Hôm nay,  

Ghen Bóng Ghen Gió

19/11/200400:00:00(Xem: 214577)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI
Bài số 657-1198-vb5181104

Tác giả đã tham dự Viết Về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Trước 1975, ông là Hiệu Trưởng Trường Trung Học Lê Văn Duyệt, tỉnh Quảng Ngãi. Cao Học Chính trị và Xã Hội, Trường Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt. Nghề nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist (METRUM DATAPE Inc.)
*

Chị Đoàn vừa bước vào nhà liền ném mạnh cái xắc tay trên bàn ăn và quay nhìn về phía anh Tồn đang ngồi xem TV, chị nói oang oang:
- Tôi đã trả lời với ông nhiều lần rồi. Tôi nói không đi là không đi. Đừng có rủ rê, nài nỉ, nói dai, nói hoài mãi. Hôm nay ông lại điện thoại vào sở lúc tôi đang có cuộc họp. Ông còn bày đặt 'leave message', ông chỉ làm trò cười cho mấy con bạn tôi trong sở thôi.
Chị ngưng nói bước qua tủ lạnh lấy chai nước lọc mở ra uống một hớp để lấy sức, kéo ghế nơi bàn ăn ngồi rồi nói tiếp:
- Không rõ ông bị "bùa mê thuốc lú" con đĩ nào bên đó mà năm nay ông lại đòi về Việt Nam nghỉ hè lần nữa. Tôi đi một lần là tôi tỡn đến chết thôi, khiếp thật, đường sá gì thay đổi tên tùm lum, lạ quắc. Ngoài đường thì bụi bặm, nhìn chỗ nào cũng thấy rác. Khạt nhổ lung tung, xe cộ chạy vô trật tự, không luật lệ gì hết. Muốn băng qua đường thì cứ lội đại xuống. Mạnh xe, xe chạy, mạnh người người đi. Cảnh sát, đèn xanh, đèn đỏ dân coi như "nơ pa". Còn tài xế taxi ít chịu kéo đồng hồ cứ coi mặt tính tiền. Nhất là quãng đường từ phi trường vào thành phố. Ông đã cùng tôi về một lần chưa ớn sao"
Anh Tồn với tay lấy cái "remote" vặn nhỏ âm thanh truyền hình và quay mặt lại nhìn chị Đoàn, anh ôn tồn nói:
- Bà càng ngày càng ăn nói gàn dởõ. Bùa mê cái gì! Nếu có con đĩ nào bên đó thì ông già này đâu có cùng đi với bà.
Chị Đoàn liếc xéo anh Tồn một khắc rồi lên giọng đáp:
- Ừ! cái đó còn xét lại đó ông. để chốc nữa tôi kể chuyện chị Muông cho mà nghe, rồi ông sẽ tự hiểu, đàn ông các ông quỷ quái lắm!
Anh Tồn đứng dậy bước qua tắt hẳn cái TV rồi kéo ghế nơi bàn ăn ngồi đối diện với chị Đoàn, anh nhỏ nhẹ phân bua, giải thích:
- Bà đừng vơ đũa cả nắm động chạm đấy. Tôi còn có vài năm nữa nghỉ hưu. Nhân lúc này công việc sở không quá bận nên tôi muốn xin nghỉ "vacation" một lèo năm tuần lễ để về thăm Việt Nam đó mà. Ở đây giá cả món gì cũng rẻ nên mới ở lâu được. Hơn nữa tôi muốn có dịp đi thăm hết bà con xa gần, bạn bè thân sơ ở dưới tỉnh và những nơi hồi xưa tôi dạy học để biết có gì thay đổi không. Hồi năm kia chúng ta chỉ ở Saigon hai tuần lễ. Còn những chuyện không tiện nghi trong đời sống hàng ngày như rác rến, bụi bặm, xe cộ đổi tên đường, khạc nhổ vv.... tôi chịu đựng được mà.
Nét mặt chị Đoàn bỗng đỏ lên như cái đầu con gà trống đá. Chị nói một hơi dài có vẻ bực tức. Chị xổ hết ra một lần cho đỡ ấm ức:
- Ông nói vậy nghe được đó à! Ông qua đây đã mấy chục năm, làm đủ nghề rồi mà lúc nào cũng mơ, cũng nhắc đến chuyện dạy học hồi xưa. Thầy giáo gì ông bây giờ nữa. Thầy giáo là "tháo giầy" đấy rồi nhảy lên giường với mấy con đĩ đó. Ông cứ đòi đi nghỉ hè ở VN, làm sao tôi biết được "ma ăn cổ". Chú Út tôi có kể lại hồi mấy năm trước chú về thăm Saigon, chú đãi bạn bè, bà con đi ăn nhà hàng. Họ dẫn tới tiệm ăn gì chú không nhớ tên. Chú nói khi ngồi ăn hai tay chú không cần cầm đũa, bưng chén mà thức ăn cứ được đưa vào miệng. Ly bia cứ cạn lần. Tôi thắc mắc vào sở hỏi chị Tâm, chị ấy bảo: "Có vậy mà chị nghĩ không ra à! Sao chị chậm tiến quá vậy. Tôi đoán chú chị ngồi giữa hai con tiếp viên chứ gì.... chúng nó đút thức ăn vào miệng cho, bưng ly bia đưa tận môi. Dĩ nhiên là hai tay chú rảnh làm sao chú không khỏi sờ đùi, sờ mông, nắn, bóp mấy con tiếp viên đó. Tụi nó cũng mong như vậy để chài mồi, dụ dỗ mà" Ấy, ông thấy không" Chú Út hiền như Bụt mà về bên đó cũng bị mấy con quỷ sa tăng cám dỗ. Huống chi ông đã ở lính hơn chục năm rồi, không thành quỷ cũng thành tinh. Tụi nó đưa ngón nghề ra thì ông chỉ có chết hay bị thương thôi. Tôi thì "phòng bệnh hơn chữa bệnh" tôi không phải là kẻ để "mất trâu rồi mới làm chuồng". Còn nữa, chị Muông bạn tôi ở Ahambra mà ông cũng biết đó có bệnh đau lưng kinh niên. Chị đi hết ông bác sĩ chiropractic này đến ông tàu nọ, bẻ lưng, uốn cổ, nằm giường điện, châm cứu, giác hơi khắp nơi trong người rồi cũng có bớt đâu. Năm ngoái nghe bạn bè xúi dại khuyên nên về Saigon mướn các cô làm nghề tẩm quất họ "message" cho năm, bảy lần là hết, giá lại rẻ mạt nếu tính ra đô la thì mỗi lần chỉ tốn năm ba đô là sang quá rồi. Chị không dám đi một mình, chỉ lại phải nhờ anh Muông dẫn đi. Về tới Saigon anh Muông cũng than là đau lưng vì ngồi máy bay lâu quá. Chị Muông nhờ người gọi hai cô tẩm quất về nhà bà chị (nơi anh chị Muông tạm trú) để đấm bóp luôn cho hai vợ chồng. Trong phòng ngủ rộng có tấm màn dày ngăn cách hai cái giường. Ban đêm đèn ngủ mờ mờ, lúc đầu chị còn nghe tiếng đấm bóp lụp thụp bên giường anh Muông, sau không nghe gì nữa. Chị lấy làm lạ bước xuống qua giở tấm màng nhìn vào thì hỡi ôi! Con nhỏ tẩm quất mình trần như nhộng đang nằm ôm chặt lấy anh Muông, phần dưới nó chỉ mặc có cái quần lót. Chị Muông nỗi cơn điên lên, dựng đầu nó dậy và hùng hổ táng cho nó mấy bạt tai như trời giáng, mắng một trận, xong đuổi đi ngay. Nó về lấy giấy chứng thương rồi đi thưa công an là chị Muông vô cớ hành hung nó, nhục mạ nó, đánh nó có thương tích. Nó hành nghề tẩm quất có đóng "bảo kê" có "đóng thuế", có giấy phường, huyện cho phép. Thế mới rắc rối chớ, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Công an VC quận ba điều tra nội vụ, tụi nó biết tỏng anh chị Muông là dân Việt kiều thế có chết không chớ! Muốn êm cũng không phải dễ. Phải tính chuyện đi ngả sau cả công an lẫn gia đình con nhỏ tẩm quất. Cái nhà của anh chị bên này còn mấy năm nữa mới trả "off" nhưng phải bán tháo, bán đổ để chạy đó, ông thấy không" Bệnh đã không hết chỉ hết tài sản mấy mươi năm làm cu ly ở Mỹ dành dụm được. Hồi chạy VC trắng tay qua đây, vợ chồng lăn xã vô làm lao động mệt nghỉ, ký ca, ký cóp, không dám ăn xài, bây giờ cho cọp nó ăn. Đi làm không bữa nào là không xách cơm nhà theo sợ ra tiệm tốn kém quá. Mỗi lần xếp kêu làm "overtime" mắt sáng lên và không lần nào từ chối, lại còn mừng nữa. Hai vợ chồng tằn tiện tối đa mới có tiền "downpayment" căn nhà, bây giờ thì trắng tay rồi. Chị Muông có trách anh Muông sao anh làm vậy, ông nghe ảnh trả lời như thế này coi có tin được không chớ. Ảnh biểu con nhỏ đó đấm bóp hay quá! Mới có hai mươi phút mà anh đã thấy "phê" lắm rồi. Anh mơ mơ màng màng như phi xì ke, hồn cứ lâng lâng như lên tận chín tầng mây. Anh mơ thấy anh đi lạc vào động tiên và nằm ngủ nơi cửa động có em nằm bên cạnh đang ôm anh nên anh giang tay ôm lại đó. Anh nhắm mắt phiêu diêu nên đâu có ngờ đó là con nhỏ tẩm quất nằm cạnh nhưng nó tự lột trần từ lúc nào anh đâu có biết. Chi Muông đâu có khờ gì mà không đoán ra, anh có nhỏ to hứa hẹn tiền nong, yêu cầu điều đình gì với nó, bảo lãnh, giới thiệu gì đó, nên nó mới bạo như vậy chớ.


Đó ông thấy không" May mà có chị Muông nằm giường bên cạnh và phát giác kịp thời, không thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Giờ đây hai vợ chồng chị Muông như mặt trời, mặt trăng. Đi làm về thì mạnh ai nấy ăn, mạnh ai nấy sống, phòng ai nấy ngủ, cả tuần không nói với nhau một tiếng nào, đúng là chiến tranh lạnh. Sống như vậy có chán không chớ" Nghe nói chị Muông tính ly dị đó, bà con, bạn bè, con cái can gián dữ lắm mà chưa biết ngã ngũ ra sao nữa. Mấy đứa con anh chị Muông đã ra ở riêng từ lâu, không biết khi chia tay với anh Muông rồi chị Muông sống ra sao đây.
Anh Tồn yên lặng ngồi lắng tai nghe trông anh chán nản, bi quan, rồi chậm rãi nói:
- Bà đúng là "Việc người thì sáng. Việc mình thì quáng" chuyện chú thím Muông bà nhớ kỹ lắm, sao còn chuyện hàng tháng gởi tiền về giúp mẹ tôi ở Saigon bà hay quên nhỉ! Chú thím Muông mới năm mươi tuổi, còn trẻ, còn khỏe. Họ ly dị xong, nếu muốn họ có thể lập lại cuộc đời mới vẫn còn được kia mà. Hơn nữa cứ ai về Việt Nam thăm lại quê cha đất tổ, mồ mã tổ tiên, cưới vợ, gã chồng cho con, cho cháu, thăm viếng hay lo tang lễ cho cha mẹ, người thân cũng giống như chú Muông đâu. Năm nay tôi đã hơn sáu mươi rồi mà vẫn đi cày để trả tiền nhà còn nợ nhà băng. Nhiều khi lái xe qua bảng Stop hay đèn đỏ tôi quên không ngừng. Tôi biết tôi đã bắt đầu hay quên và yếu lắm rồi, ráng sống cầm canh, dọn mình chờ ngày Chúa gọi về chầu, đâu còn ham muốn thích thú gì nữa chớ. Mỗi lần bước lên bực cấp ở sở hay ở nhà này hai cái đầu gối kêu răng rắc, nó như muốn đi chỗ khác chơi, thân thể ngày càng dần dần rã ra giống chiếc thuyền nan trong cơn bão tố mà bà cứ tưởng tượng chuyện này, chuyện kia rồi đâm ra nghi ngờ, ghen bóng ghen gió chi tổ làm trò cười cho con cái, dâu, rểã, bạn bè, suôi gia, bà con và làm khó cho tôi thôi.
- Thôi! thôi ông đừng than vãn, bào chữa, lý luận một chiều như vậy. Hôm trước tôi có đọc đoạn thư văn dưới đây được "post" trên internet của ông Tâm Thắng nào đó nhắn tin: "Nhắn tin ông cụ hàng xóm đã quá tuổi hưu (68 tuổi) vừa về Việt Nam cưới bà vợ mới có 28 cái xuân xanh. Tháng trước vừa mời ăn mừng đón nàng sang thì tháng này lại báo tin nàng sinh con trai. Kẻ nhà quê phục quá bèn có bài thơ ca ngợi: "Nghe ông về nước cưới bà hai. Khiến kẻ nhà quê rất phục tài. Tháng trước đưa tin mừng đón vợ. Tuần này gởi thiệp báo sinh trai.... Đồng hương tấm tắc nàng sai nái. Bằng hữu hít hà bác đa tài. Nếu có thêm vui thì gọi nhé. Tụi này sẽ tới Bác lai rai. Tâm Thắng".
Nói xong chị Đoàn đắc chí nhìn anh Tồn nói tiếp:
- Đó ông xem, lúc nào tôi nói cũng có sách, mách có chứng đấy chứ.

*
Chủ nhật tuần rồi người viết hăm hở đến nhà anh Tồn tay ôm gói quà tính nhờ ảnh nhân dịp sắp đi Saigon nghỉ hè trao cho mẹ tôi. Tôi gặp ngay anh đứng tỉa mấy cành hoa hồng trước sân nhà. Tôi nói:
- Chào anh Tồn! chỉ còn mấy ngày nữa anh lên đường đi Saigòn nghỉ hè rồi nhỉ" Chúc anh chị thượng lộ bình an, vui vẻ. Hôm tháng trước anh có hứa giúp, nay tôi đem gói quà nhỏ này nhờ anh khi về đến Saigòn trao giùm cho mẹ tôi. Trong này chỉ có ít thuốc cần thiết thôi.
Anh Tồn ngước lên nhìn, tôi thấy nét mặt anh có vẻ chịu đựng và chán nản lắm, anh buồn bã nói:
- Xin lỗi anh Tám, tôi thất hứa với anh rồi. Tôi ngượng lắm. Mong anh thứ lỗi cho, đi Saigon gì nữa. Bà Hoạn Thư nhà tôi "canceled" hết rồi. Tôi chỉ còn chờ ngày đi Rose Hill hay Peek Family Park thôi.
-
Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,685,185
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.