Hôm nay,  

Cu Hưng

15/11/200400:00:00(Xem: 150647)
Người viết: JANE NGUYỄN
Bài số 653-1194-vb7131104

Tác giả tên thật là Nguyễn THị Kiều Nhan, sanh năm 1956, đến Mỹ tháng 10 năm 1980, định cư tại San Jose. Sau khi tốt nghiệp Đai Học, vào làm hãng HEWLLET PACKARD ở Roseville , CA, khoảng 5 năm thì chuyển về San Jose tiếp tục làm đến 11 năm. Department của tôi bị bán cho hãng Dupont Photomask. (Chuyên làm về Wafer Fab). Hiện là Technical Customer Service Engineer được 6 năm. Tổng cộng 17 năm đi cày trên xứ Mỹ chưa dược hưởng mùi thất nghiệp. Nhưng khi sửa soạn gưỉ bài này đi thì ở sở đã tuyên bố bán cho hãng TOPPAN Photomask của Nhật. Chưa biết đơì sẽ ra sao"
Trong thư gửi giải thưởng Việt Báo bà cho biết Tôi rất thích đọc những mẫu truyện viết về nước Mỹ. Càng đọc tôi càng bị lôi cuốn. Nhiều lần tôi định viết, nhưng rôì cứ ngần ngại. Nhân Lễ Lao Động vừa qua tôi ghé vào tiệm sách mua tất cả các Tuyển Tập Viết Về Nước Mỹ. Sau khi đọc hếtù, tôi đã quyết định viết. Và đây là bài viết đầu tiên của tôi.

*
Cu Hưng theo Bố Mẹ vượt biên vào lúc cháu vừa mơí lên ba tuổi. Chúng tôi rơì V.N. vào một buôỉ sáng đúng ngày sinh nhật của Cu Hưng (23/08/1980). Sáng hôm đó trơì mưa tầm tã, Ba tôi và chú Thanh bạn thân của Ba tôi đã tiễn đưa vợ chồng tôi cùng Cu Hưng ra bến xe Xa Cảng Miền Tây để đi Rạch Giá, lên tầu vượt biên.
*

Cu Hưng khi vừa mơí sanh ra đã được Cụ Nôị rất cưng chìu. Vì tôi lấy chồng ngươì Bắc , nên đúng ra gọị là Ông Bà Cố Nôị (kêu theo ngươì miền Nam) nhưng ngươì Bắc goị là Cụ Nôị.
Ông Bà Nội chồng tôi chỉ có hai ngươì con trai. Bố chồng tôi là anh cả làm Bộ Ngoaị Giao trứơc năm 75 nên đã ở bên Nhật đến ngày mất nước thì kẹt ở laị. Sau 75 thì qua Mỹ. Còn chú chồng tôi là sĩ quan không quân đã di tản cùng gia đình và mấy cô em chồng trong những ngày cuôí tháng tư 75. Chỉ có chồng tôi chẳng biết lý do gì -ham chơi hay mắc nợ tôi- mà kẹt lạị để rôì chúng tôi gặp nhau và lâý nhau năm 76.
Hai Ông Bà Cụ thật sự rất buồn và cô đơn. Từ ngày tôi lấy chồng về ở cạnh Ông Bà Cụ vui hơn được một chút. Mặc dù trong lòng lúc nào cũng hướng về bên kia Thái Bình Dương, ở nơi đó có hai ngươì con trai yêu thương của Cụ. Bạn bè tôi ai cũng bảo là ngươì Bắc rất khó. Nhất là hai Ông Bà Cụ nhà này thì khó nôỉ tiếng ở đường Thoạị Ngoc Hầu ngày xưa. Vậy mà sau một thơì gian sống bên hai Cụ rất là thương và quý mến tôi. Vì tôi hiểu rõ nôỉ lòng và sự đau khổ của hai Cụ khi mà đất nước chia đôi. Năm 1954 bỏ xứ sở lặn lôị vào Nam . Đến 1975 hai ngươì con trai laị một lần nữa bỏ nước ra đi. Tôi rất thông cảm những sự khó chịu, buồn bực của hai Cụ nên tôi rất chìu và chịu đựng.
Năm 77 thì Cu Hưng ra đơì.
Hai Cụ Nội là ngưoì cưng chiù Cu Hưng nhiêù nhất. Ngày tôi sanh Cu Hưng ở bệnh viện Saint Paul Sài Gòn. (Sau này tôi được biết đôỉ thành bệnh viện Mắt) Ông Bà Cụ tuôỉ đã già, sau ngày giaỉ phóng rất ngaị đi ra đường . Vì ông Cụ trước kia làm Chánh Tổng ở ngoài Bắc. Nên sau ngày giaỉ phóng Ông Bà Cụ rất sợ V.C. Vậy mà ngày cu Hưng ra đơì, Ông Bà Cụ đã đón xích lô để đi thăm chắt. Ngày đón cu Hưng từ bệnh viện về, Ông Cụ nóí vơí cả nhà là Cụ sẽ đứng chờ trứơc nhà để đích thân bồng chắt Hưng vào nhà. Hình ảnh này có lẽ mãi mãi tôi sẽ không bao giờ quên.
Còn phần Bà Cụ Nôị thì ở phòng kế bên, ngày nào cũng qua để ngắm chắt Hưng, và cứ noí lẩm bẩm một mình: Giỏ nhà ai, quai nhà nấy!.
Cu Hưng được nuôi lớn bằng sữa Mẹ nên rất sổ sửa và dễ thương, bình thường rất ngoan, chỉ có chơi, bú no và ngu. Lúc Cu Hưng đúng ba tháng thì một buôỉ chiều cuôí tháng 12 gần Lễ Giáng Sinh, Cu Hưng bị lên cơn sốt, bỏ bú, khóc hoaì. Suốt đêm, thấy con cứ khóc, cơn sốt laị càng cao hơn, tôi chỉ biết đắp đá để cho giảm cơn nóng. Tôi bắt đầu lo sợ.
Lúc đó tôi vừa đúng 21 tuôỉ. Mẹ thì mất sớm, Mẹ chồng thì không có bên cạnh, Bà Nôị chồng thì quá lớn tuổi. Sự lo lắng của các Cụ đều cho là có ai quở hay tà ma gì đó!
Sáng sớm hôm sau, tôi laị thấy trên tay, trên đùi của Cu Hưng nôỉ lên những vết bầm tím nhỏ ở vài nơi. Tôi biết là có điều chẳng được bình thường trong ngươì của thằng bé. Phản ứng tự nhiên của ngươì Mẹ tôi vôị bế Cu Hưng trở vào Bệnh Viện nơi tôi đã sanh Cu Hưng. Mặc dù sáng hôm đó chồng tôi trước khi đi làm có dặn tôi là Nếu con không bớt thì đem ra trạm Y Tế ở Phường!.
Mặc dù trước đó bất cứ chuyện gì tôi cũng nghe theo lơì chồng tôi. Nhưng lần này tôi đã không nghe và chỉ làm theo phản xạ tự nhiên của một ngươì Mẹ. Bơỉ vì thơì đó mà đi ra xếp hàng chờ Y tá Phường khám thì có lẽ Cu Hưng đã bỏ mạng rôì.
Khi đến Bệnh Viện Saint Paul, Bệnh Viện này sau ngày giaỉ phóng vẫn còn sót laị vài bà Sơ cũng như Bác Sĩ giỏi. Nhưng bị điều hành dươí chế độ CS nên thủ tục đầu tiên vẫn là tiền đâu để đặt cọc trước khi nhập viện. Đưa vào BS khám thì lúc đó những vết tím nho nhỏ bắt đầu nôỉ nhiều hơn từ lúc còn ở nhà. Thế là BS nói vơí tôi Cần chuyển qua BV Nhi Đồng gấp. Tôi tay bế con, tay xách túi đồ, hai hàng nước mắt cứ rơi, bước vôị xuống cầu thang mà bước đi không vững, số tiền đặt cọc cho BV cũng quên biến. Cứ chạy đi như ma đuôỉ. Đón Taxi đưa qua BV nhi đồng. Tôi cứ chạy vào mà không cần biết những ngươì đang xếp hàng chờ khám bệnh. Gặp mặt một vị BS trẻ, tôi ôm Cu Hưng vừa khóc vừa năn nỉ nói BS hãy cưú cháu, vì BS ở bên BV Saint Paul đã bó tay rôì. Cũng may gặp một vị BS trẻ và gioỉ, cũng là những BS của thơì mình trước giaỉ phóng nên cũng còn chút lương tâm và tình ngươì mà cho tôi đem Cu Hưng váo khám ngay không cần chờ đơị. Sau khi khám xong vị BS này nói vơí tôi thật vắn tắt là Bệnh sốt xuất huyết đã nhanh mà bệnh này còn nhanh hơn sốt xuất huyết nữa. Tôi mơí hoỉ laị là Bệnh gì thưa BS " Ông ta còn chưa muốn nói mà chỉ ngập ngừng noí là Bệnh này mơí vừa bộc phát hơn một tháng nay. Đó là bệnh nhiễm trùng màng não cầu. (Sau này sống ở bên Mỹ tôi mơí biết thêm bệnh này bên đây goị rất ngắn gọn Viêm màng não - Meningitis Disease). Và ông ta cấp tốc cho chuyển Cu Hưng lên lầu ba.
Ở đây một lần nữa tôi may mắn gặp được một BS gioỉ và rất tận tình. Ông ta đã nhanh chóng lật úp Cu Hưng xuống để lấy nước tủy xương sống đem đi thử nghiệm. Sau đó bắt đầu chích những mũi thuốc trụ sinh, vì Cu Hưng quá sổ sưả nên không thể tìm được gân để vào nước biển, cuôí cùng BS đành phaỉ kim nước biển vào cái đầu nhỏ bé của cháu.
Trong lúc đó tôi vôị chạy ra ngoài để tìm những ngươì đi thăm bệnh năn nỉ họ ghé nhà để báo tin cho Ông Bà Cụ Nôị và chồng tôi hay. Vì lúc đó làm gì có điện thoaị cầm tay hay cầm chân như bây giờ. Tôi luôn có bề trên phù hộ. (Đó là lơì trong sách tử vi về cuộc đơì của tôi). Ngươì này đã ghé ngang nhà tôi để báo tin. Chừng nửa tiếng sau thì thấy Bà Cụ Nôị và chồng tôi đến, Bà Cụ lưng thì còng, chân thì yếu đã có mặt trước phòng cấp cứu của Cu Hưng, hai bà cháu ôm nhau mà khóc, mà khấn Trơì, khấn Phật.
Trước khi chuyển Cu Hưng về phòng bệnh thì BS có gặp tôi và nói như thế này. Bệnh này nếu qua được 24 tiếng thì khoỉ, còn nếu không qua thì coi như xong. Tôi nghe như sét đánh ngang tai. Như vậy thằng bé còn nằm trong tay tử thần cho đến 24 giờ đồng hồ. Buôỉ tôí hôm đó là 24/12/80. Mẹ con tôi phaỉ ở laị trong BV, trong khi bên ngoài moị ngươì đang nô nức đi xin Lễ để đón mừng Chúa ra đơì. Còn nôỉ đau buồn nào hơn. Đến khoảng 2 giờ sáng ngươì ta đưa vào một bé gái khoảng 14 tuôỉ đã hôn mê, miệng vẫn còn rao Ai mua trà đá không". Tôi nghe mà thấy thật đau lòng. Sau đó chừng hai tiếng tôi đã thấy nhân viên BV chạy hôí hả đẩy ra một chiếc xe vơí khăn trắng đã phủ trên ngươì cô bé. Tôi thở dài! Thế là xong một kiếp ngươì bạc bẽo.
Vì mắc phaỉ bệnh này mà ở nhà chẳng ai biết. Cứ để con bé tiếp tục đi bán trà đá, cứ tưởng con bé bị nhức đầu bình thường và cảm sốt nhẹ, đến khi con bé bị hôn mê mơí đưa vào BV thì đã muộn rôì. Trong phòng bệnh hôm đó Cu Hưng là bé nhất, mơí có ba tháng tuôỉ, còn laị tất cả là từ 8,9 tuôỉ trở lên. Thế là thuốc thấm, sáng hôm sau BS trở laị khám thì báo tin vui cho tôi hay là Cu Hưng đã thoát cơn nguy hiểm rôì. Mẹ con tôi ở laị khoảng hai ngày sau thì được xuất viện. Đây là căn bệnh lạ đến vơí Cu Hưng mà trong suốt đơì này nó vẫn cứ ám ảnh theo tôi mãi.
Khi Cu Hưng lên 2 tuôỉ, Cụ Bà môĩ ngày đi chợ đều mua quà cho Cụ Ông và chắt Hưng. Cu Hưng lớn lên trong sự thương yêu và chìu chuộng của hai Cụ. Quần áo lúc nào cũng có đồ đẹp gưỉ về từ bên Mỹ do Ông Bà Nôị và các cô chú gưỉ về. Ngủ thì lúc nào cũng có cái quạt trần quạt phe phẩy ở trên nôi. Vậy mà ngày ra đi, tôi đã phaỉ cho Cu Hưng mặc đồ cũ và xấu xí để xuống tàu. Lúc đó tôi mơí vừa 24 tuôỉ. Cái tuôỉ đó thật ra ở VN vẫn còn khờ khạo lắm, lấy chồng rôì chỉ biết sanh con, ở nhà lo chăm sóc chồng con, đi chợ, nấu ăn là hết. Nhất nhất chuyện gì cũng chồng lo. (Đâu như bây giờ ở Mỹ nhất nhất chuyện gì cũng tôi lo, từ chuyện ngoaì đường đến trong nhà chuyện gì cũng phaỉ biết hết.)
Hai chữ vượt biên sau 75 rất quen tai đôí vơí tôi, nhưng tôi không thể hình dung hay tưởng tượng được ra như thế nào. Buôỉ chiều đến Rạch Giá, vợ chồng tôi còn đi lẩn quẩn trong chợ để giết thì giờ, đến tôí thì chúng tôi đi bộ từ từ vào nhà của chủ tàu qua sự dẫn dắt của Cụ Châu Tiên. Vừa bước vào nhà , tôi đã vô cùng sửng sốt khi thấy 4 tên CA áo vàng đã ngôì uống trà vơí vợ chồng chủ tàu.
Sau đó chúng tôi từng ngươì một bước lên gác xép, khi lên đến trên gác thì tôi laị thấy 2, 3 anh Haỉ Quân VNCH đang nằm bẹp trên gác, tay vắt lên trán có lẽ cũng đang hôì hộp như tôi.


Đêm xuống, bà chủ tàu kêu tôi ra căn dặn vì tôi có con nhỏ, bà ta nói Nếu trên đường đi lỡ gặp tuị CA biên phòng mà thằng bé của cô nó khóc bắt buộc chúng tôi phaỉ nhét giẻ vào mồm hoặc nếu cần thì hy sinh luôn! Nghe đến đây tay chân tôi bủn rủn. Cu Hưng là nguồn sống của đơì tôi. Là đứa con trai đầu lòng tôi rất là thương yêu. Nhưng bây giờ thì có thể làm được gì khi mà đã leo lên lưng cọp. Thôi thì mặc cho số phận đẩy đưa.
Khuya đến họ kêu đàn ông xuống tàu trước, đàn bà con nít xuống sau. Đến phiên tôi bồng Cu Hưng xuống hầm tàu thì trơì tôí thui, chẳng có một ngọn đèn nào, chỉ mò mẫm tuột đaị xuống cầu thang. Xuống đến nơi, thấy từng ngươì ngôì co ro như cá hộp. Vì trên mui tàu họ để đầy nước đá để ngụy trang là tàu đánh cá.
Khi tàu bắt đầu đi qua cửa công an biên phòng thì trên mui tàu họ đang lục xét. Tàu ngưng ở chỗ này rất lâu. Dươí hầm tàu moị ngươì đều nín thở, và đổ mồ hôi hột. Cu Hưng ở nhà thì ngủ có quạt máy quen rôì, nóng chảy mồ hôi kiểu này làm sao chịu nổi. Phần thì thuốc ngủ cho Cu Hưng uống từ lúc mơí xuống tàu bây giờ đã tiêu tan mất rôì, nên Cu Hưng bắt đầu khóc ré lên. Tất cả 63 ngươì đang nín thở. Nghe tiếng Cu Hưng khóc ré đã có anh chàng trẻ tuôỉ tên Chân đến nhét giẻ vào mồm thằng bé (sau này tôi được biết anh em Chân, Chính rất thành công bên đất Mỹ này, đang dạy đàn piano ở San Jose).
Tôi ôm Cu Hưng, nhìn miệng con bị nhét giẻ, mà hai hàng nước mắt cứ tuôn, tim như muôí xát. Cu Hưng bị nhét giẻ lâu quá có thể sẽ bị ngộp thở mà chết trên tay tôi. Lúc đó tự nhiên tôi nghĩ đến Mẹ tôi mà khấn thầm -Má ơi! Nếu có linh thiêng phù hộ cho chúng con được bình an vô sự Có lẽ nhờ lòng thành được Trơì Phật linh thiêng cứu độ, hay vì chủ tàu đã đút lót đủ cho bọn CA nên để tàu chúng tôi đi tiếp tục. Cu Hưng bình an.
Tầu ra được hải phận quốc tế, suốt 5 ngày 4 đêm, tôi không ăn uống gì chỉ oí ra mật vàng, mặc cho các ông, các bà đi qua , đi laị đá vào ngươì tôi, kêu tôi dậy tát nước vì tàu bị nước biển tràn vào. Suốt thơì gian này Cu Hưng hoàn toàn là do chồng tôi lo lắng và săn sóc.
Rất may, đúng cơn nguy khốn nhất, tàu chúng tôi gặp được chiếc tàu S.S.Akura (thuộc tổ chức Food for the Hungry tuần tra trên biển đông cứu giúp thuyền nhân). Tầu Akura đang trên đường về Singapore để sửa tàu thì thấy tàu của chúng tôi đốt lửa ra hiệu cứu nguy, nên đã ghé và vớt chúng tôi lên. Nếu như hôm đó không gặp chiếc tàu Mỹ này thì có lẽ giờ này tôi không còn hiện diện ở nơi đây để ghi laị những giòng này.
Đến Singapore, miệng mồm Cu Hưng bị sưng vù, mặt mày tím hết, nhìn con đau xót, nhưng vẫn cám ơn Trơì Phật chúng tôi đã bình an đến được Thiên Đàng của traị tị nạn. Vì khi chúng tôi được phái đoàn dẫn đến cửa traị ở Singapore thì moị ngươì ra đón và nói là Chúc mừng đã đến được Thiên Đàng của traị tị nạn. Chúng tôi ở Singapore chỉ đúng có ba tháng thì Bố chồng tôi baỏ lãnh qua Mỹ.
Máy bay đưa chúng tôi đến phi trường Sanfrancisco vào một buôỉ tôí cuôí tháng 10 của 24 năm về trước. Từ trên máy bay nhìn xuống, tôi không thể tưởng tượng được là nước Mỹ đẹp và vĩ đaị đến thế.
Chúng tôi ở laị San Francisco 2 ngày đến ngày thứ sáu thì Bố chồng tôi đưa chúng tôi về Sacramento nơi Mẹ chồng và em chồng tôi ở. Đến Sacramento buôỉ tôí 30/10 đúng đêm Halloween của Mỹ, vừa bước vào nhà, gặp mấy cô đang hóa trang ma quỷ, cu Hưng sợ quá khóc thất thanh vì không biết mình đang đến hành tinh nào sao mà thấy kỳ quá. Lúc đó, Cu Hưng nói tiếng Việt còn ngọng nghịu.
Rôì chúng tôi cũng phaỉ bắt đầu hôị nhập vào đất Mỹ. Trước khi vào khoá mùa Xuân ở Đaị Học, chúng tôi môĩ tôí vẫn phaỉ đi học ESL trước, mặc dù ở VN vợ chồng tôi đã học ở Đaị Học rôì, nhưng qua bên này moị thứ đều mơí lạ, chưa kể Anh Văn laị là sinh ngữ chính ở đất nước này.
Ngày vào trường Đaị Học ở Sacramento là trường American River College. Ở nơi này tôi laị càng ngạc nhiên hơn khi bước vào trường Đaị Học ở Mỹ có đủ moị tầng lớp, già có, trẻ có, sồn sồn cũng có, và đủ moị sắc dân. Bên cạnh là nhà trẻ để gưỉ con nhỏ vào. Tất cả đều sẵn sang và đầy đủ, chỉ còn chờ ở sự chịu khó của mình mà thôi.
Và dĩ nhiên Cu Hưng sẽ phaỉ gưỉ vào nhà trẻ ở đây. Ngày đầu tiên chồng tôi đưa Cu Hưng vào gưỉ thì Cu Hưng sợ haỉ khóc thét lên kêu Bố ơi! Cho con về vơí Cụ Nôị! Những lơì ngây ngô này đã đánh thức laị vợ chồng tôi nghĩ về Quê Hương bỏ laị. Nơi đó có 2 Ông Bà Cụ già trên 70 đang không biết cháu và chắt đã đến nơi nào. Vì khi ra đi chúng tôi không dám một lơì từ biệt.
Tại nhà giữ trẻ, con nít sau khi bỏ tã là phaỉ mặc quần lót. Cu Hưng khi đến nơi này cũng phaỉ làm như vậy thôi. Những ngày đầu vì còn bỡ ngỡ vơí ngươì lạ, ngôn ngữ mơí nên Cu Hưng càng sợ và cứ tiêu tiểu ra quần. Nhưng rôì chỉ hơn một tuần sau thì khác hẳn. Vơí sự chăm sóc có phương pháp, cưng chìu con nít, Cu Hưng đã hòa nhập thật dễ thương và nhanh chóng vơí mấy cô giáo Mỹ.
Mặc dù cuộc sống tại Mỹ thật đầy đủ, Bố chồng tôi vẫn luôn dạy chúng tôi là ở bên này phaỉ tập cho con nít biết cực khổ. Càng cưng, càng chìu sẽ dễ làm hư chúng. Tôi bây giờ vẫn còn biết ơn về Bố Mẹ chồng tôi đã rất kỹ lưỡng dạy con cháu cách sống ở xứ Mỹ này.
Rôì Cu Hưng lớn lên theo giòng đơì ở nước Mỹ. Vào Trung Học, vợ chồng tôi mua cho cháu một chiếc xe cũ khoảng mấy trăm đô, để Cu Hưng có thể tự lái đi học.
Cu Hưng vơí chiếc xe cũ hư lên, hư xuống, nhưng không bao giờ về than phiền vơí chúng tôi điều gì. Lúc đó Cu Hưng đã có thêm một em trai rôì nên có trách nhiệm đưa đón em đi học môĩ ngày. Có hôm Cu Hưng đi học về có lẽ vì bực mình chiếc xe cũ, nên đã than vơí tôi Mẹ ơi! Con bực chiếc xe này lắm đó, nó cứ chết máy giữa Freeway hoài! Tôi nghe con noí vậy cũng rất buồn và thương con. Nhưng ở thơì điểm đó chúng tôi chưa đủ khả năng. Đành hứa là sẽ mua cho con xe mơí nếu như con được vào bất cứ trường UC nào.
Cuôí cùng thì Cu Hưng cũng đã được vào UC, rôì như đã hứa chúng tôi mua cho con chiếc xe mơí như là phần thưởng những ngày ngoan ngoãn cố gắng học của Cu Hưng.
Ngày đầu tiên vợ chồng tôi đưa Cu Hưng lên nôị trú ở UC Riverside, đó là lần đầu tiên vợ chồng tôi xa Cu Hưng. Sau khi dọn đồ đạc, sách vở vào phòng, vợ chồng tôi ra xe lái trở về và cả hai chỉ biết buồn trong im lặng. Cứ quay laị nhìn bóng con khuất hút.

Rôì thì cũng xong, Cu Hưng đã hoàn tất xong 4 năm Đaị Học. Ngày lễ ra trường của Cu Hưng có sự hiện diện của Bố Mẹ chồng tôi. Mặc dù đã lớn tuôỉ, laị thêm bệnh phong thấp, vậy mà hai ông bà đã không ngaị đường xá xa xôi, đã lái từ San Francisco đến Riverside để dự lễ ra trường của cháu nôị đích tôn. Đó cũng là hình ảnh làm tôi rất cảm động và vô cùng cảm kích về Bố Mẹ chồng tôi. Bố chồng tôi rất thích khuyến khích các con cháu học hành, cho nên bất cứ một lễ ra trường nào của con cháu đều có mặt hai Ông Bà.
Trở laị chuyện Cu Hưng, mặc dù bây giờ ở nơi này không còn ai goị cái tên dễ thương đó nữa. Bơỉ vì Cu Hưng đã có cái tên Mỹ là Henry. Uống sửa Mỹ, ăn bơ Mỹ, còn chơi Tennis, Bassket ball nên cu Hưng rất cao và to con.
Cu Hưng ra trường trở về ở chung vơí chúng tôi và bắt đầu đi làm. Chim bây giờ đã mọc lông và mọc cánh, có thể rơì bỏ chúng tôi bất cứ lúc nào. Tôi bắt đầu lo sợ cho viễn ảnh con sắp sửa phaỉ rơì xa mình. Ở xứ Mỹ này, càng về già mình càng thấy cô đơn và lạc lõng. Cu Hưng có rất nhiều bè bạn Mỹ, bạnViệt cứ chọc là lớn to xác rôì mà sao còn ở chung vơí bố mẹ. Tôi biết là Cu Hưng có đủ khả năng ra riêng bất cứ lúc nào, nhưng vì thấy tôi buồn nên vẫn còn cố gắng ở laị để làm tôi vui. Có một lần Cu Hưng xin tôi ra ở riêng vơí bè bạn, tự nhiên tôi buồn, bỏ ăn, mất ngủ mấy ngày, thế là Cu Hưng vôị vàng mua hoa, mua card xin lôĩ mẹ.
Môĩ lần lễ Mother's Day tôi đều nhận được những tấm card của Cu Hưng viết vơí những lơì lẽ thật cảm động. Công nhận xứ Mỹ có nhiều điều rất hay, mà hay nhất là 2 ngày lễ giành cho Cha và Me. Dù ở nơi nào thật xa. Nhưng các con, dù đang bận rộn vơí đơì sống chạy đua ở nơi này nhưng vẫn và sẽ không thể nào quên được 2 ngày lễ đáng yêu và đáng kính này.
Hôm nay khi tôi viết những giòng này thì Cu Hưng đã vừa mua xong căn nhà mơí, và chuẩn bị dọn ra trong vòng vài tháng tơí. Lần này thì tôi thật sự đã biết là không còn giữ được Cu Hưng nữa rôì.
Mặc dù không giàu có gì nhưng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn các con đã trưởng thành trên xứ Mỹ này và đã nên ngươì như ý mình muốn. Có lẽ đó là niềm ao ước chung của tất cả những ngươì làm cha mẹ.
Tôi cám ơn nước Mỹ đã nuôi dưỡng tất cả những ngươì tị nạn. Đã có biết bao nhiêu ngươì Việt đã thành danh nơi xứ này. Sau khi xem xong cuốn video Muà Hè Rực Rỡ của Asia, thấy được hình ảnh những người Việt tài ba, tôi càng thêm hãnh diện về ngươì Việt của mình và càng thấy biết ơn nước Mỹ.
Bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của tôi được viết vào một ngày đầu thu. Xin coi đây là sự chia sẻ của ngươì mẹ nuôi con đã trải qua bao hiểm nguy thoát chết mấy lần. Bài viết này cũng để kính dâng hương linh Ông Bà Cụ Nội của cu Hưng, người suốt cả đơì hy sinh cho con cháu. Sau những năm tháng cô đơn tại quê nhà, hai cụ nay đã trở về vơí cát buị mà lũ cháu chắt về được để đưa tiễn hai Cụ. Sinh thời, hai cụ thượng cu Hưng biết bao. Biết được Cu Hưng, đứa chắt đích tôn mà Cụ Nội đích thân bồng vào nhà ngày nào nay đã trưởng thành, chắc hai cụ đã có thể mỉm cười bằng lòng.

Jane Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến