Hôm nay,  

Cơn Bão Lặng Thầm

19/10/200400:00:00(Xem: 236256)
Người viết: KAREN N. NGUYEN
Bài số 634-1174-vb2181004

Tác giả Karen N. Nguyen, trưởng nữ một gia đình H.O., hiện là pharmacist, làm việc và cư trú tại Virginia. Với hai bài đặc biệt “Chuyện Cấm Đàn Ông” và “Viết Cho Em Trai Tôi” cô là tác giả được trao tặng một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, 2003. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, về Cơn bão đình công trong đời sống tại Mỹ.
*

Thằng cha đó hà tiện khủng khiếp lắm, nó bị diabetes mà không ăn uống kiêng cữ gì hết, hôm nào tiệm bán chuối on sale 5lbs 1 dollar là nó mua mấy nải chuối ăn trừ cơm luôn. tụi nó nói là chuối ăn vào người sẽ hóa thành đường, đường cao thì có hại cho nó, mà nó có nghe đâu. Nó ăn chuối trừ cơm mấy ngày thì xót ruột, đau bụng, không đi làm được, tui với mấy người nữa làm thêm công việc của nó dù được trả overtime đi nữa nhưng mệt muốn chết luôn.
Chưa thấy chủ nào mà tàn nhẫn như vầy, bỏ đói con chó của mình cho đến nỗi con chó bỏ qua nhà hàng xóm xin ăn rồi ở lì luôn bên đó không chịu về, riết hàng xóm tội nghiệp phải xin lãnh nuôi luôn. Chó là con vật trung thành mà bỏ chủ mà đi là dư biết chủ nó tệ đến mức nào.
Hôm trước tui với nó nghỉ giải lao, hai đứa ra ngồi phía ngoài tiệm hút thuốc. Trời nắng chang chang, có một anh chàng mặc bộ đồ cũ mèm cầm mấy lá thư đến hỏi xem tụi này có tem thì bán cho mấy con để dán lên mấy cái bì thư gởi cho sở xã hội, tui đoán chắc là anh này ăn welfare. Cái bưu điện gần nhất cách tiệm cũng gần 2 miles, trưa nắng nhiệt độ gần 100 độ F, ai nấy nóng lè lưỡi, đi bộ mấy miles chắc ngất ngư con tàu đi luôn. Tui không có tem sẵn nhưng nó thì có trong bóp. Nó móc mấy con tem ra hỏi thằng cha kia có bao nhiêu tiền. Anh chàng thật thà nói có 2 dollars cần 3 con tem thôi. Mua trong tiệm phải mua luôn 20 con tem, 7 dollars 40 cents anh chàng nói mình không đủ tiền. Phải tui có sẵn tem, tui cho anh chàng mấy con thấy tội nghiệp. Đàng này nó lấy 2 dollars của người ta rồi bán cho anh ta 3 con tem, ăn lời quá mạng. Mình ngồi kế bên nó mà thấy xấu hổ còn mặt nó cứ trơ trơ tỉnh khô.
Bữa khác tui với nó ra ngoài cửa tiệm giờ nghỉ giải lao, tui thấy có tờ một dollar ai làm rớt kẹt ở dưới cánh cửa garage để xe của nhân viên. Nó nhìn theo hướng tôi nhìn, cũng thấy tờ bạc. Tui giả đò nhấc chân như chạy tới cửa garaga, mới nhấc cái chân lên thì nó nhanh hơn mình phóng tới cửa garage như tên bắn, nó chạy nhanh đến nỗi mất đà, tay nó quệt xuống đất trầy hết một mảng da, trầy vi tróc vảy chỉ vì một dollar.
Nó tên Mike làm ở bên quầy thịt chung với anh Lâm. Tiệm có mấy người Việt Nam, meat department cách pharmacy có mấy bước, lúc nào rảnh rồi tạt qua bên pharmacy và thấy Kim không bận thì anh Lâm dừng lại vài phút tán gẫu. Mike làm chung với anh Lâm mỗi ngày hai người đứng trong phòng lạnh có 58 độ F cắt không biết bao nhiêu là thịt từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối, làm chung với nhau bao năm rồi chứ vẫn không là friend với nhau được vì theo lời anh Lâm nói với Kim, thằng đó keo kiệt lắm, bủn xỉn quá không chịu nổi.
Vậy chứ dạo sau này, Kim thấy Mike có vẻ thân thiện với anh Lâm hơn. Khi hỏi anh Lâm sao dạo này mặt trời với mặt trăng ở bên meat department nói chuyện lại với nhau vậy kìa. Anh Lâm thở cái khì, nói với Kim: "Đúng rồi, thằng Mike dạo này lo đến chuyện thế sự đó mà. Nó sợ cuối tháng này nhân viên trong tiệm đình công không đi làm thì nó không đủ tiền mà sống, không dư tiền mà save, vậy thôi. Tui làm đại diện cho union ở tiệm này, thành ra nó cứ bám theo hỏi dò xem union có quyết định đình công hay không".
Nghe anh Lâm nói, Kim mới sực nhớ ra. A cuối tháng này là đến lúc ký contract mới, công ty Kim làm nhân viên có gia nhập union, gọi là local XXX, mỗi tuần ai là thành viên của union thì đóng hơn 9 dollars tiền union fee. Cứ 4 năm là nhân viên làm trong tiệm ký contract mới với chủ. Năm nay tình hình có vẻ căng thẳng, local XXX là union của nhân viên làm cho công ty A và công ty B ở vùng này, tính ra hai công ty cộng lại có đến hơn hai chục nghìn nhân viên. Năm ngoái, bộ phận của công ty B bên West Coast đến lượt ký hợp đồng mới với chủ, chủ đưa ra cái contract mới với bao điều cắt giảm về phúc lợi, cắt giảm về bảo hiểm sức khỏe, tăng phần đóng góp của nhân viên vào mấy chương trình bảo hiểm, nhân viên bên đó không chịu ký thế là đình công. Đình công kéo dài cả 5 tháng trời nhân viên ngày ngày chia nhau đứng ở phía ngoài tiệm kêu gọi khách hàng hãy ủng hộ nhân viên phản đối những người chủ keo kiệt mà đừng vào tiệm mua hàng. Mỗi ngày đứng ở picket line như vậy mấy giờ, cuối tuần các thành viên của union được cấp một phần tiền nhỏ để tạm sống, tạm sống thôi vì union đâu có nhiều tiền như chủ được. Năm tháng trời cuối cùng phía chủ nhân nhượng một chút, phía union đại diện cho nhân viên của công ty nhân nhượng một chút và hợp đồng mới được ký kết.
Anh Lâm nói với Kim, hợp đồng mới bao giờ những điều khoản lương bổng, phúc lợi cũng sẽ tệ hơn hợp đồng cũ, nhưng biết làm sao hơn, cả tháng nay đại diện của union bên này đã làm việc với ban lãnh đạo của công ty rồi đó chứ, họp ngày, họp đêm, họp weekend nhưng vẫn chưa đi đến quyết định là sẽ đình công hay không. Cái chuyện năm tháng đình công bên west Coast còn rành rành ra đó, không thể tiếp diễn như vậy được, nhưng cũng không thể nhân nhượng chủ muốn giảm phúc lợi bao nhiêu mình cũng gật đầu ừ đồng ý.
Có một điều khoản giao kết giữa nhân viên công ty A và công ty B theo lời anh Lâm. Nếu nhân viên một công ty quyết định đình công, nhân viên công ty kia cũng sẽ đình công theo để biểu lộ tình đoàn kết vì cùng là thành viên của union local XXX. Cuối tháng này, nhân viên công ty B sẽ họp và bỏ phiếu về contract mới vào lúc 10 giờ sáng còn nhân viên công ty A sẽ họp và bỏ phiếu vào lúc 1 giờ trưa. Càng gần đến ngày cuối tháng, Kim càng thấy nhiều nhân viên trong tiệm nói chuyện với anh Lâm, người đại diện cho union. Chưa có quyết định đình công mà cũng chưa biết là contract mới sẽ ra sao, phải đến ngày đi họp mới biết cụ thể. Trên báo chí có đăng bài nói về công ty A và công ty B phóng viên có thăm dò biết được một số điều khoản trong contract mới nhưng theo lời anh Lâm nói thì chưa có gì chắc chắn, chưa có gì sáng sủa cả.
Pharmacist không thuộc union thành ra nếu nhân viên trong tiệm có thành công thì pharmacy vẫn mở cửa như thường, boss Kim nói vậy. vậy là chỉ có mấy đứa pharmacist xoay vòng làm ở pharmacy, không có pharmacy technician, không có cashier giúp gì hết. Nhỏ Lisa làm pharmacist tech cho Kim càng gần đến cuối tháng thì càng lo nhiều, đình công mấy tháng thì làm sao mà có đủ tiền trả tiền nhà, tiền điện nước, tiền thức ăn, Lisa nói với Kim như vậy. Một trăm dollars một tuần, số tiền các thành viên của union sẽ được lãnh nếu nhân viên quyết định đình công và ra đứng ở picket line phản đối những cắt giảm về phúc lợi cho nhân viên, kêu gọi khách hàng tẩy chay không mua sắm ở tiệm, một trăm dollar thì chắc chỉ húp cháo loãng mà sống cho qua ngày. Lisa than thở nó nói nhỏ với Kim, chắc em phải bắt đầu lo kiếm Job part time ở đâu đó để phòng hờ cho chắc ăn. Nói vậy, chứ Lisa vẫn chưa bắt đầu tìm Job part time ngay để xem cuối tháng này tình hình ra sao có đình công hay không, Lisa nói với Kim như vậy.
Một tuần trước ngày đình công có thể xảy ra Kim đi họp. Trường hợp nhân viên trong công ty đình công, pharmacy vẫn mở cửa như bình thường đó là quyết định của công ty, mở cửa 7 ngày 1 tuần. Các pharmacist trong tiệm sẽ thay nhau làm và sẽ được trả overtime. Toàn bộ những người nào đi vacation lúc đình công xảy ra sẽ phải bỏ vacation hết và phải đi làm như bình thường. Nghe đến đó thì nhiều đứa pharmacist bắt đầu nhăn nhó, vé máy bay mua rồi, khách sạn đã đặt rồi, hơn nữa năm mới lấy 1 tuần vacation mà bây giờ mọi chuyện sẽ tan như bong bóng xà phòng, vậy có nản lòng chiến sĩ không kia chứ. Đình công, tiệm vẫn mở cửa, mấy boss nói vậy. Công ty có gần 12, 000 nhân viên trong union nếu họ đình công ngay ngày đầu tiên, công ty đã có 3000 người từ mấy công ty tuyển người làm việc ngắn ngày sẵn sàng nhảy vào làm ngay. Sau đó các công ty tuyển người sẽ cung cấp thêm nhân lực nữa. don't worry, đâu sẽ vào đó, các boss nói.
Lúc tan họp ra về, trên đường ra bãi đậu xe, Kim nói chuyện với mấy người pharmacist khác làm ở mấy tiệm kế bên. Chưa bao giờ Kim và quý vị này làm ở pharmacy trong lúc nhân viên đình công hết, thành ra cũng tò mò xem đình công thật sự là như thế nào. Pharmacy mở cửa bình thường pharmacist được trả overtime, nếu vậy thì đình công vài ngày để mình có thêm chút đồng ra đồng vô, cũng không phải là bad idea, nhiều đứa bàn. Nhưng thật sự nghĩ đến chuyện đình công mấy tháng trời như bên west coast, Kim và các đồng nghiệp thấy rét quá. Vừa làm cashier vừa làm pharmacy technician, vừa làm pharmacsit, 1 ngày 2 ngày còn có sức, tuần này qua tuần khác chỉ có từ chết tới bị thương mà thôi, sức người có hân, đâu phải như Hercules mà không bao giờ thấy mệt.
Rồi cuối cùng cái ngày quan trọng cũng đến. Từ trên bầu trời xanh không 1 gợn mây, mặt trời cười tươi như hoa chiếu những tia nắng vàng xuống bãi parking trống trơn trước tiệm. Ngay cửa ra vào cửa tiệm có dán một bảng thông cáo từ mấy hôm trước, hôm nay tiệm sẽ đóng cửa từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều để toàn bộ nhân viên đi bỏ phiếu. Pharmacy vẫn mở cửa bình thường, thông cáo nói vậy.
Kim làm buổi sáng, bước vào tiệm là thấy ngay hai dải băng dài màu vàng giống y như loại cảnh sát dùng để rào mấy crime scenes lại giăng từ gần cửa ra vào, ôm sát theo một khu trưng bày hàng, chạy dài tới tận pharmacy. Ông managar cửa tiệm giải thích cho Kim, lúc tiệm đóng cửa vì pharmacy vẫn mở cửa, khách đi vào pharmacy sẽ đi dọc theo con đường này để đến pharmacy. Sau 10 giờ sáng theo lý thuyết thì chỉ còn một mình ông manager và một người phụ tá ở phía ngoài. Kim ở pharmacy và một ông cảnh sát đứng ở gần cửa ra vào mà thôi. Super, Kim nghĩ trong đầu lúc mở cửa pharmacy, lòng chỉ mong không có tay ăn cướp nào vào tiệm dí súng đòi narcotics thôi.


Bên bakery department kế bên pharmacy một cô bé quen với kim ló đầu ra nói hello. Em không đi họp bỏ phiếu bữa nay được Kim ơi, con bé nói em có mấy cái bánh sinh nhật phải hoàn thành chiều nay đây nè, thành ra em nói với anh Lâm ở union và ông manager ở phía ngoài rồi, phá lệ cho em ở lại hoàn tất mấy cái bánh. Kim nói đùa với cô bé, rủi chiều nay union quyết định đình công thì tiệm đóng cửa, bakery đóng cửa, đâu có ai vào lấy bánh được đâu. Cô bé nhìn Kim cười, em mong là union sẽ quyết định không đình công. Em phải làm xong mấy cái bánh kem thôi, chứ rủi chiều nay tiệm mở cửa khách tới mà bánh không xong thì chắc em mất Job quá. Vậy là có đồng minh làm việc ở kế bên pharmacy, cũng bớt cô đơn, Kim nghĩ.
Lisa vào lúc 9 giờ sáng con bé đứng ở computer một hồi, in xong mấy cái label thì bắt đầu đi lấy thuốc trên kệ cho Kim. Mười giờ kém 10 loa trong tiệm bắt đầu thông báo cho khách hàng biết là tiệm sẽ đóng cửa lúc 10 giờ để nhân viên đi họp. Khách đến tiệm cả tuần trước đã biết là hôm nay tiệm đóng cửa 4 tiếng, nên hôm nay cũng ít người đến tiệm mua sắm, rải rác có vài người đi rảo bước trong tiệm lấy hàng rồi ra quầy trả tiền. Mười giờ đúng, Lisa nói với Kim thôi em phải đi họp đây. Mười mấy ngàn nhân viên sẽ tập trung bỏ phiếu cho họp đồng mới trong 1 nhà thi đấu thể thao rất lớn nằm cạnh trạm metro. Nhân viên nào muốn dùng metro để đến đó thì union cấp vé. Lisa chạy ra lấy vé metro xong rồi chạy vào, nói với Kim là con bé khát nước quá, nó muốn mua chai nước rồi Kim ring up dùm được không. Ông manager của tiệm đi ngang qua, Kim hỏi ông là Lisa mua chai nước có được không, ông lắc đầu. Union đã ra thông báo rồi từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều chỉ có thể ring up thuốc men thôi, không ring up nước được. Lisa cười như mếu, trời ơi nước không phải là medicine, vậy là em phải nhịn khát đến lúc vào chỗ họp rồi. Kim nhìn quanh, ồ may quá, hôm qua Kim có mua sẵn mấy chai nước để trong pharmacy, Kim lấy một chai nước cho Lisa rồi hối nó ra metro đi kẻo trễ chuyến, 11 giờ là union bắt đầu họp rồi.
Chừng nữa tiếng sau đó ông manager của tiệm đi đến pharmacy nói cho Kim hay là nghe nói bên công ty B quyết định không đình công, họ bỏ phiếu tán thành mọi điều khoản của hợp đồng mới rồi. Ông không nói ra nhưng Kim nghĩ là ông đang mong công ty A, công ty của ông và Kim cũng đi đến quyết định như vậy. Nhưng nếu công ty A không hài lòng với hợp đồng mới và quyết định đình công, nhân viên bên công ty B cũng sẽ đình công theo vì họ cùng trong union XXX đã có cam kết từ trước như vậy.
Một cặp vợ chồng già vào fill thuốc, hai ông bà cụ đi dọc theo con đường giăng bởi mấy dãi băng vàng của police dẫn đến pharmacy nét mặt pha lẫn tò mò và ngạc nhiên. Tiệm đèn đuốc sáng trưng, hàng hóa bày dãy trên kệ, nhưng vắng tanh vắng ngắt. Kim bước ra quầy phía ngoài chào 2 người khách quen mời họ ngồi đợi rồi lấy toa thuốc để fill. Đang đếm thuốc thì có một bà khách đến lấy thuốc ở phía ngoài, Kim phải ngừng tay chạy ra lấy thuốc cho bà khách, ring up cái cash register rồi chạy vào bên trong tiếp tục lấy thuốc. hai ông bà cụ fill cả thẩy 8 toa thuốc, đánh label trên computer, đếm thuốc, dán nhãn mỏi cả tay mà vẫn chưa xong. Điện thoại reng, một bà hỏi pharmacy có mở cửa hôm nay không, nghe nói tiệm đóng cửa nhân viên đi họp nên gọi check thử. Ở phía ngoài lại có một ông khách đến để fill thuốc, Kim gác điện thoại xong lại phải chạy ra nhận toa. Cứ như vậy, quay qua quay lại ngày thường nếu có nhỏ Lisa pharmacy technician và một đứa cashier ở bên ngoài là Kim có thể ung dung nhận và fill thuốc, Kim gác điện thoại xong lại phải chạy ra nhận toa, ring up thuốc đã bắt đầu thấy mỏi chân. Bây giờ thì Kim thầm cầu mong nhân viên trong company không đình công. Đình công thật sự chắc Kim chạy marathon từ trong pharmacy ra quầy bên ngoài rồi chạy trở vào đều đều không nổi quá.
Chưa tới 1 giờ trưa, Kim bỗng thấy Lisa đi vào pharmacy cười toe toét, khỏe ghê Kim ơi, mừng ghê Kim ơi, Lisa nói chuyện huyên thuyên không có đình công, đến hồi em tới hội trường thì đã biết tin là phía công ty B không có đình công rồi, Lisa nói. Phía union đọc các điều khoản của hợp đồng mới rồi hỏi ai đồng ý thì đứng lên, thế là cả hội trường đứng lên cái rụp, Lisa thuật với Kim như vậy. Đại đa số phúc lợi của nhân viên vẫn như cũ chỉ có phần deductible tiền nhân viên phải trả trước khi khám bác sĩ, thay vì $100 thì lại lên $200 trong lần đầu tiên và tiền copay khi fill thuốc tăng thêm chút xíu, Lisa nói với Kim như vậy. Chút xíu là bao nhiêu, Kim hỏi Lisa, Lisa nói thay vì trả $5 cho generics, $15 cho brand name, bây giờ phải trả $10 cho generic $20 cho brand name. Tăng vậy mà nói là tăng chút xíu, tăng vậy là cũng nhiều chứ bộ, Kim nghĩ thầm trong đầu, nhưng không nói cho Lisa hay. Con bé Lisa khỏe vô cùng, cả năm không thấy mua đến 1 toa thuốc, thành ra tăng như vậy đâu nghĩa lý gì với nó, Lisa đang mừng hớn hở vì làm chủ nhật, holiday nó vẫn được trả 1 lần rưỡi lương bình thường trong hợp đồng mới.
Chiều tan ca làm việc Kim đi ngang qua quầy thịt thì gặp anh Lâm. Khỏi đình công, thấy khỏe chưa Kim, anh Lâm hỏi. Pharmacy không phải là thành viên của union thành ra lương bổng, phúc lợi của Kim không dựa theo các điều khoản của hợp đồng mới. Kim hỏi anh Lâm hợp đồng mới có thay đổi nhiều không, sao thấy nhỏ Lisa vui vẻ phấn khởi quá.
Anh Lâm thở ra, nhìn Kim. Lisa làm cho công ty bao nhiêu năm rồi thuộc thế hệ nhân viên lão làng, thành ra phúc lợi lương bổng hầu như ít thay đổi. Nhưng có một thay đổi lớn cho những nhân viên sẽ vào làm sau này, anh Lâm nói. Nhân viên lâu năm mỗi năm được nghỉ 6 ngày holidays mà vẫn được trả lương, nhân viên mới làm chỉ được trả lương có 5 ngày holidays thôi, ngày New Year họ không được tính là một holiday trong 2 năm đầu và họ phải đi làm ngày đó. Những người làm lâu như Lisa và anh Lâm làm chủ nhật, holiday thì sẽ được trả 1 lần rưỡi lương bình thường còn nhân viên mới chỉ được trả hơn lương bình thường có 1 dollar/ giờ thôi. Tệ hơn nữa, theo lời anh Lâm ngày trước làm part time cho công ty 2 năm thì sau đó sẽ được bảo hiểm sức khỏe. Đại khái là mọi cắt giảm về bảo hiểm về phúc lợi sẽ dồn về cho những nhân viên mới vào làm cho công ty sau ngày hôm nay, anh Lâm nói.
Hợp đồng ngày hôm nay chỉ có giá trị 4 năm thôi thành ra sau 4 năm nữa lại sẽ có chuyện đình công hay không đình công, rồi chủ sẽ cắt giảm phúc lợi nữa cho mà xem. Với những điều khoản không hay ho gì không hứa hẹn gì cho những nhân viên mới vào làm cho công ty, sẽ càng có ít người gia nhập union hơn, anh Lâm nói với kim bởi họ không thấy union làm điều gì giúp đỡ họ hết. Ngay bây giờ những người làm trong công ty dù có là thành viên của union hay không, đều được hưởng phúc lợi, lương bổng như nhau, dựa theo hợp đồng ký giữa union và chủ công ty. Những người vào làm sau này, anh Lâm nói anh sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi thuyết phục họ gia nhập union. Một tuần đóng union fees gần 9 dollars đó là cả một số tiền không nhỏ với nhiều người....
Mấy ngày sau đó, anh chàng Mike ở meat department đưa cho Kim cái đơn rút tên ra khỏi union, nhờ Kim fax qua văn phòng của union dùm. Mike phân bua với Kim một tuần gần 9 dollars một năm tốn cả 500 dollars cho union fees, mà union đâu có làm cái gì cho tui đâu, thà để tui rút ra để gởi 401K hay bỏ saving còn có lợi hơn. Kim không tranh cãi gì, fax cái đơn đi theo lời yêu cầu của Mike.
Chuyện Mike rút tên ra khỏi union đến tai anh Lâm, người đại diện cho union ở ngay tiệm này, người làm chung với Mike ở meat department, anh Lâm không nói gì với Mike heat.
Mike và anh Lâm vẫn làm chung nhưng theo Kim thấy những lần Kim đi ngang qua đó thì hai người bây giờ lại bắt đầu trở về giai đoạn mặt trời, mặt trăng, cùng cặm cụi làm mà không thân thiện với nhau gì hết. Thằng Mike là đứa ăn bám theo union, thằng hà tiện, keo bẩn, tính toán chi ly đến mức xấu hổ, không có union họp bàn, tranh cãi với chủ thì làm sao lương bổng, phúc lợi nó được như vậy, thử bỏ công ty này qua mấy công ty không có union mà làm xem có được như vậy hay không, anh Lâm phẫn nộ nói với Kim như vậy.
Kim nói với anh Lâm, thôi đừng giận thằng Mike nữa, Kim nghe nói nó sắp về hưu rồi, chắc vậy mà nó tính toán đủ thứ, về hưu bây giờ thì đâu phải là hạ sách, vì mọi phúc lợi cho người về hưu chưa bị cắt giảm gì hết. Kim đùa, chỉ có Kim với anh Lâm là mai mốt không biết có về hưu được hay không hay phải đi cày hoài đây này. Anh Lâm gật gù nói với Kim, chuyện về hưu của anh là chuyện chưa dám nghĩ đến, đúng vậy đó. Nhà đang còn ở mortgage phải trả, mấy đứa con còn đang đi học, vợ chồng anh còn bao nỗi lo toan, hưu gì được mà hưu. hợp đồng hiện nay giữa nhân viên với chủ chỉ có giá trị 4 năm, 4 năm nữa chủ mà cắt giảm các điều khoản nhiều hơn đám nhân viên cũng đồng ý tất, anh Lâm nói. Miếng cơm manh áo ngày càng nhỏ dần, nhưng người đi làm thuê vẫn cắn răng mà nhận những gì chủ đưa, còn hơn là chịu cảnh thất nghiệp, cái khổ là ở chỗ đó.
Anh Lâm nói với Kim, phải cám ơn các đồng nghiệp của mình ở bên west coast, đã kiên trì đình công cả năm tháng trời, vất vả, khó khăn biết là chừng nào. Không có họ gian nan đi trước, làm gì mọi điều khoản trong hợp đồng ở phía bên west coast này được thông qua tương đối dễ dàng, nhanh chóng như vậy. Nếu công ty bên này đến lúc ký hợp đồng mới với chủ trước, không biết nhân viên bên này đình công được bao lâu nữa. Chuyện đó thì 4 năm sau mình sẽ biết, anh Lâm và Kim đồng ý với nhau như vậy. Cả Kim và anh Lâm đang cảm thấy nhẹ nhõm vì không có đình công. Cơn bão đình công năm nay đã trôi qua một cách thầm lặng bên east coast, không tàn phá gì hết. Có lẽ vậy. Sự công phá vô hình của nó nằm trong đồng lương, trong phúc lợi của những người sẽ xin vào làm cho công ty A, công ty B, nhưng họ sẽ không biết. Không biết thì có lẽ sẽ không tức giận, không xót đau. Bởi lẽ hợp đồng của họ được những nhân viên làm lâu năm biểu quyết tán thành, miễn sao phúc lợi của những người làm lâu năm không bị sẻ chia cho nhân viên mới.

Karen N Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Ngày cuối năm Thân, mời đọc bài viết mới của Dan Heaven. Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach.
Một sáng sớm mùa đông ở tiểu bang lạnh, trời mù mù trong tuyết, đùng đục trong sương. Những hoa tuyết to, lớn như bông bưởi rơi mau và nhanh chóng hòa vào cánh đồng tuyết ngập kín những bãi cỏ, bít kín các lối đi, phủ trắng cả vạn vật.
Mai Hồng Thu tức Donna Nguyễn là tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985,là cư dân Bắc California, cô dự giải Việt Báo từ 2008.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Cam Li bắt đầu góp bài cho Việt Báo từ năm 2009 và đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2010.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Nhạc sĩ Cung Tiến