Hôm nay,  

Chuyện Mua Bán Tại Mỹ

24/09/200400:00:00(Xem: 248646)

Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 618-1157-vb3210904


Hồi VN tôi làm gì rành mua bán. Nhà nghèo chết , cha mẹ cho gì ăn nấy, mua gì mặc nấy. Có ngày mẹ tôi sai ra chợ mua hành, tôi bảo quần rách không đi. Mẹ tôi mắng cứ mặc chỗ rách đằng trước, đàng sau không ai thấy đâu rồi đi dùm mẹ.
Tôi đi thật, sống giản dị như vậy quen rồi. Mắc cỡ gì thì cũng chỉ một thời.
Rồi cái thời qua Mỹ đây, trời, mua bán cả là một vấn đề với tôi.
Nói nào ngay, ai mà không thích ăn ngon mặc đẹp, với tôi, không chỉ thế, vừa ngon, đẹp mà lại còn phải rẻ nữa. Thế mới ra nhiều chuyện lôi thôi bên này.
Số là các chợ nơi tôi sống hay sale trứng. Quả là kỳ, dân Mỹ ăn trứng nhiều thì không nói chi rồi, gia đình tôi rất hạm trứng có nguyên do. Số là mẹ tôi trước kia bán trứng tại chợ Bình Tây, hôm nào trứng bể, đem về ăn, cả nhà tôi có bữa thịnh soạn hơn mọi ngày nên hạm trứng từ đó thay vì mắm khô quẹt cho qua bữa.
Mua trứng nguyên giá thì nói chi. Các chợ chỗ tôi sống thường có coupon mua giá rẻ hơn rất nhiều, mỗi gia đình được phát báo có một coupon thôi. Kỳ quá đi, bán rẻ cứ bán, cũng phục nước Mỹ công bằng, phân chia giá rẻ đồng
đều cho mọi người, dân nghèo được phục vụ kỹ lưỡng. Tôi hay ra chợ lấy thêm coupon rồi mỗi ngày tới cái chợ đó chỉ lấy một vĩ trứng tha về. Ăn đâu có hết một lúc 5 vĩ trứng, nhiều khi để lâu quá, trứng lộn lòng... Trời, lúc này mới biết mình coi thường sức khoẻ, ham rẻ chi, dùng đồ quá hạn...
Một hôm, làm biếng đi hai ngày. Tôi dùng hai coupon mua trứng trong một ngày. Tôi lấy hai vỉ trứng ra chặn hai lần trả tiền, cứ coi như là hai người mua. Cái anh chàng cashier thật kỳ cục, không bán cho tôi vỉ thứ hai, bảo tôi giới hạn chỉ có một vỉ. Tôi bảo tôi hiểu rồi, nhưng tôi có hai coupon, mua hộ cha mẹ tôi một vỉ chớ có gì phạm pháp đâu. Anh ta vẫn nhất định không bán.
Tôi bực, đi ra khỏi chỗ đó, rồi lại sắp hàng lại mua cái trứng bằng cái coupon còn cầm sẳn. Lần này thì cái anh cashier ra khỏi chỗ tính tiền, chặn ngay tôi lại, nói thẳng vào mặt tôi "mày đã mua rồi". Vô duyên, tôi mua lần khác, với coupon chớ bộ, quyền gì mà anh ta cấm tôi. Tôi như bị xúc phạm, vì làm như anh ta bảo tôi gian. Tôi rắn rỏi bảo anh ta muốn gặp chủ anh ta.
Người chủ bên chỗ tính tiền đối diện vời tôi tới, xin lỗi về thái độ của nhân viên ông ta, rồi ra chiều dễ dãi bán cho tôi vỉ trứng thứ hai với coupon. Tôi vẫn chưa hài lòng. Tôi nói với ông ta tôi muốn người nhân viên lúc nãy đã xúc phạm tới tôi xin lỗi tôi vì cách hành xử đó là kỳ thị. Ông chủ thấy tôi dằng dai, chỗ này là business chớ có phải toà án đâu mà ai đúng ai sai, tôi thì đang ức hộc máu, không chịu đi. Cuối cùng, ông chủ đuổi thẳng tôi ra khỏi chợ và bảo không thích thì đừng tới.


Trời, tôi bị xúc phạm tới cùng cực. Tôi về nhà gọi cho tổng giám đốc của cái chợ đó phàn nàn theo số phone có trong phone book. Ông ta còn bảo tôi bán nhiều coupon quá ông ta mau dẹp tiệm. Tôi cứng cỏi bảo đó là do tiệm muốn thu hút khách hàng, tôi đâu có đòi bán theo giá coupon khi tôi không có coupon đâu.
Chưa hài lòng, tôi kiện lên sở nhà nước quản lý các tiệm này. Tôi chỉ được trả lời là tiệm người ta, người ta có quyền hoàn toàn xử lý các vụ việc, nếu tôi còn tức không mua được trứng, cứ kiện bằng lý do khác nếu thấy có lý.
Tôi kiện bị đối xử vô duyên chớ có kiện không mua đượctrứng đâu. Bộ tôi không có quyền dùng hai coupon khi tôi phải đi chợ cho cha mẹ lúc họ bịnh hoạn hay sao. Biết bao nhiêu trường hợp mua dùm, bộ cứ mua hai coupon là gian sao mà xử như vậy...
Tôi muốn chửi thề cái anh chàng tính tiền hôm đó. Sau này, hắn gặp lại tôi có hơi ngượng ngùng. Tôi thì không bao giờ đi vào line tính tiền của hắn.
Chắc bạn đang nghĩ sao không qua line khác hay tiệm khác mua chớ gì, thật ra tiết kiệm cả xăng, không muốn đi xa hơn cái tiệm đó thôi, gặp cái gì rẻ hơn bán tại cái tiệm khác dù có xa hơn 2 miles tôi vẫn tới.
Tính già hóa non là vậy mà.
Chuyện sale đó thì buồn nhưng tôi rất vui khi mua sắm quần áo vào mỗi cuối muà. Thật tình thì tôi làm gì sang tới độ mua đồ đương mùa mà mặc. Tôi mua vào cuối mùa Đông, để muà Đông năm sau mặc, mua vậy, đồ sale nữa giá, tiết kiệm được khối tiền, chỉ là không mặc fashion chút thôi. Đồ vẫn đẹp, có khi lại làm lé mắt người khác vì ơ kìa, mode lạ nhỉ, khác với các mode thịnh hành năm nay. Ai tinh ý lắm mới nhận ra tôi mặc mode năm ngoái, có sao đâu, có quần áo lành lặn mặc được rồi, ban đầu còn nghèo, cứ sống vậy đi đã, có thua ai mà sợ...
Cái chính là tôi tập không thích đồ hiệu, tôi cứ nhắm chất lượng ok giá rẻ là mua.
Hàng năm tới mùa sale, tôi khiêng về biết bao nhiêu là đo giá rẻ.. lên đến cả trăm đồng mỗi lần mua. Có đồ đúng là còn mặc được mùa sau. Có đồ đúng là cỗ lổ sĩ quá không dám mặc, có đồ không còn vừa, xem như bỏ phí mất một số đồ còn mới. Tôi vẫn nghĩ mình tiết kiệm lắm.
Giầy dép cũng vậy, lúc người ta mang mũi nhọn thì tôi lôi ra đôi giày mới tinh mũi vuông mà đi.
Chuyện mua bán ở Mỹ cứ thế mà diễn ra trong đời tôi. Có nghịch lý với bạn đi chăng nữa, trông ra nó đang hợp lý trong cuộc sống của tôi lúc này.
Mong rằng một ngày nào đó nếu tôi có thay đổi những suy nghĩ hôm nay, tôi vẫn dành cho mình một nụ cười thân thiện cho lối sống của mình trước đây. Hy vọng như vậy.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến