Hôm nay,  

Trúng Số

14/06/200400:00:00(Xem: 244316)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 561-1099 VB6110604

Trời, có bao giờ dám mơ trúng số ở VN.
Thiệt tình a, bán vé số ở VN, gần giờ xổ, còn bao nhiêu là vé chưa bán được còn chẳng dám mơ trúng nữa là.
Nhưng mà ở đây, dám mơ chớ, tại sao không"
Nè nhé, ít nhiều gì tôi cũng thấy xung quanh người ta trúng.
Ngay tại tiểu bang tôi nè, thành phố lân cận, một chị có con chưa chồng mua một vé, là một vé thôi đó mà trúng ngay lần đó, đổi đời cái rụp, đâu phải mơ ước gì xa xôi đâu.
Tôi thì rất nghèo, nghèo từ trong nghèo ra, nghèo từ ngoài vô, nghĩa là qua đây thật sự vô sản . Mang qua mấy bộ quần áo, mới 3 tháng bỏ hết trơn vì ăn cam, ăn gà Mỹ thoải mái, lên cân quá mà. Qua ngay nhằm mùa Đông thì quần áo ở cái xứ nhiệt đới tôi vừa rời càng chả thấm là bao với cái lạnh ở đây...
Vậy đã chịu tôi vô sản cho chưa "
Lần đầu tiên, cả gia đình tôi đi Canada -Vancouver BC rồi qua đảo Victoria chơi hai năm sau ngày tới Mỹ, chi phí bằng tiền mồ hôi nước mắt những buổi trưa cha mẹ tôi hái dâu ngoài đồng. Tôi đi học, làm work study đâu có được bao nhiêu tiền, tôi và các anh chị của tôi chỉ góp chung được tiền tips cho mỗi bữa trưa và tối của gia đì nh cả chuyến đi à.
Tới Mỹ chưa đi đâu hết, đi Canada thật sự là một chuyến mở mắt của cả gia đình.
Này nhé, không mơ trúng số sao được, tới Vancouver BC thì nhà cửa khang trang, giống y VN, chợ búa đông đúc, tôi đã ước gì tôi có thật nhiều tiền mua cho cha mẹ tôi căn nhà ở đây để dưỡng già, cuộc sống không bon chen, êm đềm lắm.


Rồi còn qua đảo ấy à, trời, thiên đàng dưới đất hay sao á, các căn nhà dọc bờ biển thật đẹp, có ca nô hay tàu neo trước nhà, thích gần chết, không mơ trúng số để mua được thì còn mơ gì nè.
Chúng tôi tới đảo, đúng ra là phải đi cái vườn hoa chính, Bushchard Garden, nhưng vé mắc quá, chúng tôi đi cái vườn nhỏ hơn, vé chỉ bằng nữa tiền, cũng chụp hình, làm le, có đi qua Canada, thế cũng vinh dự chán. Không có nhiều tiền thì chơi theo ít tiền, vậy còn chả mơ trúng số để có thể tới bất cứ đâu, vô bất cứ chỗ nào mình muốn là điều thật dễ hiểu mà...
Trở về Oregon, trời, còn cả hai ba năm học trước mặt, tối
tăm mặt mũi, tôi quên hẳn mất cái chuyện muốn trúng số của mình .
Thấm thoát mà 14 năm đã trôi qua, tôi bây giờ có nhà, có cửa, có gia đình, có con cái. Chắc cũng xong bao nhiêu việc, xả hơi, ngồi rảnh, ý muốn trúng số lại trở lại. Mỗi lần thấy số tiền trúng hơn con số 5 hàng chục là tôi mê lắm, mua liền, phải mua, mua nhiệt tình,mua hăng say lắm. Không trúng đâu sao, cũng là giúp cho giáo dục, mở mang tiểu bang hi hi.
Tôi vẫn mua và mua số liên tục, nhìn những căn nhà đẹp, sang, những chuyến du lịch Hawaii, Châu Âu, Úc và Á tôi vẫn mơ, vẫn hăm hở mua vé số lắm.
Có điều bạn hỏi tôi trúng bao giờ chưa, xin thưa, trúng đâu mà trúng, nhưng tôi vẫn mơ à, ở đây, cái gì lại không xảyra được, chỉ cần tôi kiên trì.
Và bạn ơi, nhiều khi cả đời tôi không bao giờ trúng, nhưng ước mơ trúng số và bao giờ cũng mua vé số ủng hộ lúc nào cũng có trong tôi.
Bạn thử làm giống tôi coi sao...
Coi gì"
Chỉ có một điều là coi.. coi... coi chừng trúng...
Phải vậy hông à"

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến