Hôm nay,  

Đám Cưới Ở Việt Nam

13/11/200400:00:00(Xem: 155764)
Người Viết: CHUNG MỐC
Bài số 650-1191-vb4101104

Tác giả Chung Mốc hiện đang cư trú tại Thủ Đức, Việt Nam, gửi bài qua một thân hữu chuyển đến. Trước 1975, tại miền Nam, ông là một nhà giáo, một huynh trưởng sáng giá. Bài viết của ông, như tựa đề, viết về đám cưới ở VN từ thời xưa tới thời nay, thời con gái Việt lấy chồng Đài Loan, chồng Việt kiều, theo cách nhìn của người trong nước.
*
Trong cuộc sống của con người, thường ai cũng lập gia đình. Hôn nhân là tất yếu. Nói đến hôn nhân phải có ngày đám cưới. Ít nhất cũng hai người, như Adam và Eva, Chúa chỉ là khách mời.
Chúng ta chắc ai cũng đã từng đi dự đám cưới. Đi để chung vui chúc mừng cho đôi trẻ, lại có dịp gặp gỡ hàn huyên cùng bằng hữu, những ai chưa có đôi có lứa càng khoái đi, vì ngoài các chàng phụ rể hào hoa, còn có "Nhiều cô áo mới, đôi môi hồng đi vui mừng người mà thầm mong chuyện tình duyên đôi lứa" (Nhạc vàng).
Họ sẽ chọc ghẹo, nhấm nháy nhau bằng thích.
Ở quê tôi, mùa cưới thường được sắp xếp vào dịp cuối năm. Việc mùa màng thong thả. Tiết trời sang đông lành lạnh, gió heo may mơn man trên má, mang theo hương lúa đang trổ đòng đòng, làm lòng người lâng lâng sảng khoái. Còn gì vui hơn khi được mời đi ăn đám cưới.
Hồi xưa đám cưới hai họ trai gái kéo dài mấy ngày. Trình tự bắt đầu từ nhờ mai mối, xem mắt, chơi nhà, đặt trầu, rồi mới định ngày cho bữa tiệc chính bên nhà gái, thường gọi là bữa ăn hỏi cả. Trên cổng hoa đề bảng Vu Quy. Tiệc này theo thông lệ, bữa chiều hôm trước bên trai sẽ đem tới một con nhắm (không kêu là heo, nghe hôi lắm). Không khí đám cưới bắt đầu nhộn nhịp: Hàng xóm kéo tới giúp việc, ầm ĩ tiếng heo kêu, kẻ giục nhau đi mượn bàn ghế, người hô chặt chuối, bẻ cành dừa, lá đủng đỉnh, dây leo, dây bòng bong để kết hoa dựng rạp. Tiếng mâm bát khua chạm nhau, rồi tiếng băm thớt, tiếng giã giò rộn lên. Mùi hành tỏi quyện khói theo gió lan xa, khêu gợi cồn cào những cái dạ dày của lực điền và con trẻ. Xế chiều, mọi người ngồi vào mâm cỗ, toàn những khuôn mặt thân quen, chẳng cần trịnh trọng khách sáo, giữ gìn ý tứ chi cả, mới đi giúp thôi mà, đã phải đám chính đâu. Hôm nay thực là bữa ăn ngon nhất, vì gọi vui là ăn cỗ sốt.
Xong bữa tối, dưới ánh sáng xanh mát của đèn măng xông, người ta tụm năm tụm ba, hát hò, tán gẫu, bầu cua cá cọp, từng bầy thiêu thân bay lượn như pháo bông. Một thoáng đã tới bữa ăn khuya rồi: Cháo gà cháo cá, thêm một chút gừng, nhúm hành hoa, rắc tiêu lên, làm tỉnh hẳn cơn buồn ngủ hay say rượu.
Trong bếp ngoài sân lại bập bùng rơm củi nơi những nồi thật lớn kê trên hai thanh sắt ấp chiến lược, mà hai đầu là những cục đá vuông thường dùng để kê táng cột.
Từ khuya mọi người đã tíu tít chuẩn bị cho bữa tiệc đãi khách hôm sau.
Nếu nhà trai trong cùng một xóm thì hay quá. Mãn tiệc Vu Quy, bà con lại hò nhau chuyển rạp. Bổn cũ soạn lại, chỉ việc thay bằng chữ Tân Hôn. Nhấp nháy đã có ngay một rạp hoa khang trang cho chú rể. Bữa tiệc hôm nay cũng vui như ăn hỏi cả. Chờ cho qua những lời chúc mừng ồn ào náo nhiệt, ai cũng đã có chút hơi men rồi, màn thú vị và gay cấn là hai họ đưa tiễn nhau. Ở vùng sông nước thường đưa đón dâu bằng đò máy đuôi tôm. Nhà gái đưa dâu sang, dự tiệc xong xin kiếu ra về. Bên trai bưng nguyên bàn nhậu, do chưa khẳm, mạnh ai cứ việc nhảy xuống tiễn. Về tới nhà gái bà con vẫn còn đang nhậu tăng hai. Mời lên hết, rồi lại xuống thuyền tiễn đưa, qua qua lại lại, cứ thế vừa tiễn vừa cụng ly, nói như quát vào mặt nhau -Chỉ sợ họ đánh lộn- thì phiền lắm. Tới khi những con nhạn là đà gục hẳn, màn này mới dứt, chứ không chắc họ tiễn nhau tới sang năm. Bởi thế mỗi bên chọn người đại diện, ngoài sự biết ăn nói ra, còn phải là tay cao thủ trong giới Lưu Linh.
Xong một đám cưới rồi, ai cũng mệt nhưng mà vui.
Ngày nay (Nãy giờ tôi kể chuyện ngày xưa) khó còn tìm được những hình ảnh, không khí đám cưới ấy nữa. Đã có những dịch vụ chuyên môn lo cho từ đầu đến cuối. Nhấc điện thoại lên là xong, tuỳ theo tài chánh của mỗi người mà có tiệc sang hay bình dân, miễn sao thùng tiền mừng có nhiều là tốt rồi. Bởi vậy mời nhau vẫn có chút so đo trong quan hệ trả vay.
Bây giờ chúng ta thường chê đám cưới ngày xưa có nhiều hủ tục như tảo hôn, thách cưới. Hai bên tới nhà nhau, chú ý từng chút để bắt bẻ từng hành vi, lời nói của bên kia, thế nhưng dù mình đang ở thế kỷ 21, có nhiều cái vẫn lập lại như thường:
-Lấy nhau khi còn quá trẻ (ở xóm tôi con gái trên 20 đã đươc phong lên làm Thượng Sĩ). Chưa kể tới những sai lầm khi nhận định về nhau, chỉ nói cái việc nuôi con khi còn ở tuổi vị thành niên cũng đã mệt. Có một vị Linh Mục đã phải kêu lên:"Con gái mới 15, 16 tuổi, có người tới hỏi thì đã thích cuống quít lên, nuốt nước bọt ừng ực. Cưới xong chưa đầy chín tháng đã đẻ. Đêm con mẹ ngủ, đè cả tay lên con, con giãy đành đạch, mẹ chồng vào gọi mãi mới giật mình vạch vú đút lung tung. Bạ mũi đút mũi, bạ tai đút tai"!
-Nhà gái vẫn còn xin tiền chợ, nữ trang, mâm qủa vượt quá khả năng của nhà trai.
-Đãi tiệc dư thừa, lãng phí. Thế mà chưa có ai dám mạnh dạn làm giảm bớt, hay tiết kiệm đi, chỉ sợ người ta chê là bần tiện.


-Nghi thức, phát biểu dài dòng. Có người nói không được hay, nhưng nghĩ mình cao niên hay là trưởng tộc, khoái cầm micro, tranh được nói, nhiều khi trở thành trò hề.
Nhớ lại hồi đám cưới của tôi, bà bác bên vợ dẫn cô dâu ra trình diện rồi nói gì gì đó. Sau đó thay vì nói:"Cháu sẽ về làm tôi tiên tổ và làm dâu ông bà" thì bà quýnh qiúi nói:"Cháu về làm tiên tổ ông bà" Khi thấy mọi người cười ầm lên, bà lập bập chữa lại một câu cũng sai y chang như thế.
Vậy mà linh thật, bây giờ vợ tôi quả là "bà tiên tổ" của tôi rồi đó.
Có ông lại kính thưa quá nhiều, đại loại như:
Kính thưa, TRÊN có các cụ, DƯỚI có ...........)

Còn có những đám cưới rất khác thường: Đám cưới chui; Đám cưới đậm màu đen tối; Đám cưới mà cô dâu chẳng có một người thân.
Lâu nay bà con thường kháo nhau chuyện lấy chồng người Đài Loan, thật ra chỉ có một phần còn số đông hơn nữa là lấy chồng Trung Quốc.
Nhiều cô trốn về được kể rằng: Bên đó cũng nghèo thấy mồ thấy tổ, phải làm quần quật tối ngày. Đã lấy phải thằng chồng già khú đế, tàn tật thì chớ, nó còn bắt phải làm vợ cho cả mấy anh em nó nữa !!!
Lấy chồng Đài Loan thì được cung phụng tương đối đầy đủ hơn, nhưng có được mấy thằng làm giấy kết hôn chính thức đem về bên đó đâu, vì nó đã có vợ rồi, con gái xứ mình chỉ là vợ hai vợ ba thôi, để mỗi lần nó nghỉ hè thì qua đây khỏi phải ở khách sạn, mà được cơm no bò cưỡi đỡ tốn tiền, lại an toàn đủ thứ.
Đây rõ ràng là những cuộc mua bán qua trung gian các tú bà, cò mồi. Ngày nay họ đã lùng sục tới những vùng thôn quê hẻo lánh, các công ty, xí nghiệp có nhiều công nhân nữ thất thế, nghèo nàn để rủ rê, dụ dỗ. Năm ba triệu, một hai cây vàng tùy theo độ mướt. Xong! Bọn họ đem các cô về điểm chứa, tân trang, mông má lại. Cô nào đã lỡ dại thì có ngay chuyên viên may vá.
Khi có khách tới xem mặt, các em phải lên khuôn xếp hàng cho họ lựa chọn như mớ cá mớ tôm, lật qua lật lại sờ trên nắn dưới như mua con gà con vịt. -Ê chệ lắm! Tự ái dân tộc chẳng nói kỹ làm gì-
Nếu hai bên đồng ý thì sẽ có đám cưới ngay chiều hôm ấy. Cũng áo mão xiêm y, quay phim chụp hình, xâm banh nổ lốp bốp. Rồi, mau mau đưa về khách sạn, cánh cửa khép lại. Xong một đời con gái.
Không tính đến những cô gái đua đòi, chỉ thích ăn sung mặc sướng, tôi nghĩ chắc trong đó còn có nhiều mảnh đời phải hi sinh cho gia đình, như hoàn cảnh của Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha vậy.
Tôi có biết một trường hợp ngược lại vì đây là một đứa con trai: Là con nhà nghèo, mẹ dạy học, cha chạy xe ôm, lại sống trong xóm toàn những gia đình có người thân nước ngoài. So sánh thấy nhà mình nghèo khổ, thua thiệt đủ mọi mặt, nó tủi thân quyết tâm phải đi Mỹ bằng bất cứ giá nào, để gia đình có cơ hội ngóc đầu lên với thiên hạ. Tôi những tưởng nó dốc tâm học hành cho thật giỏi, đậu thật cao để được học bổng du học, ai dè nó nhờ một người đi đoàn tụ, khi qua đó ráng kiếm cho nó một em- Nhan sắc thế nào cũng được -Nếu có nó sẽ chịu lấy ngay.
Ai tìm thì sẽ gặp!
Họ đã kiếm được thật.
Cô gái Việt Kiều bay về VN. Ra đón ở phi trường, mẹ chồng tương lai tá hoả muốn xỉu, vì Việt Kiều này to quá, có lẽ đến hơn tạ rưỡi, như một bà Mễ xồn xồn vậy. Chỉ được cái miệng "nàng" cười rất tươi, vì thấy "chàng" đẹp trai quá xá, nhìn mết thấy rõ. Gặp nhau qua loa, vậy mà về nhà nó giục mẹ tiến tới gấp, hỏi cưới ngay. Mẹ nó hỏi: "Thế mày có yêu được nó không"". Nó đáp gọn lỏn:"Con hi sinh".
Hôm đãi tiệc cưới ở nhà hàng, mẹ nó không dám mời họ hàng, bạn bè. Cô dâu vô tư cười tí toét khoác lưng chồng, anh chồng cứ phải cong đít ra đỡ cánh tay cổ thụ, mặt xám xanh và đanh lại như gương mặt TT Bush khi tuyên bố tấn công Iraq.
Nếu ai hỏi: "Có con trai lấy vợ Việt Kiều hả" là mẹ nó oà lên khóc vì tủi thân và thương con quá.
Sáu tháng sau nó cũng đến được thiên đường mong ước là xứ Mỹ.
Không biết qua đó nó làm nghề gì, mà bây giờ thấy mẹ nó khác quá. Mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể đều đeo vàng tùm lum. Khi tôi hỏi thăm, bà cười toe: "Vợ nó có bầu rồi! Hay thật".
Bây giờ tôi lại kể về một người bạn Việt Kiều, năm nay đã trên 50 tuổi mà chưa một lần lấy vợ. Anh ta không thích phong cách gái nhiễm văn hoá phương tây, chỉ muốn về VN dể tìm nét dịu hiền, duyên dáng, thẹn thùng, e ấp của gái Việt -(Chỉ có lúc đầu thôi bố ạ, đừng tưởng bở, nó làm màu đó)- Nhờ tôi giới thiệu em nào vừa trẻ vừa đẹp lại có học thức để qua đó chồng khỏi phải nuôi ăn học.
Tôi cười thầm, vì thấy yêu cầu của bạn hơi cao. Vì ở VN bây giờ tuy trai thiếu gái thừa thật đấy, nhưng mấy em kha khá cả về nhan sắc lẫn học thức thì con trai bản xứ nó đã lựa hết rồi. Con gái đẹp vẫn còn nhiều lắm, nó tràn đìa ra đầy dẫy ở vũ trường, karaoke, massage, cafe đèn mờ và tiệm hớt tóc thanh nữ, hay ra đứng dựa gốc cây kinh doanh vốn tự có. Ông có dám đến đó chọn vợ không"

Bạn tôi ngắc ngứ.
Riêng tôi vẫn mong bạn và nhiều thanh niên khác, hãy tìm về hương đồng gió nội. Quê tôi còn nhiều thôn nữ yêu kiều, tóc thoảng hương chanh. Đừng lo những thôn nữ đó khi qua xứ Mỹ, người chồng phải nai lưng ra làm mà nuôi, vì chưng con gái quê tôi đã chứng tỏ rằng họ là những người sáng trí, đã phụ giúp chồng làm nên sự nghiệp và dạy dỗ con cái rất đàng hoàng.
Thuyền mơ đang tìm bến đậu
Hãy mau về làm đám cưới đi.

Chung Mốc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến