Hôm nay,  

Tới Luôn Bác Tài

07/09/200400:00:00(Xem: 104910)
Người viết: VI DÂN
Bài số 608-1147-vb2060904

Tác giả tên thật Vày A Cẩu, sinh năm 1953, đến Mỹ năm 1991 theo diện H.O. Nghề nghiệp: A School Bus Driver. Hiện sống chung với vợ cùng ba cô con gái.

Trên những chiếc xe đò ở quê nhà năm xưa, từ những khúc đường bụi mờ đất đá ra ngoài quốc lộ rồi vào xa lộ Biên Hòa, nhờ những tài xế dạn dày kinh nghiệm, lo cho hành khách an toàn, đi đến nơi về đến chốn. Bác tài...tài thật!
Bây giờ lái xe ở Mỹ ư" Chuyện dễ mà. Trong một gia đình mạnh chồng chồng lái, mạnh vợ vợ lái, con cái mạnh ai nấy lái (xin đọc đúng là Lái. Cám ơn). Lái xe đi học, đi làm, đi du lịch, đi tùm lum....chỗ nào cũng dễ. Hòa trong dòng xe cộ lưu thông hằng ngày chúng ta thấy từ xe truck lớn kéo theo hai ba thùng dài thoòng, xe bus, xe lớn nhỏ các loaị đến xe gắn máy, xe đạp đều chạy mất thứ tự, nhanh chóng và an toàn. Thế lái xe bus chuyên chở hành khách nhất là lái xe bus chuyên chở học sinh thì như thế nào nhỉ"
Trước khi vào nghề tôi nghĩ lái xe nào chẳng thế bất quá xe bus lớn dềnh dàng chỉ cần tập lái một ít là xong chứ có khó khăn gì đâu. Thế rồi tôi dò tìm ở đâu đó có bãi đậu xe bus vàng vàng là tôi mò đến mạnh dạn xin một chân tài xế chuyên chở học sinh (A Shool Bus Driver). Sau ba bốn tháng chạy mòn bánh xe nhà, cuối cùng rồi tôi cũng được nhận vào một công ty, được huấn luyện để trở thành một bác tài chuyên chở học sinh.
Đầu tiên, muốn trở thành A School Bus Driver bạn phải có một lý lịch không tì vết một bằng lái xe trong sạch, sức khỏe đầy đủ, vượt qua một cuộc phỏng vấn gay go bởi nhân viên cảnh sát CHP (California Highway Patrol). Lên lớp học 40 giờ lý thuyết rồi đi thi, nếu bạn đậu trong vòng 3 lần thì được tiếp tục sang phần học lái, nếu kông hẹn năm sau tái ngộ. Phần thực hành học lái cũng rứa, bạn có cơ hội thi ba lần sau 40 tiếng thực tập. Lạy trời, nếu mọi chuyện đều thuận buồm xui gió, bạn sẽ nắm trong tay nào là: bằng lái xe chuyên chở hành khách (Commercial Driver License Class B, California Special Driver Certificate) cứ mỗi 2 năm lại tái khám, Frist Aid, Adult CPR mỗi 3 năm và 1 năm phải thi lại.
Nhưng xin chớ vội mừng rồi đến lúc hãng giao cho bạn một chiếc xe bus vàng khè, to tổ chảng và một bảng lộ trình bảo bạn đi đưa đón học sinh. Lúc đó mới biết tài của....bác tài.
Ngoài hãng xe bus chuyên chở học sinh Los Angeles Unified School District do chính phủ chủ quản ra còn có hơn cả tá các công ty lẻ tẻ khác của tư nhân. Cùng các kiểu xe bus vàng lớn nhỏ như nhau chỉ khác nhau ở chỗ hàng chữ bự kẻ tên công ty nằm hai bên hông xe và tiền...giờ trả lương cho bác tài. Công ty tôi đang làm cũng chỉ thường thường bậc trung, nhưng vùng hoạt động cũng khá rộng rãi, từ Los đến Long Beach qua quận Cam kể cả vùng Valley, nếu để ý người ta sẽ nhìn thấy những chiếc xe bus vàng mang nhãn hiệu công ty Atlantic Express chạy lông nhông trên đường phố hàng ngày.
Trong hai ngày thực tập đầu tiên, ngồi trên ghế tài xế, tay níu chặt vô lăng, tay cầm bảng lộ trình trên đó ghi rất kỹ thời gian cùng địa điểm chính xác phải đến rước học sinh đến trường xong đưa trả lại nhà mà toàn thân tôi bỗng toát mồ hôi lạnh. Nhìn qua nhìn lại, nhìn tới nhìn lui thì ôi thôi chỉ còn một mình trên chiếc xe bus vừa dài vừa to nằm trong bãi đậu chỉ cách hai chiếc kế bên chưa đầy gang tấc. Chưa kịp nổ máy thì tiếng radio được thiết kế trong xe gọi tới lui ơi ới, lắng nhắng bởi nhiều loại giọng tiếng anh xen kẽ càng làm tôi rối rắm, lùng bùng, mặc dù chẳng ai đá động gì tới mình. Thôi thì đường ta ta cứ dzọt...đại. Tới luôn....bác tài. Ấy vậy mà Mr S chân thành bắt tay lắc lắc rồi vỗ vỗ bên vai tôi khen lấy khen để: "Ông làm ăn ngon lành! Đúng giờ nhé! Không vượt quá tốc độ quy định nhé! Và nhất là an toàn số một." Ngoài tiếng lí nhí cám ơn, tôi không còn biết nói gì hơn.


Tôi đã quen thực dậy thực sớm, đến hãng trình diện xong, nhận giấy má nhận xe xong xuôi mọi sự đều tốt lành, chỉ việc chạy bon bon đưa rước đám học trò thân quen hai buổi đi về hầu như đúng giờ giấc đã trở thành thói quen, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy nhàm chán trong công việc. Trái lại, tôi vẫn còn cái cảm giác hưng phấn nao nao của thuở ban đầu ấy.
Có lần, trên khúc xa lộ ba bốn lằn xe, đang chạy ngon trớn bỗng chưa đầy một tíc tắc thì bồng nghe tiếng k..i..tz br..ù...m rờn rợn, lại tai nạn! Hai, ba bốn thậm chí cả đoàn xe đụng nhau dồn cục méo mó bên trong chứa đựng những con người đáng thương, bất hạnh. Cũng may mình thoát nạn, hú hồn. Một ngày không như mọi ngày.
Trong nghề nhiều năm, tôi được đi nhiều (chẳng những Free mà còn được lãnh tiền OT nữa chứ, đã quá xá ta) mở rộng tầm nhìn về nước Mỹ. Ngồi trên xe tôi, không chỉ là những em học sinh ngây thơ hiền hòa lễ phép mà còn có cả những ông bà cụ già, những người nghèo khó không cửa không nhà. Tôi đưa đón họ trong những dịp hội hè, lễ lạc từ nơi thành phố ồn ào đến những nơi núi cao rừng sâu, mò mẫm trên con đường đất đá lởm chởm bụi mù chỉ cốt để được xem mấy con khỉ đang nhảy múa tưng bừng lá chí chóe trong lồng, quá vui mừng đón chào quan khách đến thăm. Trong những lúc như thế tôi đích thực là một bác tài đang lái một chiếc xe đò. Công ty tôi không những chỉ phục vụ học trò, mà còn phục vụ quý vị hành khách khác nữa. Nếu quý vị có nhu cầu đi tham quan du lich, đi hội hè với một đoàn đông ơi là đông, xin quý vị đừng ngần ngại thử gọi đến công ty tôi, bảo đảm giá rẻ nhất, uy tín, đúng hẹn, an toàn nhất. Safety first. Với hàng trăm xe bus lớn nhỏ, đủ kiểu đủ màu và một dàn bác tài kinh nghiệm đầy mình (trong đó có tôi) sẵn sàng phục vụ quý vị 24/7 không tin xin cứ nhấc phone gọi thử rồi sẽ biết tay nhau, hoặc giả có bạn nào (không phân biệt nam nữ, đẹp xấu hoặc giàu nghèo) có hứng thú muốn trở thành bác tài như tôi cũng xin cứ mạnh dạn gọi vào. Bởi vì cả một công ty lớn có hạng chỉ có mình tôi là người Hoa đến từ Việt Nam đang cô đơn lạc lõng rất cần tình bạn bốn phương. Tôi đợi đấy.
Không ít người đã than phiền rằng tình người trên xứ Mỹ này mỏng mảnh mong manh. Nào vợ chồng ly dị như thay áo, nào là con cái cãi lời cha mẹ bỏ nhà đi hút sách đàn đúm, nào là học trò vác súng đến trường lia loạn xạ.... Tôi thiết nghĩ đó chỉ là thiểu số mà thôi. Tôi đã chứng kiến ngày này qua ngày khác thầy cô giáo kiên tâm dạy dỗ dìu dắt từng em học sinh ngổ ngáo, hay bệnh hoạn bằng những lời lẽ cử chỉ âu yếm dịu dàng chẳng khác chi những bậc cha mẹ hiền từ, những vị tiên mang niềm vui hạnh phúc đến cho trẻ thơ.
Tôi cũng thường được tiếp xúc các vị hằng tâm hằng sản, tình nguyện viên dâng hiến công sức cho nhà thờ để làm vơi phần nào nỗi thiếu thốn, thống khổ của những con người bất hạnh, không may rớt xuống tầng đáy xã hội. Nói chi xa xôi chỉ riêng bản thân tôi cùng gia đình nếu không đươc tình người Mỹ cưu mang tôi đã là cái chi chi" Không nghĩ đến thì thôi hễ nghĩ đến là bồi hồi.
Sau mỗi ngày đi làm về, dù mệt mỏi, dù buồn phiền tôi luôn luôn tâm niệm rằng cuộc đời không chỉ toàn là màu xám tro mà còn có cả vầng hồng rạng rỡ của bình minh đang chờ đón. Thế là tôi dần chìm vào giấc ngủ êm đềm không mộng mị, qua ngày mai còn sức tiếp tục cày....
Những bác tài năm xưa bây giờ ở đâu, đang làm gì" Riêng cha tôi đã đành đoạn bỏ lại vợ con trong những ngày cam khổ. Là một bác tài, ngàn lần chạy tới ít khi de. Biết đến bao giờ tôi mới có dịp về thăm lại mẹ già cùng đàn em, lũ cháu!

Vi Dân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến