trái tim già cằn cỗI bỗng nhiên đập mạnh vớI tốc độ của máy bay Concorde…Nàng tưởng như mình trở về thờI nữ sinh Trưng Vương áo dài trắng trinh nguyên, còn chàng mang tâm trạng nam sinh như hồI còn cắp sách tớI trường Quốc Học Huế.
Thiên hạ nhốn nháo đứng dậy đi lãnh phần ăn nhưng cả hai đang ngẩn ngơ choáng váng trong một cảm giác lâng lâng kỳ diệu…NgườI ta gọI đó là tiếng sét ái tình. Trong trường hợp này đúng là “tiếng chuông ái tình”!
Đến khi thiên hạ trở lạI bàn với phần đồ ăn đầy ắp trên tay thì chàng cảm thấy bụng đói cồn cào. Chàng cất giọng chỉ huy pha lẫn chút âu yếm bảo nàng:
- Bà ngồi đợI giữ chỗ, để tôi đi lấy phần ăn cho bà luôn!
Nàng e lệ “dạ”ngọt xớt, trong lòng xao xuyến thầm phục lốI xử sự đầy nam tính của chàng, nàng véo thử vào đùi mình xem mình tỉnh hay mơ đây!" Chồng qua đờI từ 20 năm nay, tưởng đâu sắp sửa lãnh bằng “Tiết hạnh khả phong” thì cơ duyên gặp được ngườI trai chao ơi sao mà hào hoa phong nhã!
Chàng trởû lại bàn bưng hai tay hai tô cơm chay, miệng cườI tươi tắn khoe hàm răng hết xẩy!(hàm răng giả mớI làm lạI lần thứ hai tạI Cali trước khi về Việt nam). Cặp kính đen đúng mode, cặp kính Giorgio Armanie của thằng con trai út bàn giao sau khi đã xài qua một năm, che những vết chân vịt hai bên đuôi mắt. Làn da đầy nhựa sống Việt kiều Mỹ khiến chàng hao hao giống nhà đạI tư bản phong độ có cả nửa tá bồ nhí trong phim tập Hongkong mà nàng mớI xem cách đây khoảng hai tuần lễ. Lần đầu tiên trong đờI cả hai Phật tử đồng lòng thành thật công nhận món chay là món ăn ngon nhất trần gian!
Qua ba ngày liên tiếp gặp nhau hàn huyên tâm sự, lốI xưng hô “ông-bà” được thay thế bằng tiếng “anh –em” ngọt lịm! Căn phòng gắn máy lạnh ở nhà em gái Nga là tổ ấm của đôi mái đầu bạc mớI nhuộm đen. Câu chuyện tình diễn ra êm đẹp dướI sự hỗ trợ của các con ông Quang, đứa nào cũng xót xa thương cha thiếu vắng bóng hồng chăm sóc vào tuổI xế chiều. Tuy nhiên chuyện đờI ít khi được thuận buồm xuôi gió! Bà Liên ở một mình trong căn nhà khang trang vùng Phú Nhuận, đờI sống khá sung túc nhờ tiền viện trợ của các con ở nước ngoài. Ban ngày bà vẫn thường gặp đứa con gái mượn mặt tiền nhà bà buôn bán nhưng ban đêm nó về vớI chồng con. Một lần nọ ông Quang gọI bà Liên hỏI han sức khỏe vì hôm qua bà bị Tào Tháo đuổi. Giọng ông ngọt lịm:
- Em đã bớt chưa em" Đừng ăn bậy bạ nghe em, tạm thờI ăn cháo trắng vớI cà rốt thử coi. Em uống Imodium chưa" Có gì gọi anh, anh đưa em đi bác sĩ.


Mặt bà Liên nóng bừng choáng váng hạnh phúc. Phiền là đứa con gái xớ rớ đứng gần vễnh tai nghe ngóng. Bà hạ thấp giọng:
- Dạ đỡ rồI (bà cố tình bỏ bớt tiếng “anh" cuốI câu).
- Chừng nào em qua anh"
Liếc nhanh về phía con gái, bà trả lờI nhát gừng:
- Dạ chưa biết.
Đứa con gái đi vào nhà sau, bà thở phào nhẹ nhõm, giọng âu yếm:
- Em định ngày mai tớI ở vớI anh hai hôm.
- Thật nghen! Anh nhớ em quá!
Tim bà Liên đập mạnh:
- Bộ anh tưởng em không nhớ anh sao!
- Nhớ anh mà sao hôm nay không thấy tới!"
- Thì tại em đau bụng mà!
- Mai em qua anh sẽ đưa em đọc bài thơ lục bát anh mới sáng tác. Anh viết về nổi lòng của người tù cải tạo.
Giọng bà Lâm sôi nổi:
- Dạ những bài thơ của anh bài nào cũng có chiều sâu. Hôm qua mấy bà bạn tới nhà thăm em, em có khoe thơ anh, mấy bà phục quá trời!
Ông Quang vui vẻ:
- Anh đâu cần bà nào phục. Anh chỉ cần một mình em phục anh là đủ rồi !
Bà Liên cười dòn dã trước khi cúp máy. Lòng bà lâng lâng như người mới biết yêu lần đầu…
Đứa con gái xuất hiện mặt hầm hầm. Từ nảy giờ trên lầu, nó đã nhấc máy phụ nghe lén mẩu chuyện của đôi tình nhân.
- Má nói chuyện với ai đó "
- Ơ hơ…với đạo hữu quen hôm đi chùa.
Đứa con gái gằn giọng:
- Đàn bà hay đàn ông "
Bà Liên vốn sợ con, lí nhí :
- Đàn bà… mà…đàn ông. Đạo hữu thì có cả nam lẫn nữ.
Đứa con gái lớn tiếng :
- Kép của má phải không "
Bà Liên đỏ mặt :
- Ê…ê !…vừa vừa thôi nghen ! Đừng có hỗn !
Đôi mắt đứa con gái quắc lên nhìn mẹ, giọng đay nghiến :
- Má già rồi mà không nên nết !
Bà Liên chết điếng cả người vội vã lên lầu, nằm vật ra giường thút thít khóc…
MốI tình của hai cụ gặp nhiều chướng ngạI làm Nga liên tưởng đến Roméo và Juliette của Shakespeare. Juliette Liên muốn gặp Roméo Quang cũng không phảI dễ! Bà bắt buộc lập kế hoạch nói láo con gái, chẳng hạn xuống Vũng Tàu hai ngày ăn đám cướI con bà bạn, hoặc theo phái đoàn Phật tử lên Đà Lạt hành hương ba ngày…Khi Roméo Quang muốn nhắn tin thì em gái Nga chuyển lời qua điện thoạI nhưng rồI đứa con gái tinh quái CIA cũng đánh hơi được. Vậy là chiến thuật phải thay đổI. Đứa cháu ngoại lãnh trọng trách chim xanh phóng xe máy tớI nhà bà ngoạI ghẻ kín đáo trao tận tay bà bức tâm thư của ông ngoạI ruột.
Ông Quang và bà Liên như đôi nhân tình trẻ không rờI nhau nửa bước, làm như họ không dám phí phạm thờI gian khi được gặp nhau, biết mình gần Đất xa TrờI nên cần phảI đốt giai đoạn! Nhiều lần lũ con cháu vô tình lên sân thượng thấy cảnh hai cụ ngồI sát rạt bên nhau trên ghế xích đu, âu yếm cầm tay hay choàng vai ôm eo ếch chan hòa hạnh phúc thật là cảm động! Lũ con cháu rón rén bước xuống nhà, tôn trọng những giây phút thơ mộng riêng tư mà đứa nào cũng tin rằng đốI vớI hai cụ quí giá còn hơn ngọc ngà châu báu.
Từ ngày yêu ông Quang, bà Liên có một vài thay đổi. Cách ba ngày bà ra tiệm làm tóc thay vì mỗI tháng một lần như trước đây. Mái tóc được xịt keo cứng ngắc chẳng có sợi nào dám phất phơ trong gió. Những ngón tay kiêu sa trau chuốt màu hồng lấm tấm kim tuyến. Bà trang điểm ngay khi vừa rờI khỏI giường, mặc đồ đầm và xức dầu thơm. Ông Quang cũng không kém đổI thay! Sáng ông dậy sớm hơn thường lệ, vộI vã gắn hàm răng giả trước khi bà Liên thức giấc. Ông thường ngân nga vài câu nhạc họ Trịnh và dồI dào cảm hứng phóng bút làm thơ tặng bà. Thơ ông không thường tình như tụI trẻ ca tụng tình yêu nam nữ và sắc đẹp ngườI yêu, thơ ông chan hòa tình yêu quê hương và ca tụng vẻ đẹp bốn mùa xuân hạ thu đông. Những bài thơ thành công chiếm được lòng ngưỡng mộ của bà Liên, cũng như lôi cuốn mấy bà bạn nhao nhao đòi gặp mặt thi sĩ nhưng bà Liên còn đắn đo, bà lo ngạI không chừng một bạn nào đó nham hiểm có thể lập kế hoạnh cuỗm ông Quang yêu dấu của bà! Bà Liên thầm nghĩ “Ở đờI làm sao biết được chữ ngờ!".
Mặc dù tình yêu mang hạnh phúc đến vào tuổI xế chiều nhưng tâm hồn bà Liên vẫn chưa được yên tịnh. Bà khổ tâm than thở vớI đám con cháu ông Quang về đứa con gái không chịu thông cảm tâm sự của ngườI mẹ lớn tuổI cô đơn, rằng trái tim bà vẫn còn rung động như thờI thanh xuân, rằng bà cần tình yêu thương của ông, rằng ông 69 tuổi rồI cũng cần ngườI bạn đờI nâng khăn sửa túi! (Thật ra ba Nga dấu bớt 10 mùa đông Cali vì không thích con số 7 đứng trước số tuổI của mình. Từ 10 năm nay ba Nga vẫn giữ 69 tuổI không thay đổI!).
Những ngườI già bên Mỹ đăng báo kiếm bạn trên mục tìm bạn bốn phương không phảI là việc lạ lùng. Họ đám cướI vào tuổI 70 hay 80 là chuyện thường tình. Tại một viện dưỡng lão ở Pasadena, Nga được bà Mỹ đỡ đầu dẫn đi dự đám cướI của ngườI chị ruột 89 tuổI và cụ ông 92 tuổi. Câu chuyên thật cảm động…Ngày còn trẻ bà này yêu chàng thanh niên làm vườn cho gia đình nhưng bà không được chấp nhận vì vấn đề môn đăng hộ đối. Bà bị cha mẹ ép gã chồng giàu sang. Chàng thanh niên nghèo vẫn ấp ủ mốI tình đầu nhất quyết không lấy vợ. ThờI gian trôI qua…Chồng chết với tuổI già lụm khụm, bà gởI mình vào viện dưỡng lão và tình cờ gặp lạI ngườI tình xưa. Nhìn về tương lai chao ơi là ngắn ngủI! Họ vộI vã làm lễ cướI để an tâm sống nốt quảng đờI còn lại. Tiếng chuông nhà thờ cũng là tiếng chuông ái tình ngân nga trong một buổI sáng đẹp trời chúc mừng hai cụ kết hợp khá muộn màng!
Hội nghiên cứu về tuổI thọ bên Mỹ xác nhận rằng những ngườI sống lẻ loi chết sớm hơn những ngườI có đôi bạn. Chính vào thờI điểm này các bậc bô lão cần ngườI bạn đờI hơn bao giờ hết vì họ đã mất tuổI trẻ, mất sức khỏe, mất khả năng hưởng thụ…, mà chỉ có TIẾNG CHUÔNG ÁI TÌNH là âm thanh tuyệt vờI khơi động những tế bào cằn cỗi hồi sinh.

LÊ KHÁNH THỌ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,919,402
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”