Hôm nay,  

Tình Người Việt Trên Đất Mỹ

07/11/200400:00:00(Xem: 116181)

Người viết: PHƯỢNG QUỲNH
Bài số 648-1189-vb8071104

Tác giả bài “Long Đong Tìm Việc Trên Đất Mỹ” đã phổ biến. Bà tên thật Đinh thị Quỳnh Giao, mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư năm 2004, hiện sống ở miền Đông. Sinh năm 1949. Truớc 75: Giảng Nghiệm viên Đại học Khoa học Saigon. Nghỉ Đại học khoa học năm 83 vì xin đinh cư Úc nhưng người bảo lãnh chết nên hồ sơ không thành. Sau đó lang thang bán cà phê vỉa hè, bán sơn mài, quản lý phòng máy computer cho một đại học tư thục... Sau đây là bài viết thứ hai của bà.

Năm 2000, tôi bị mất việc ở một đại học tư tại VN. Trước đó, tôi cũng đã nộp hồ sơ xin định cư Úc do con trai bảo lãnh. Ỷ y chỉ có hai con và cả hai đều đang định cư Úc thì mình sẽ đuợc ưu tiên nhất trong class Cha mẹ nên tôi không xin việc nữa. Mà có xin cũng khó khăn vì tuổi tác Một học trò chỉ cho tôi web trong nuớc vn3 để tôi có thể vào chơi mà không tốn tiền internet, chỉ tốn tiền điện thoại nội hạt (tức điện thoại trong nuớc).
Ngày xưa, từ năm đệ tứ, đang học Gia Long, tôi đã bắt đầu gửi bài đăng báo nhưng dấu nhẹm gia đình vì sợ bị la. Sau này lên đại học, tôi vẫn lai rai viết cho vài tờ với mục đích -tôi gọi là -kiếm tiền đãi bạn bè ăn bò viên! Sau 75, tất nhiên phải ngưng việc viết báo tài tử đó. Đến năm 98, tôi viết lại nhưng chỉ về đề tài giáo dục cho báo SGTT hay về Phỏng vấn xin việc cho báo NLD trong nuớc. Tôi không thể viết truyện tình cảm cho các báo sau 75 vì...ngôn ngữ của họ không phù hợp với tôi. Nhân vật của tôi -thích là Chàng hay Nàng! chứ còn họ thì Anh hay Chị dù là nói về những người trẻ..Và trên hết, họ thực tế, trăn trở và chẳng có cái lãng mạn như thời truớc 75!
Khi tham gia web vnn, tôi viết tuỳ bút kể truyện Saigon ngày xưa, thời tôi còn bé, trung học, đại học... Cả web..say sưa theo dõi Bà bà kể! Tôi khá nổi tiếng và đuợc nhiều thành viên, cả trong và ngoài nuớc mến. Đuợc hơn một năm thì ai đó rủ rê và tôi chạy qua web Đặc Trưng của hải ngoại. Tôi cũng đuợc nhiều netter tại đây thích. Họ ngạc nhiên, vì sao sống bao năm dưới chế độ CS mà tôi vẫn lãng mạn quá trời!
Một netter của Đặc Trưng,tham gia Hội Ái Hữu Gia Long ở Việt Báo online, đã kéo nguời Gia Long HLC về Việt Báo. Rồi từ đó, tôi lang thang vài web. Thuờng thì tôi gửi bài chứ ít có thời gian chat chit vì net tại VN chậm và còn đắt. Tuy vậy, tôi cảm thấy..phải tri ân người làm ra internet! Điều này đã giúp cho mọi người trên thế giới giao thiệp với nhau nhanh chóng và gần gũi..Nhất là giúp những người già..đang thất nghiệp như chúng tôi...vui khá nhiều. Chúng tôi quen nhau qua net, học hỏi đuợc nhau nhiều điều từ những bài viết trên net.. Tôi có khá nhiều bạn net. Những người ban đầu ảo mà sau thành Thật hết ráo !
Tôi sang Mỹ tháng 2 năm 2004. Chỉ mới qua, nghe giọng tôi, các bạn net vui mừng. Họ đã tổ chức buổi họp mặt với người Gia Long HLC thật dễ thương.
Tôi rời CA đến VA cuối tháng 3. Tại đây, chị Phương, nữ sinh Gia Long là người đầu tiên giúp đỡ tôi. Chị đến thăm tôi mà đem một gói quà lớn làm tôi hết sức cảm động. Quà có mỹ phẩm, dù, dép đi trong nhà..Chị đưa tôi đi họp để tập duợt hát cho ngày Mother's day và cũng là ngày Hội Gia Long Đông Bắc Hoa Kỳ tổ chức lễ hàng năm..Buồn cuời, tôi ngồi cạnh Trưởng ban Báo chí của Hội và không hề nhớ đó chính là người đã mail cho tôi xin bài! Làm sao nhớ đuợc khi..rất nhiều đặc san Gia Long xin! Thâm chí có lần cả Gia Long trong nuớc cũng xin mà tôi không để ý nên gật đầu tuốt. Sau này, Kim Dzung phone ' sao chị không báo cho em biết QG chính là HLC"" " làm sao chị biết đuợc chính là em"!"
Chị Phương đã ân cần trong mọi việc cho tôi. Cảm động nhất khi chị gọi phone cho cô bé chủ nhà nơi tôi sẽ đến coi trẻ! Chị nói:
-Hội Gia Long chúng tôi bảo đảm về con người của cô HLC. Chúng tôi đang muốn tìm việc gần đây để tiện đưa đón HLC đi họp hội Gia Long nhưng có lẽ là duyên giữa cháu và cô HLC nên cô LC đã nhận lời làm cho cháu.
Rồi chị dặn dò tôi :
-Em đừng mua gì cả. Cứ để xem tình hình đã. Mua chi cho phí tiền. Nếu sau này thiếu cái gì thì báo cho Phương hay.
Khi tôi báo đã ổn định nơi làm và cần computer thì chị:
-OK, nhà Phương có một cái nhưng có lẽ ông xã Phương sẽ đổi cái mới. Để Phương đưa cho LC.
Nhưng sau đó tôi đã order laptop và thôi không cần chị gửi nữa. Khi tôi cần tìm việc làm khác, chị cũng sốt sắng giới thiệu cho tôi vài chỗ..Khi tôi phải rời nhà mà tôi giữ trẻ chị Phương đã gửi gấm tôi đến ở nhờ nhà bạn chị. Chị đã đem thịt đến cho tôi ăn. Không bao giờ tôi quên đuợc ký thịt ấy. Rồi sau này chính chị lái xe đưa tôi đi làm thẻ làm việc và làm thẻ xã hội. Chị cũng chu đáo đem cho tôi áo lạnh khi thấy trời đã sang thu. Tôi đau tay, chị chở tôi đến chị kia để xoa bóp, hơ ngải cứu. Phương đã hành động đúng với tinh thần tương trợ mà Hội Ái Hữu Gia Long đã đề ra. Phương cũng đã hành động đúng trên cuơng vị tình người với nhau. Rằng người qua Mỹ truớc thì giúp đỡ người qua sau. Một trái tim lớn! Một tâm hồn đẹp đang vẫn cùng tôi, dìu tôi trên những buớc đầu bỡ ngỡ ở VA..


Một bạn net khác, anh TH, luôn gọi phone hay mail chia sẻ âu lo với tôi. Chính anh đã gửi gấm tôi cho anh Thế Linh ở VA để anh TL giúp đỡ trong giai đoạn đầu chưa biết lái xe. Thế Linh là người bạn khá tốt. Anh đã giới thiệu tôi với môt số người ở VA để họ tìm việc làm cho tôi.
Các bạn gái thì người gần gũi, chia sẻ vui buồn nhiều là Gia Long XH. Chính XH đã mua dùm card cho tôi khi tôi ở Dulles, không có điều kiện về khu Eden. XH phải ra Little Saigon mua card phone, mail cho tôi biết số acconunt để tôi gọi đuợc cho bạn bè, gia đình ở khắp các tiểu bang. XH luôn gọi phone để nghe tôi kể lể khúc nhôi...đời cô Lựu!
Nguời tiếp theo là cô Út TL. Cô Út là nữ sinh Trưng Vương. Cô thích văn tôi ở forum Gia Long tại việt Báo online và chị em kết nghĩa tỷ muội từ khi tôi còn ở VN. Cô quen tôi ở forum Việt Báo online. Cô Út đã lái xe đưa tôi đến Los xin visa sang Canada. Mất một ngày với tôi. Trên đất Mỹ, thời gian vô cùng quý báu mà Út đã lo cho tôi như thế.
Người thứ ba là MT. Một netter Dactrung. Em đã giới thiệu báo cho tôi cộng tác kiếm thêm tiền, việc làm cho tôi. Em đã nhắc nhở "chị phải ngưng ngay, không đuợc cố sức. Em đã hỏi bác sỹ. Nếu chị để tay cứng sẽ chữa trị rất lâu” may phuớc có MT chứ không tôi cứ cố làm thì tay sẽ bị tổn thương nặng hơn!
Một bạn net khác, SC thì tìm cách đưa tôi đi họp văn nghệ ở Boston. Em đã gửi sách cũng như CD nhạc cho bà chị nghe cho đỡ buồn..
Môt số bạn net khác thì giúp đỡ khi tôi cần một thông tin nào đó như mua cell phone loại gì, lắp net cable ra sao, thi lái xe thế nào...
Có những bạn net khác thân hơn. Thân vì từng là bạn cũ khoa học. Thân vì là..hạp nhau cái gì đó! Các bạn cũ khoa học ai cũng tốt với tôi cả. Không giúp về tài chánh đâu nhưng tình cảm đáng quý biết bao. Biết tin tôi sẽ về CA cuối tháng 10, các bạn Khoa học lại dự định tổ chức họp mặt lần nữa. Đáng tiếc là phút chót, tôi phải huỷ bỏ vì tay bị đau quá do làm việc hơi quá sức, phải đi Bác sỹ và đang chữa trị..
Có những bạn mới nhưng làm tôi vui nhiều khi bơ vơ trên VA. Tại CA, tôi có đông họ hàng và mọi người luôn quan tâm chăm sóc cuộc sống của tôi bằng những cú phone hỏi thăm nhưng ở VA thì lại chẳng có ai. Nên những bạn mới đã an ủi tôi rất nhiều. Tôi đã nũng nịu với anh cứ như mình còn bé lắm. Thật thú vị khi mùa thu, trời mưa buồn thấy mồ tổ mà nhận mail anh "anh sẽ đánh cái cửa kính đã làm em kẹp tay " ! Chả là tôi kể, buớc ra xe, tôi để tay vào khe hở của cánh cửa và ông anh họ vô tình cho kính kéo lên làm ba ngón tay gày guộc của tôi bị kẹp đau điếng! hay khi tôi muốn in hình thì anh ' cho biết máy in, anh sẽ gửi giấy và mực cho em.." Tôi thích lắm vì..tôi chưa lái đuợc xe nên rất nhiều cái cần thiết cho cuộc sống mà chịu chết, không làm sao đi mua đuợc! Thôi thì bạn net ở xa phải gửi cho vậy. Như cô bé Xí xọn đã gửi qua bưu điện cho tôi microphone! Hay Quỳnh va đã phải đưa tôi đi Walmart để mua áo mặc trong nhà vào mùa lạnh!
Lời cuối, tôi muốn dành cho một người đàn bà! Dì Tám thân yêu của tôi! Bà chính là chủ nhà - nơi tôi ở tạm trong khi chờ đợi tìm việc làm. Bà đã cho tôi dùng phone khá thoải mái để liên hệ với các nơi cần người giữ trẻ. Khi tôi đi làm thử ở nơi kia, về đến nhà, kêu đói bụng thì trong khi tôi tắm, bà đã để nóng cho tôi tô phở gà! Làm sao quên đuợc tô phở ân tình ấy" Các con trai gái của bà thật dễ thương. Họ trò chuyện vui vẻ. Chính một người con rể của bà, TH đã cho tôi mượn thẻ credit card khi TH install dùm tôi AOL vì Dell cho tôi đuợc dùng AOL free trong 6 tháng. Hết hạn free, TH và tôi cancel khá cực vì cả TH và tôi không còn giữ tờ giấy đã khai các information với AOL. Tội cho TH, đang bận bịu mà phải đến nhà tôi, cùng tôi làm việc hơn hai giờ mới cancel đuợc AOL. Dì Tám thì lúc nào cũng ân cần vui vẻ. Gọi phone hỏi tôi làm việc đuợc không, sống tốt hơn chưa, nhắc tôi lâu lâu ghé Dì Tám chơi. Khi tôi về, Dì Tám nấu bún cho ăn. Tôi hỏi tiêu, ớt ở đâu ( vì đã quên nơi để rồi!) thì Dì Tám mắng yêu:
-Con gái mới đi lấy chồng có vài tháng đã quên nhà cửa rồi!
Tôi phì cuời và nghe lòng ấm biết bao mà kể. Tôi đã ở trọ, đã ra đi -bây giờ về để nghe mắng yêu "con gái sao quên …""
Nhân chi sơ tính bổn thiện. Tôi tin như thế và tin rằng số người Việt tốt với đồng loại vẫn đông hơn số người xấu! Tình người Việt trên đất Mỹ, đối với tôi, vẫn là một chút gì để tôi nhớ, giữ rất kín, rất sâu trong trái tim nhỏ bé già cỗi của tôi!

Phuợng Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến