Hôm nay,  

Có Phải Nơi Đây Là Miền Đất Hứa

10/09/200400:00:00(Xem: 105477)
Người viết: NGUYỄN VĂN KHU
Bài số 610-1149-vb4080904

Tác giả Nguyễn Văn Khu đã 76 tuổi, từng có bài dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Ông hiện cư trú tại Westminster, California. Bài sau đây của ông được ghi nguyên văn như sau: "Thương tặng những người đã ra đi, đã tới đây nhưng cuối cùng đã lại trở về để... chết ở quê nhà."
*

Ông ta tên là Sửu, không biết có phải là ông sinh vào năm Sửu, năm con trâu nên số vất vả.
Đã tròm trèm 80 tuổi nhưng trông ông vẫn chưa đến nỗi già cằn cỗi quá đáng. Ông là người đa tài, tốt bụng thương người, hay giúp đỡ kẻ khốn cùng nhưng lại rất là khiêm nhường. Thành ra ông rất được bà con trong phường khóm mến mộ. Trong khu phố ông ở hễ nhà nào có chuyện gì nan giải là mọi người lại đến kể ông Hay, và ông hoan hỷ bàn luận tìm giải pháp thanh thỏa.
Trước năm 1975 ông cũng như hầu hết những người đồng trang lứa đều phải gia nhập quân đội để phục vụ đất nước và quê hương. Thời trai tráng ông cũng đã xông pha trận mạc đi khắp 4 vùng chiến thuật để tham gia trận chiến, gìn giữ bờ cõi với một hoài bão là đem trí tuệ và thân xác ra để phần nào có thể chu toàn nghĩa vụ: báo quân an dân. Đối với đất nước ông đã không hổ danh trai thời loan quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Đối với gia đình ông một mực làm hết sức đứng đắn bổn phận làm cha, nuôi dưỡng đàn con được ăn học đến nơi đến chốn không thua kém bạn bè. Các con ông trai cũng như gái đều đã xấp xỉ hoàn tất bậc trung học. Ông cũng đã sắp đến tuổi về hưu. Các con ông cũng đều có hy vọng sẽ có cơ hội thăng tiến trên đường đời.
Ấy thế rồi vận nước không được hanh thông, ngày 30/4/75 sập đến, như một cơn hồng thủy nhận chìm hết cả ước vọng và nguồn sống của toàn dân. Với một chính sách hà khắc không thua gì thời Tô Định, thời Tần Thủy Hoàng, những kẻ chiến thắng đã reo rắc nỗi kinh hoàng lên khắp mọi miền đất nước. Và vì là một thành phần trong quân đội đối kháng trước kia, nên ông và tất cả những người như ông đều bị lùa đi nhốt ở trong những trại tập trung cải tạo.
Trước kia ông sống cuộc đời "cần kiệm liêm chính" nên không phải là giới giàu tiền lắm bạc, nhưng cũng có của ăn của để. Bây giờ, dù còn ở trong hoàn cảnh tù tội, ông cũng đã cảm nhận được sống dưới chế độ phi nhân này thì chỉ là sống trong tủi nhục, ê chề thiếu thốn và tuyệt nhiên con người không thể có cơ hội thăng tiến được. Cho nên, ông đã tìm cách liên lạc với các con ông và nhất thiết răn dạy rằng: Phải rời bỏ phần đất oan khiên, đau khổ này và tìm cách trốn chạy ra nước ngoài mới mong mưu cầu được một cuộc sống khả dĩ có tương lai.
Tuân theo lệnh ông và sau bao nhiêu lần sử dụng hết số vàng mà ông đã chắt chiu dành dụm trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông để tìm đường vượt biên mà không thoát. Các con ông đành thúïc thủ chịu lê kiếp sống đọa đày với bao nhiêu là thiếu thốn trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần ở nơi quê nhà.
Thời gian lặng lẽ trôi, thế sự xoay dần rồi cũng đến lúc ông được tha ra và với sự can thiệp của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ. Chính quyền đương thời cũng phải chấp nhận để cho những người tù lương tâm, những người tù chính trị được có cơ hội ra đi định cư ở nước ngoài.
Ông cũng ở trong danh sách những người được hưởng sự may mắn muộn màng này. Do sự đồng thuận của hai chính phủ VN và Mỹ ông và các con ông diện nhân đạo H.O ra đi và định cư ở nước Mỹ.
Thật đúng là một cuộc đổi đời. Bố con ông đang sống ở dưới tầng địa ngục nay được tới sống ở nước Mỹ. Chính phủ Mỹ cùng với những cơ quan thiện nguyện, những nhà thờ đã lo lắng chu cấp đủ các thứ từ chuyện nhà đến chuyện ăn uống, xa hơn nữa còn lo cả vấn đề tìm trường cho các con ông được tiếp tục việc học hành đã bị dang dở từ bấy lâu nay. Gia đình ông cũng được trợ cấp hàng tháng một số tiền đủ để trang trãi những tiêu pha vặt vành trong nhà. Lúc này dù chưa hẵn đã được an ủi, nhưng ông cũng đã lo lắng đường dài, tìm học thêm sinh ngữ và ngược xuôi đi kiếm việc làm. Ông tìm đủ mọi cách để kiếm thêm tiền đặng cho các con ông có thể yên tâm chuyên chú vào việc học hành, nhờ tài tháo vát biến ứng của ông mà khi hết hạn trợ cấp là ông đã có được một việc làm tương đối vừa sức với một người ở lứa tuổi đã quá thời kỳ trung niên.
Ông cũng đã thuê mướn được một căn phòng ở chung cư đủ chỗ để bố con ông trú ngụ. Ngoài ra từng bước ông đã mua được xe hơi mới đầu thì những xe cũ rồi lần lần mua được những xe hơi khá hơn để cho các con ông có phương tiện đi học. Đúng là một mình ông đã gây dựng lại cơ đồ.


Các con ông từng bước cũng học hết bậc trung học rồi đại học và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ra trường là đã tùy từng người tùy từng ngành học mỗi người đều có công ăn việc làm thỏa đáng với đồng lương cao. Đúng ra, ông cũng đã có thể nghỉ hưu, vui thú tuổi già nhưng ông vẫn tiếp tục đi làm thêm một thời gian nữa, vì ông nghĩ phải cho các con ông mọi người đều thành gia thất thì ông mới yên tâm.
Ngày tháng thoi đưa, các con ông kẻ trước người sau trai thì có vợ, gái thì có chồng. Nhìn bề ngoài đều có vẻ sống trong hạnh phúc, an lạc, êm đềm.
Phải nói rằng bố con ông đã qua một cuộc lột xác. Nếu quan niệm như người đời thường tình hằng mong ước thì đúng là công thành danh toại. Từ một cuộc sống lếch thếch lang thang nơi quê nhà, giờ đây nhờ ơn nước Mỹ, nhờ ơn người Mỹ, bố con ông đã như được chiếc đũa thần của một tiên ông nào đó biến đổi, từ đau khổ thành an vui, từ thiếu thốn thành sung mãn.
Nước Mỹ thật là tuyệt vời. nước Mỹ thật là tuyệt hảo.
Nhưng khuất lẫn dưới những bông hồng tươi thắm đỏ là những ngọn gai sắc nhọn có thể làm cho ta rỉ máu.
Khi các con ông mỗi người đều có một tiểu gia đình êm ấm thì bão tố đã sập đến nhà ông. Do một động lực mạnh mẽ thầm kín nào do một thiên kiến từ đâu xuất hiện, ảnh hưởng nếp sống quá phóng đãng, đơn bạc mà các con ông dần dần trai cũng như gái mỗi ngày một rõ nét hơn, đều nhìn ở ông như là một nhân vật thừa thãi, là sự xuất phát ra bầu không khí mất thoải mái cho tất cả mọi người.
Tình huống này lúc mới đầu thì ông thấy cũng còn khả dị chịu đựng được, riết rồi mỗi ngày mỗi lây lan, mỗi gia tăng cường độ. Căn nhà to lớn mà ông dành dụm tiền mua được mấy năm trước để cho các con cùng ở thì dần dần mọi người đều muốn tách ra vì bây giờ ai cũng đều đủ lông đủ cánh. Cuối cùng thì chỉ còn mình ông ở lại, ông làm sao mà đương đầu nổi với việc trả tiền nhà. Những thăm viếng mỗi ngày mỗi thưa, những điều bất bình mới đầu còn nho nhỏ lâu dần thành ra gấu ó nhau làm chia xa mọi người với ông đưa đến một trạng huống ông không thể chịu đựng được nữa.
Hàng ngày ông một mình một bóng trong căn nhà vắng lặng thui thủi ra vào. Ông như sống trong một ốc đảo xa xôi nào đó, cách biệt hẳn với nhân quần thế thái. Mới đầu thì ông cũng cam chịu bởi vì nếu ông không cam chịu thì ông phản ứng ra sao bây giờ"
Nhiều lúc ông nhớ con nhớ cháu nội, ngoại có điện thoại bảo các con mang cháu lại chơi để ông được vui vầy với đàn trẻ để ông được ôm ấp, hôn hít chính những giọt máu của ông, những giọt máu dù có tan loãng đi nhiều hay ít vì sự cách xa của từng thế hệ nhưng nhất thiết vẫn là những giọt máu chính của ông, thì ông chỉ được trả lời: Sorry bố, hôm nay tụi nhỏ có chương trình đi biển rồi, con không thể thay đổi được. Mà này bố ơi cái hố nước đọng sau nhà bố phải thanh toán nó đi nếu không vi trùng "west nile" nẩy nở sinh sôi mai mốt con qua "check" lại thấy sạch con mới dám cho các cháu qua chơi.
Ông lặng lẽ buông điện thoại xuống, cảm thấy có cái gì cay cay trong khóe mắt. Cuối cùng ông cũng ngộ ra rằng, "vi trùng west" ghê gớm thật.... Ông cũng cố gắng một lần, rồi hai lần lần nào con cái ông cũng có những lý do xác đáng để chối từ cái tình cảm lẩm cẩm của ông.
Ngày tháng cứ chậm rãi qua đi, trông ông ngày một héo hon thêm. Ngày xưa ở VN ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất ông vẫn đủ nghị lực để trụ lại với mọi ngang trái của cuộc đời. Bây giờ sao ông thấy mình bất lực thấy mình cô đơn và yếu đuối.
Chỉ một thời gian ngắn sao đó, vào một hôm một viên chức đến nhà ông để kiểm soát hệ thống "Gas" đã vô tình phát giác ra trong nhà ông, ông nằm bất tỉnh tự bao giờ, ông bèn được đưa đi cấp cứu khẩn cấp. Thế mà tất cả các con ông không một ai biết. Qua cơn thập tử nhất sinh này ông tự động máy móc tìm cách xin tự nguyện vào sống ở nhà dưỡng lão. Các con ông vẫn bặt vô âm tín, mà ông cũng chẳng muốn báo tin cho ai biết. Ngày xưa trận mạc sống chết gần kề, ngày đi tù đói khổ ông còn vượt qua được mà.
Ấy thế rồi một đêm không trăng sao ông lợi dụng sự sơ hở của nhân viên canh gác, ông bỏ nhà dưỡng lão đi về. Nhưng về đâu bây giờ" ông cũng không còn đủ trí nhớ và sự sáng suốt để nghĩ xem rằng căn nhà của ông bây giờ ở đâu, ra sao. Nhưng nhất thiết là ông phải ra khỏi nơi này. Vì ông đã lầm lũi chịu đựng nhẫn nhục như chưa bao giờ ông phải nhẫn nhục như vậy.
Chuyện của ông đến đây thì không ai biết rằng kết cấu ra sao. Chuyện của ông có lẽ đã bị quên lãng vào dòng đời đen bạc.
Cuối mùa hạ, đầu mùa thu năm Giáp Thân trên báo chí của cộng đồng, người ta đọc được mấy dòng cáo phó.
Ông S đã qua đời ở Việt Nam.......
Xin miễn phúng điếu.

NGUYỄN VĂN KHU
Mùa Vu Lan, Năm Giáp Thân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến