Hôm nay,  

Thư Viết Cho Con

09/09/200400:00:00(Xem: 123645)
Người viết: MÂY BẠT
Bài số 609-1148-vb3070904

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, 60 tuổi, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản, định cư theo diện H.O. hiện cư trú tại Garden Grove, CA. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.


An Di! Sau bao năm tháng phải chịu đựng đọa đày khổ sai, ba đã tưởng mình phải bỏ xác trong lao tù cộng sản, nhưng ba gắng gượng được nhờ ba còn có tình thương yêu của mẹ con và các anh chị con dành cho ba.
Ngày ba đi tù, con còn bú vú. Ngày ba về tóc con chấm ngang vai, mẹ dạy con đánh vần được hai chữ "thương ba" và có lúc con lại hỏi mẹ, ba đi đâu mà lâu về vậy mẹ! Mẹ trả lời cho con trong nghẹn ngào là "ba ở tù". Nhưng ba tin chắc rằng con không thể hiểu chữ "tù" là gì. Tuổi của con là tuổi vui đùa, tuổi để ăn, để nói, để cười. Chỉ vì chữ tù này nó cướp đi những ngày tháng hồn nhiên của con, nó làm cho bao nhiêu gia đình ly tan khốn khổ. Biết bao người khi ra đi là vĩnh viễn chia tay, họ bỏ xác nơi chốn địa ngục ấy. Thôi thì một ngày nào đó con khôn lớn, khi đọc lịch sử cận đại của đất nước, hy vọng con sẽ tìm thấy câu trả lời, vì sao và tại sao màø ba con -và biết bao người cha khác của miền Nam Việt Nam- phải bị tù đày.
Hôm nay, trên miền đất viễn xứ, ba viết thư này cho con. Đây là lá thư mà cũng là di chúc của ba, với tâm tư đầy ray rứt trong một đêm thao. Ba mong con hãy đọc những lời thư này khi tâm hồn thư thả, không vướng bận hay lo nghĩ điều gì. Hãy đọc thật chậm rãi và suy nghĩ, từng lời, từng chữ. Hiện tại ba cũng không còn đủ sức khỏe, tuổi già, thêm vào chứng bệnh nan y, vì thế con có thể mất ba một năm nữa, một tháng nữa hay ngày mai kia không chừng!
Nay con còn ba mẹ, con xem thường ơn cốt nhục sanh thành, con lớn tiếng nặng lời hay trả lời một cách không ôn tồn khi ba mẹ hỏi đến con. Nhưng rồi ba mẹ cũng tự an ủi mình "thôi thì con có đứa này đứa khác". Từ ngày dìu dắt các con qua đây, ba mẹ vừa làm, vừa chắt chiu nuôi các con ăn học. Lần lượt anh chị con đã lập gia đình và có cuộc sống tạm ổn định, tuy nhìn lên không bằng thiên hạ nhưng ba mẹ cũng cảm thấy vừa lòng với mộng ước thật khiêm nhường mà ba mẹ từng ao ước. Còn phần con thì sao" Con hãy tự nghĩ và tự trả lời.
Hôm nay Vu lan về trên đất khách, ngày lễ báo hiếu, ba cảm thấy lòng bơ vơ, bùi ngùi cho số phận những kẻ đã bỏ nước ra đi, trong đó có gia đình mình. Giờ này nơi nước Việt thân yêu, chúng ta có gì, còn gì" Có đáng kể chăng là còn những nấm mồ ông bà nội ngoại và các cô bác con đã an giấc nghìn thu nơi lòng đất lạnh.
An Di con! Mười bốn năm trôi qua kể từ ngày gia đình mình đến Mỹ, thời gian ấy cũng khá dài, đối với tuổi đời con người. Nhưng ba cứ tưởng như đâu có mấy ngày vì hình ảnh đau thương sau ngày mất nước cứ mãi chập chờn trong tâm trí ba, "không vò mà rối, không dần mà đau".
Có thể cho tới nay, con chưa bao giờ hiểu tại sao gia đình mình lại có mặt trên đất Mỹ này. Có thể con coi mọi sự dễ dàng và đơn giản. Nay con thấy mình được đến trường thư thả, đời sống vật chất và phương tiện tạm đầy đủ theo túi gạo của gia đình. Không chừng con còn thấy bực bội khi thấy gia đình mình thuộc diện HO, tới đất Mỹ muộn màng, không bằng những người đi trước. Ba tin sau này con sẽ hiểu, để được vậy, gia đình ta và ba đã phảiï đánh đổi chữ tù trong nước mắt đau thương, để tìm lấy hai chữ tự do.
Nếu con hỏi ba vì sao lại có chương trình HO ra đời, ba sẽ phải nhắc lại cho con hiểu thời chiến tranh, chính phủ Mỹ là đồng minh thiếu chung thủy với chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Khi cần, họ gọi đất miền Nam, dân miền Nam là tiền đồng chống Cộng của thế giới tự do. Nhưng khi thấy không cần nữa, họ dửng dưng phủi tay, để miền Nam rơi vào tay cộng sản. Dù sao, tiếng kêu thương từ những trại tù địa ngục, tiếng oan hồn rên xiết nơi rừng sâu biển cả đã động đến trời xanh, tới mức họ không thể bịt tai, nhắm mắt ngoảnh mặt làm lơ. Và nước Mỹ đã mở rộng vòng tay để đón nhận người Việt. Dù sao, chúng ra đã là những người tỵ nạn cần phải biết ơn sự cưu mang giúp đỡ của nước Mỹ, của chương trình HO.
Chính sách Mỹ dành cho HO được hỗ trợ tiêu biểu bởi tổng thống Reagan. Hôm nay vị tổng thống này đã vĩnh viễn ra đi.
"Ăn trái nhớ kẻ trồng cây". Xin cám ơn người, cảm ơn đời và xin cảm ơn thượng đế đã dành lại một phần nào cho sự công bằng cho những người như chúng tôi.


An Di con! Con sẽ hiểu và sẽ nhớ rằng, chính nhờ có chương trình HO dành cho các cựu tù chính trị ở Việt Nam, gia đình mình đã có cơ hội để các con có thể đứng thẳng làm người. Nếu gia đình mình còn phải ở lại Việt Nam dưới chế độ phân biệt lý lịch ba đời của cộng sản, ba mẹ chẳng bao giờ ngẩng mặt lên được, các con cũng chẳng bao giờ được bước vào đại học hay công sở làm việc.
Gia đình ta cũng như nhiều gia đình tới Mỹ bằng diện HO, mục tiêu chính của các bậc cha mẹ không phải vì bản thân già yếu của mình, mà vì tương lai của con cháu. Bản thân Ba tại nước Mỹ, dù no đủ, cũng chẳng còn nhiều năm tháng để hưởng hạnh phúc. Nơi đây ba nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những hàng dừa nơi đất mẹ nghiêng ngả sớm chiều, nhớ những nấm mộ người thân yêu, mỗi độ xuân về, thiếu vắng con cháu thăm viếng. Tâm trạng nơi ba không còn sự háo hức hội nhập vào sự thịnh vượng của nước Mỹ mà chỉ là tâm trạng của một người "Chiều chiều ra đứng cửa sau, nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều".
Ba đã khuyên con biết ơn nước Mỹ, nhưng Ba cũng nhắc con cần luôn luôn tâm niệm, uống nước nhớ nguồn. Hãy lấy chữ trung để bồi đắp sơn hà xã tắc, lấy chữ hiếu để bồi tình thê nhi gia tộc. Khi một người Mỹ đến hỏi con ông là người nước nào, hay ông từ đâu đến, con hãy ngẩng mặt trả lời: "Tôi là người Việt Nam và đất nước của tôi là đất nước Việt Nam." Lớn lên tại Mỹ, lĩnh hội được những điều hay trong một đất nước tự do giàu mạnh và văn minh nhất thế giới, con phải biết lấy sở tồn làm sở dụng để làm sao cho xứng đáng làm người.
Con đang sống ở nước Mỹ tự do, giầu mạnh, nơi con ngườ đã đưa được phi thuyền lên thám hiểm sao hỏa và sắp đến sẽ có chương trình thám hiểm sao Mộc. Nhưng xã hội nào cũng có mặt tốt, mặt xấu. Con đã từng nghe và từng đọc trên báo chí tivi hai người con trai trong gia đình giết chết cha mẹ cùng nhau chia của đã xảy ra vào khoảng năm 1994. Mới đây năm 2000 ở Florida cậu bé 13 tuổi của một gia đình dùng gậy football đập chết mẹ cha lúc đang ngủ vì không đáp ứng đòi hỏi của nó vv.... Con cũng đã thấy có kẻ tự xưng mình như "từ mẫu" lạm dụng và gian lận medical để lấy bạc triệu của người dân đóng thue, trong đó có vụ thổi phồng bệnh tật, đưa bệnh nhân vào giải phẫu 366 người dân Cali, làm chết 51 người oan uổng (08/18/). Mặt xấu không thiếu chuyện ghê rợn, nhưng cũng đã có luật pháp để ứng phó, tất cả đều lọt lưới phải đền tội. Việc thi hành luật pháp cũng lắm lúc bất công: vụ án Jose King năm 1992 một người Mỹ da đen bị năm cảnh sát da trắng đánh đập tàn nhẫn vì xử bất công nên xảy ra vụ đập phá ở Los Angeles. Nhưng nhờ có thể chế dân chủ, có tự do ngôn luận, mọi sai lạc còn có cơ hội được điều chỉnh kịp thời. Chính vì vậy mà đất nước này đã vượt qua mọi cơn khó khăn để tiếp tục phát triển vượt bậc.

Ba nhớ lại khi đọc lịch sử Hoa Kỳ thời nội chiến Nam Bắc phân tranh, dưới thời tổng thống Abraham Lincoln cách đây 143 năm quân miền Bắc tướng Lee chỉ huy, quân miền Nam do tướng Grand cầm đầu. Cuộc chiến chấm dứt quân miền bắc đánh bại miền Nam, hai tướng ôm nhau mà khóc, các binh sĩ hai miền chết trong chiến trận đều gom về chôn chung một nghĩa trang. Tổng Thống thắng trận A. Lincoln thì không những không hát "ngày vui đại thắng" mà còn tỏ lòng đau sót, cúi đầu xin lỗi trước quốc dân. Tại sao dân tộc mình không diễm phúc có được những người lãnh đạo như vậy"
Ngày bức tường Bá Linh sụp đổ dân hai miền Đông và Tây nước Đức thống nhất, có ai bị hành hạ tù đày, hay trả thù gì đâu. Họ sống chung tình thương dân tộc hài hòa dù rằng trước kia ở hai phía thù địch. Rồi trong thế chiến thứ hai năm 1945 có dân tộc nào thù Mỹ bằng dân tộc Nhật. Sau khi hai trái bom nguyên tử san bằng hai thành phố Nhật ở Hiroshima và Nagasaki nhưng giờ này họ là đồng minh bên nhau.
Andy, Con được sinh ra ở Việt Nam và đang trưởng thành ở Hoa Kỳ. Dù hôm nay con phải sống tha phương nhưng hãy tâm niệm rằng con là người da vàng máu đỏ. Chim có tổ người có tông. Tông là dòng giống, là gốc gác gia tộc. Tông của con là gốc Việt. Tổ là nhà cửa, là đất nước nơi mình sinh sống. Tổ của con hôm nay, ngày mai là nước Mỹ. Ba mong con sẽ sống xứng đáng với tổ với tông khi đã thành người Mỹ gốc Việt.
Ba của con

Mây Bạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,216,151
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến