Hôm nay,  

Đổi Đời

08/08/200400:00:00(Xem: 108456)
Người viết: KHẤT SĨ
Bài số 602-1140-vb2090804

Tác giả lần đầu viết về nước Mỹ bằng một truyện kể nhiều tính trào lộng. Bài được chuyển tới bằng eMail. Mong tác giả sẽ bổ tục địa chỉ liên lạc, ít dòng tiểu sử, và thêm bài viết mới.
*
Ngày 5 tháng 12 năm 2004, cảnh sát quận Cam, tiểu bang Cali, đã vào nhà ông bà Thanh, phạt hai vợ chồng về tội "gây ảnh hưởng xấu với trẻ em." Cảnh tượng bắt phạt này làm ngạc nhiên khá nhiều người vì gia đình ông bà Thanh lâu nay vẫn được coi là một gia đình gương mẫu. Số là thế này…
Gia đình ông Thanh sang Mỹ năm 90, theo diện HO, gồm vợ chồng cùng 2 con nhỏ, đứa lớn 10 tuổi, và đứa nhỏ 8 tuổi. Hồi ở Việt Nam, gia đình ông Thanh rất khó khăn, cơm không đủ ăn (khoai mì qua ngày), áo không đủ mặc, thiếu thốn muôn bề. Trường hợp bà Thanh mặc áo ông Thanh, và ngược lại, là chuyện không hiếm, cũng như 2 đứa con phải mặc đồ chung vậy. Do đó, sang đến Mỹ, với tuổi trung niên, như cá gặp nước, hai ông bà làm việc như trâu, tối tăm mặt mũi, quên cả chuyện đời.
Khoảng 7 năm sau, gia đình ông Thanh đã trở nên khấm khá, xe mới, nhà mới. Lo lắng chuyện cơm áo đã là “lịch sử”. Con cái cũng được lo ăn học đến nơi đến chốn. Quả là một cuộc đổi đời thú vị!
Nhưng cuộc đổi đời đã không dừng lại. Khi đi đến đường cùng, nó lại tìm ra một hướng mới. Khi đã no cơm ấm cật, con người ta vẫn có thể còn cái để lo, những cái mà khi bần hàn họ không có thì giờ lưu tâm. Đó là trường hợp bà Thanh.
Sau những năm tháng cùng cực tại Việt Nam, cộng với 7 năm “làm việc như trâu” lúc vừa đến Mỹ, bà Thanh đã có dáng dấp của một bà cố ngoại, trước khi là 1 bà ngoại thực thụ. Khi tiền bạc đã khá dư giả, những lo toan cơm áo không còn, thời giờ thì rảnh rỗi, soi gương bà bỗng giật mình tự nhủ, “cái già đã đến tự bao giờ”. Thế rồi bà bắt đầu nghĩ đến chuyện “tân trang”, về ngoại hình, tư tưởng… cũng như những gì liên quan đến 2 chữ “hồi xuân”.
Từ đó, tuy đã 48 tuổi, bà Thanh tự cho mình đang thuộc dạng … “phơi phới”, mặc dù ông Thanh luôn phủ nhận điều này. Theo lời ông Thanh, bà ăn mặc ngày càng lố lăng, dị hợm. Bà bắt chước cách nói năng xử sự của lớp con gái mới dậy thì. Nhưng do đã “sồn sồn”, tổng hợp lại, thái độ của bà không giống môn cũng chẳng giống khoai, trẻ không ra trẻ, già chẳng ra già, cứ lơ lớ rất lố bịch. Bà thường xuyên mặc quần đùi, bất kể mùa Hè hay mùa Đông. Ra đường, bà hay nói lớn nơi đông người, và thường xuyên cười hô hố với lý do không rõ ràng.


Có lần bà làm ông Thanh phải “đau đầu” cả tháng vì trong thâm tâm ông, bà vẫn là hình ảnh của một cô gái thôn quê hiền lành chân chất mà ông rất yêu. Lần đó, sau nửa giờ soi gương, bà vào phòng ngủ bảo ông:
- Anh coi đùi em nè, có đẹp không… vừa trắng lại vừa tròn …
Nghe câu này, ông Thanh cứ như bị điện giật, muốn văng luôn ra khỏi giường. Dù rất thương vợ và rất thông cảm rằng cái tuổi xuân của vợ đã phải trôi qua trong nghèo khổ, ông cũng phải buột miệng:
- … Tròn như củ khoai lang và trắng như da thằn lằn ấy!
Đó chỉ là những khúc mắc nhỏ của riêng 2 ông bà mà thôi, người ngoài không ai biết. Sự đời vẫn tiếp tục!
Bà Thanh có một chị bạn làm cùng hãng, khá thân. Chẳng biết 2 bà đã bàn bạc thảo luận thế nào, một hôm bà Thanh bảo chồng:
- Anh cho em đi sửa sắc đẹp nha, em dư mỡ nhưng da hơi bị nhăn … anh không muốn ngủ chung với 1 bà già chứ"
Vốn đã quen với sự thay đổi về thái độ của vợ trong những năm gần đây, lần này ông Thanh không ngạc nhiên, ông chỉ hơi luyến tiếc quá khứ 1 chút…
Thấy ông chần chừ, bà tiếp luôn:
- Anh yên tâm đi, em sẽ đi Đại Hàn để sửa. Anh biết đấy! Đại Hàn là nước văn minh, nổi tiếng với dược thảo Nhân Sâm, bảo đảm em sẽ không sao đâu.
Sau hơn tháng trời “thọ giáo” tại đất nước củ Sâm, bà Thanh trở về nhà trong hân hoan. Ông Thanh cũng thấy vui lây và cũng thừa nhận rằng sau khi “chỉnh sửa”, bà trông khá hơn chút đỉnh. Cả nhà quây quần vui vẻ.
Bất ngờ, khi giúp bà soạn đồ đạc đưa về từ Đại Hàn, ông Thanh chợt thấy một vật ngồ ngộ, nhưng lại có vẻ … “quen quen”. Ông hỏi bà:
- Cái gì đây em"
Bà Thanh nhìn ông cười nham nhở … rồi trả lời:
- Thì … “củ Sâm” đó mà.
Sau khoảng lặng 5 hay 10 giây, đủ để nhận ra sự việc, ông Thanh nổi nóng la lên:
- Mẹ kiếp! Hồi còn ở Việt Nam … “củ mì” cũng xong … sang đây bày đặt … củ Sâm” hả!
Nói xong, ông cầm “củ sâm”, mở cửa ném nó ra đường, rồi đóng sầm cửa lại.
Bọn trẻ con hàng xóm đang chơi ngoài đường, chợt thấy một vật lạ văng tưng tưng trên đường, trông khá ngộ, chúng giành nhau chụp lấy, cãi nhau chí chóe, cứ như của quý trời cho. Sự ầm ỹ của bọn trẻ lôi kéo sự chú ý của những ông bà hàng xóm. Họ xúm lại để tìm hiểu xem đó là cái gì…
Kết quả là gia đình ông Thanh bị cảnh sát gõ cửa.
Khất Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,992,345
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến