Hôm nay,  

Thú Đau Thương!

29/08/200400:00:00(Xem: 120698)
Người viết: THIỀU TUÝ NGA
Bài số 599-1138-vb4250804

Tác giả đã Viết Về Nước Mỹ năm trước, với bài “Tạ Ơn Ba, Cám Ơn Má.” Bài viết lần này được bà ghi: riêng tặng các chị có gia đình và gặp phải ông chồng có chút máu ham vui. “Đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Đôi khi, nếu mình không làm thay đổi được hoàn cảnh sống, thì cũng nên nhìn cuộc đời ở 1 góc cạnh tốt đẹp hơn. Mong thay.”
*
Hồi nhỏ, tôi cứ nghe ba má nhắc nhở hoài cái điệp khúc: “chọn bạn mà chơi, ông bà mình vẫn thường nói: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”... Lớn lên, tôi cũng áp dụng cái điệp khúc này mà dạy lại con cháu mình.
Càng ngẫm nghĩ thì càng thấy đúng... Con nít mà gần gũi với bạn bè, học hành đàng hoàng, thích chơi thể dục thể thao, thì cha mẹ yên tâm được phần nào, còn lở xui mà nó thích theo cái đám bạn phá làng phá xóm, thích tụ tập hút xách, thì cha mẹ cứ phải nghe mắng vốn suốt ngày. May mắn lắm, khi lớn lên, tính tình nó thay đổi, lo chí thú học hành, ăn nên làm ra, thì vợ chồng con cái được ấm êm, còn bằng ngược lại, thì ông bà Nội Ngoại thay nhau giữ cháu, bỏ thì thương mà vương thì tội.
Gần mực thì đen, ở tuổi nào cũng đúng, đúng nhứt với những người ham vui. Kể từ ngày phân nửa kia của của tôi tìm được những người bạn cùng chí hướng, tức là cùng mê 4 bà đầm (trong bộ bài tây) thì chàng như cá gặp nước, tung tăng tha hồ lội, mới đầu chàng lội ngày thứ bảy, sau đó, có sức, chàng lội thêm chiều thứ sáu... Càng lội, càng dẻo càng dai, thế là, hể rảnh giờ nào thì chàng cùng đám bạn bè... lội giờ đó... Cằn nhằn thì chàng bảo là chàng đi tập thể dục thể thao... Này nhé: anh phải tân dụng sức lực để nặn mấy con bài, sau đó anh phải suy nghĩ tính toán như thế nào để binh không lủng,..!! nhờ vậy giúp anh thư giản đầu óc, vì cuộc sống ở Mỷ, anh đi làm có quá nhiều xì trét..”
Trời đất qủi thần ơi, chàng của tôi kể từ ngày định cư ở Mỷ, tự nhiên bị dị ứng với chữ bills, chàng không chơi basket ball bao giờ, vậy mà chàng thảy banh vô lưới không thua gì anh chàng Shaq của đội Lakers, nên chữ bills tôi đành lảnh đủ!... Vậy mà chàng còn bị xì trét, thì thiệt là tội nghiệp!
Bốn bà đầm với tôi thì lại chẳng có chút cảm tình, nhìn lại 4 ông Tây, họ có gallant như cái tên hay không thì tôi không biết, cọng thêm 4 ông bồi, càng nhìn, tôi càng thấy họ khó ưa,... nên thú vui của chàng, tôi không hiểu được.
Bắt đầu là những cuộc cải vả nho nhỏ, sau đó, tôi phải tìm thêm đồng minh là bà già chồng và 2 cô em chồng. Một hôm tôi và đồng minh sẳn sàng ứng chiến, chờ chàng đi chơi về. Bước vào nhà, chàng đã phùng mang trợn má, bà già chưa kịp ra chiêu, đã lên cơn tức, tay chân run lẩy bẩy!. Tội nghiệp cái đám con cháu Hai Bà, gươm giáo chưa kịp rút, đã phải luc tục khiêng hàng binh về nhà. Dầu gió, dầu cù là, dầu nhị thiên đường,.. đũ hết thứ dầu, được đem ra sử dụng: đứa cạo gió, đứa bóp tay bóp chân, đứa thì thủ sẳn cái phone cầm tay, vì nếu tình hình không ổn thì phải kêu 911, đưa bà già vô nhà thương cấp cứu… May quá, bà già tỉnh lại…
Và từ đó, không kèn không trống, tôi đành phải bỏ rơi đồng minh của mình, đồng minh kiểu này, chưa đụng trận đã làm tôi đau tim! Và cũng từ đó, một mình tôi đánh đông dẹp bắc, lập ra cái gánh hát mà chỉ có 2 người: chàng là kép độc, còn tôi là cô đào chánh.
Mới đầu gánh hát chỉ có đào chánh lên giọng, thánh thót câu hò điệu nhạc du dương … rồi đến cải lương, xuống 6 câu vọng cổ: khóc lóc mùi mẩn không thua gì trong tuồng con gái chị Hằng. Không kết quả, tôi đổi qua cải lương Hồ quảng, tôi bắt chước cái màn Tiết Đinh san - Phàn Lê Huê, oai phong lẫm liệt, la lối om sòm, và cuối cùng thì đến màn chót là hát bội: “như ta đây, ư...ư... danh tiếng nổi như cồn,...ư...ư... bà chằng... ư...ư... tiếng tăm ta lừng lẫy, ...ư...ư...” Mỗi lần hát xong, tôi phải ngậm hết vài chục viên ô mai cam thảo, và tôi đành chào thua... tắt luôn cái đài phát sóng!


Nói về bạn chàng, thì “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”. Anh nào đối với tôi, cũng thuộc loại cao thủ võ lâm, không biết gia đình con cái ra sao. Nhưng có rất nhiều thì giờ để hú hí với 4 bà đầm!.... Sáng sớm thứ bảy, chưa mở mắt ra là đã nghe cell phone reng ỏm tỏi, giờ trọng đại sắp điểm, hội nghị bàn tròn sắp bắt đầu, 1…2…3…chúng ta sắp hàng ra quân.
Tuy chưa được diện kiến dung nhan về chiều mấy anh bạn của chàng, nhưng tôi có thể tưởng tượng được… Nào là anh Châu, mà tôi kêu là anh “Châu hút” cho dễ nhớ. Số là có 1 hôm, tôi gọi đến tìm chàng… tôi nghe được 1 giọng Bắc rất nhẹ nhàng, rất thanh tao, rất gợi cảm: “Tôi….tôi… Châu …đây. …Tôi… thì… chỉ… thích… xoa… mạt… chược,… tôi.. không… thích… binh.... binh... xập xám…!”. Ái chà! Chưa đánh đã khai!... Giọng anh nhừa nhựa kéo dài, làm tôi nhớ đến những câu chuyện đã đọc qua của những nhà văn thời tiền chiến. Tôi liên tưởng đến cảnh 1 ông già ốm o đang nằm è… hít thuốc phiện!
Kế đến là anh Sơn, với giọng nói rất hùng hồn, tôi kêu là anh “Sơn Luật”, vì cả 2 anh chị đều gốc sinh viên Luật trước năm 75. Nếu anh chị được đi sớm, thì có lẻ giờ này anh đã làm chánh án và chị cũng đã là Tiến sỉ Luật sư với hơn 20 năm kinh nghiệm!…
Người cuối cùng, rất đặc biệt, có cái tên rất dể thương là “Thái Giám”. Cái anh chàng này, sáng thứ bảy là lăng xăng réo gọi hết người này đến người khác, mau mau lẹ lẹ đi họp,…làm tôi liên tưởng đến cái anh chàng thái giám, lăng xăng lít xít, có cái đuôi tóc, đi lắc qua lắc lại trong mấy bộ phim Tàu… Nhờ tưởng tượng hay như vậy, nên ra đường, tôi chưa bao giờ chạm trán với mấy tay cao thủ vỏ lâm này, cho nên “mặt trận Little Saigon, đến hôm nay vẫn còn yên tỉnh!”
Chuyện đại sự của chàng, bàn hết năm này qua năm kia, vẫn chưa đạt thỏa hiệp ngừng chiến… Hôm nào bực quá, tình hình trở nên căng thẳng, tôi mở miệng nói vài tiếng, thì y như rằng, cái đài phát sóng của chàng vặn hết volume, bộ mặt chàng đỏ rực như Trương Phi sắp ra trận, mắt chàng to tròn, cái miệng chàng nổ liên tục, âm thanh không thua gì cái gói bắp rang đang bỏ trong lò microwave…
Càng nhìn chàng nổi nóng … tôi càng thấy quen quen, thì ra lúc chàng nổi giận, chàng giống hệt như mấy con cá đang lội trong hồ. Này nhé: 2 con mắt lồi ra, cái miệng thì táp táp…. Thay vì cãi lại, tôi cứ tưởng chàng là con cá Tàu, đang táp táp … táp mấy con lăng quăng đen thùi! Thôi thì cứ để chàng táp cho đã, vì mấy con lăng quăng sẽ trở thành muổi, mang theo vi trùng West Niles, có hại cho người. Chỉ tội nghiệp mấy cái cửa ở nhà, tự nhiên ngày hôm đó tụi nó bị ê mình, vì bị chàng đi ra vô đóng rầm rầm... chưa kể mấy ngày sau, tôi phải nhìn cái mặt nhăn nhó của chàng như người ăn không tiêu, bị táo bón mấy ngày.
Cái gánh cải lương của tôi khai trương chưa được bao lâu, đã phải khai “băng rúp xi”, vì cô đào chánh tắt tiếng. Cãi đã không thắng, mà còn nhức đầu. Ở nhà bực mình, tôi đành bò trở lại trường học, bạn bè hỏi cuối tuần làm gì".
- À, thì ở nhà đọc bài, làm bài, ráng lấy cái “mát tơ”
Bạn bè khen tôi siêng quá! Ái chà, chớ không lẻ ngồi nhà chờ chàng hành hiệp giang hồ với 4 bà đầm xong, khi nào chán thì bò về nhà, lo cơm nước phục dịch chàng" Biết đâu nhờ 4 bà đầm của chàng, mà sau này tôi thành người thông thái... Và trong khi chờ đợi tương lai huy hoàng ấy, bây giờ tôi ngồi đây, gõ lóc cóc, viết vài hàng cho vui, biết đâu nhờ chàng mà có ngày tôi trở thành “dăng xỉ”.
Mai kia mốt nọ, học xong, rồi viết văn, rồi làm thơ con cóc... rồi sẽ có 1 ngày tôi mở tiệc BBQ, mời hết các bạn của chàng tới chung vui. Ngày đó, tôi sẽ trân trọng đứng chắp tay cung kính (như cái cảnh Hoàng Dung bái tạ Hồng thất công làm sư phụ) cám ơn các anh: Châu hút, Sơn Luật, Thái Giám..... Nhờ các anh mà tôi biết rất rõ thế nào là cái “thú đau thương”...

Thiều Túy Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,131,044
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến