Hôm nay,  

Cái Học...

07/06/200400:00:00(Xem: 144572)
Người viết: VIỆT BÀO
Bài số 554-1092 VB310604

Việt Bào

Tác giả tên thật là Phạm Văn Bản, bút hiệu Việt Bào, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1949 tại Phụ Dực, Vĩnh Ninh, và là trung úy hoa tiêu Phi Đoàn 520, Không Đoàn 74 Chiến Thuật, Sư Đoàn 4 Không Quân VNCH. Hiện nay anh sinh sống với gia đình vợ, 4 con, và 2 cháu nội tại Lynnwood, và là một nhà giáo dục địa phương này. Sau đây là bài viết của ông.
*

Sau hai mươi năm học để làm quen với cuộc sống Mỹ, nhìn lại quãng đời khi mái tóc phai màu và mỉm cười với việc gì mà mình đã đạt, đó là “cái học.” Vâng muốn học, điểm tiên quyết tất nhiên là tài chánh, không những tính chi cho tiền học tiền hành mà còn cho cuộc sống gia đình để làm sao có toàn thời mà học. Hằng ngày tuy mình luống tuổi nhưng vẫn tung tăng cắp sách đến trường trên lộ trình lái xe cả giờ từ nhà Everett tới Western Washington Univer- sity mãi tận đầu rặng Cascade mà lòng mình như xưa chẳng quản tuyết sương.
Tình thực mà nói cái học nó theo đuổi tôi như hình với bóng ngay từ những thuở thiếu thời, và có thể nói đó là định mệnh đời tôi. Trước hết, xin thưa rõ về cái học nó đâu phải học vì khoa bảng bằng cấp, hay những học vị ấy cũng chẳng như “cái cần câu cơm” của bao cô cậu suy nghĩ đương thời. Và cũng như bao anh em chiến hữu khác trải qua trong chiến tranh Việt Nam, thì tuổi thanh niên chúng tôi qủa thật là tuổi đong đầy nước mắt. Ngày xa xưa tôi cũng mong sao học đến nơi đến chốn nhưng cũng thời chinh chiến ấy mình vừa lấy được Tú Tài II thì phải lên đường nhập ngũ, vào ngành phi hành binh chủng không quân năm 1970. Sau khi mãn khóa trường huấn luyện sĩ quan Bộ Binh ThủĐức, tôi có ít tháng học Anh văn ở trường Sinh Ngữ Quân Đội, thi đủ điểm và du học.
Mùa hè đỏ lửa của Việt Nam năm ấy cũng làm cho người vợ của đại úy thày dạy bay tôi ở trường huấn luyện Sheppard bồn chồn lo lắng. Nguyên do là tuổi của bà lớn hơn nên được tôi nhận làm chị, và trong những dịp ông bà đón tôi về thăm tư gia cuối tuần thì tình cảm anh em Mỹ Việt vui vẻ đậm đà. Và không ngờ một hôm bà đề nghị cùng chồng cần đưa tôi qua trốn bên Mễ Tây Cơ với gia đình song thân để khi tình hình thế giới thay đổi thì rước tôi về Mỹ. Bà chị người Mỹ của tôi vì sợ tôi chết trong chiến tranh nên bà nói thế.Đây là điểm đột phá đầu tiên mà tôi học về cái lòng bác ái vị tha từ người chị Mỹ.
Trước tình cảm quyến luyến của ngày hồi hương, tôi bùi ngùi cám ơn và gĩa từ Ông Bà Johnson lên đường chiến đấu. Năm ấy, tôi trình diện PhiĐoàn 520 KhôngĐoàn 74 Chiến Thuật SưĐoàn 4 Không Quân. Thế rồi cái học tưởng chừng như mất, nhưng một buổi nắng mai lại hiện về với tôi. Khi trung tá phi đoàn trưởng Phạm Quang Điềm nhắc nhở anh em trong buổi họp đơn vị rằng “các bạn cố mà đi học lại vì lệnh thăng cấp của các bạn đòi hỏi phải có ở trình độ đại học.” Ông cũng hứa hẹn phi đoàn sẵn sàng tạo điều kiện cho những ai muốn tiếp tục trở lại học đường. Thông báo ấy dĩ nhiên với tôi thì nó có gía trị to lớn, to lớn đến nỗi khó ngờ khi tôi theo lời Trung Tá Điềm đến gặp giáo sư khoa trưởng Trương Đạt An trường đại học Cần Thơ ghi danh nhập học. Từ đó, việc thường nhật mang bom đánh giặc ngoài tiền tuyến, khi về hậu phương thì đến lớp, lắm khi vội vã chẳng kịp thay đồ và làm cho cô cậu phì cười qua áo bay ngộ nghĩnh của tôi. Và những khi trực phi vụ thì tôi ngồi ôn bài trong sự hồn nhiên của người trai thế hệ.
Với cái học , cái ghiền chính là ham đọc sách. Qủa cái duyên tương phùng, vì trong phòng hành quân đơn vị lại có cả một tủ sách lớn. Số liệu sách báo ấy thường do nhà xuất bản hay tác gỉa đề tặng phi đoàn qua cái tài ngoại giao của các vị chỉ huy tiền nhiệm, tài liệu sách báo ấy đáp ứng đúng khẩu vị tinh thần của con mọt sách như tôi, vì tên tôi là “văn bản”. Mặt khác xin thưa rõ để bạn đọc có dịp hiểu về đức tính của “con người lãnh đạo” VNCH thời ấy, ngoài việc chỉ huy thuộc cấp, họ đã từng chăm lo cho thế hệ tiếp nối hầu được thăng hoa, thăng tiến như cái tủ sách trong đơn vị tôi. Về phần tôi phi đoàn biến thành ốc đảo trong sự che chở thương yêu đùm bọc của anh em đơn vị. Tôi chỉ “bước ra” khi có lệnh thi hành công tác, hoặc phải đi thuyết trình cho các em nơi mái trường xưa theo lời mời của thày giám hiệu như Trung Học Bác Ái, Sao Mai, hay Cái Sắn … vào những sáng thứ hai chào cờ.
Thế rồi từ đó trong cái ốc đảo tôi ngấm ngầm phác họa một đảng chính trị hầu giúp dân cứu nước trong thời chiến tranh ấy. Ngày ấy, qua vài tâm tư bộc lộ thật thà của tôi thì cũng có anh kêu tôi là “mát.” Ôi thì mát vì có quan điểm khác lạ hơn người, đã có sao đâu" Sau cùng cái học cũng bị gián đoạn khi đơn vị chuyển về Tân Sơn Nhất để sửa chữa phi đạo và lúc đó cũng là những ngày cận kề với 30 tháng tư mất nước.
Những ngày cuối cùng ấy phi đoàn tôi lại được lệnh trở về Trà Nóc, và nhiều anh em trong đơn vị tôi có dịp lánh nạn Cộng Sản và bay qua phi trường Utapao, Thái Lan. Còn tôi, mãi vòng vo cho tới khi tai mình nghe được những tiếng hô hoán quát tháo “phải thật thà khai báo” của đám bộ đội thắng trận thì lúc ấy thân mình đã nhúng chàm và nhận chìm trong cảnh tù binh cải tạo. Nhìn lại cái nghiệp bút nghiên 25 tuổi đời của mình là thế, và thắc mắc tại sao có sẵn phương tiện trong tay mà tôi lại không vượt biên" Thôi thì cứ nói thực ra rằng, ngày ấy vì nghiền ngẫm sách báo tôi được biết tin cán bộ cao cấp miền Bắc đề nghị với trung ương đưa ra chính sách hòa hợp hòa giải với anh em miền Nam như bài học Trung Quốc: một quốc gia hai hệ thống kinh tế, (trong một bài khác mà tôi đã phân tích về điểm này). Nhưng vào đến trại giam thì tôi vỡ lẽ ra rằng phe chủ chiến chiếm quyền mà thay đổi chính sách. Đây là điểm thứ hai mà tôi học về “cái tật” của người mình! Có người thừa nhận với tôi rằng việc làm lừa đảo mới là chính trị" Theo thiển kiến, tôi không đồng ý về câu nói ấy, vì “chính trị” là lấy những điều chính đáng mà trị dân như trong cái ý nghĩa quang minh chính đại của nó, thưa … có phải thế không"
Rồi trước cảnh đau thương hãi hùng khôn tả, nhìn anh em bè bạn qua lại cứ trần truồng ngồng ngỗng trước mắt mà tôi phải ứa lệ. Chẳng có chi mắc cở mà đành thưa ngay, vì chế độ quân quản nhà nước cấp phát cho mỗi đầu người một bộ trong năm, và rừng U Minh là nơi nước mặn đồng chua, hơn nữa lại đi “cải hoạt” (tìm rau cỏ, những gì có thể ăn được) trong chốn lau lách thì làm sao mà còn quần áo lành lặn mà mặc, trong khi đồ đạc của gia đình mang theo lại bị nhà nước tịch thu quản lý. Vào tù thì liều nhắm mắt đưa chân, và chẳng cần xét đến đời mình hoặc lũ giặc ngoài kia gầm gừ với cái nhìn đầy hận thù độc ác của họ, trong tay họ thì luôn luôn xiết sẵn trên cò súng hầu có thể tàn sát chớp nhoáng tập thể tù binh chúng tôi bất cứ lúc nào. Vậy thì chả còn gì để mà lo với sợ, nên hằng đêm tôi cứ vui kể cho anh em cùng nghe.
Trại tù U Minh có 8 K, và cái K được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại theo hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa: chiều cao 5 feet, ngang 5 feet và 100 chiều dài với sức chứa một trăm tù binh và bình quân chia cho mỗi nhân khẩu theo tiêu chuẩn nhà nước là một foot có “đóng quyện” (còng một chân). Khách sạn này cửa đóng then cài, được quân đội nhân dân canh phòng nghiêm mật, hầu yên giấc ngàn thu. Dưới lưng thì nước ngập đỏ như máu, muỗi thì đông như trấu, và đỉa lền như bánh canh. Đã đói khổ rách rưới thì chớ, muỗi mòng lại cũng đồng ý theo phe kẻ thắng trận, chúng chỉ săn anh em tù nhân cải tạo chúng tôi mà hút, đang khi những tên bộ đội béo mập phè phỡn ngoài kia mà không bị mất máu. Thật là bất công!
Mỗi tối như thế, tôi “phát thanh” và toàn trại lặng thinh, mỗi chi tiết mỗi câu nói của tôi đều được mô tả đầy đủ chính xác như chính bạn đang đọc trên sách truyện vậy. Bởi thế có bạn ấm ức nghe tôi, và sau này ra tù đi tìm sách đọc lại đối chiếu những lời tôi nói, tìm hiểu đúng sai. Diễn đàn này không những chỉ thu hút tâm hồn anh em tù nhân cải tạo chúng tôi mà còn làm say sưa đến cả đối phương canh gác khác nữa.
Trong cái thế giới về đêm U Minh ấy, thú thật chỉ cần một tiếng ọ ẹ cũng bị neighbor nện cho bắt buộc im mồm, và hội trường thì im lặng lắng nghe trong cái giọng diễn tả tài tình của anh Bắc kỳ ngoại giao chuyên nghiệp. Và vào một đêm khi vừa cất tiếng “phát thanh” thì bộ đội ập vào mở K cao giọng: “Anh trung úy phi công Phạm Văn Bản đâu, ra làm việc.” Vừa kinh hãi bước ra với mắt nhắm mắt mở, thì một bàn tay to tướng đã đập thẳng vào mặt “cái bốp” khiến cho tôi té lăn quay, hộc máu mồm và biết mình đã gãy mất chiếc răng cửa, rồi từ đó họ xúm lại đánh đập túi bụi. Và đây cũng là những điểm đột phá trong đời mình để tôi học bài “huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.”
Sau trận đòn ấy đài phát thanh U Minh chúng tôi cũng hạ màn dành lại màn đêm cho vạn vật côn trùng với tiếng muỗi vo ve thành bi hùng ca người phi công gãy cánh. Sau đó tôi chuyển về căn cứ Chi Lăng, Vườn Đào, và sau cùng là Xuyên Mộc trải qua bảy cuốn lịch! Nhưng phúc đức cho tôi, sau khi ra tù thì gia đình tôi đã vượt biên sang trại tỵ nạn Sikew Thái Lan. Cái học lúc này nó thúc đẩy tôi đi làm tổ chức chính trị, đoàn Việt Đức lấy tinh hoa văn hóa Việt làm nền tảng xây dựng tổ chức cho con đường dựng nước của mình. Có người thắc mắc về tôi tại sao lại tham gia chính trị mà không lo chịu khó làm ăn" Vâng đây là “bản án tử hình con người tôi” trong câu nói của nhiều người mà tôi từng gặp, và tôi giải đáp bản án ấy bằng một bài viết mang tên “Phúc Đức” nêu lên quan niệm sống của “dân tộc và tôi” để trả lời cho vấn nạn này.

Sau ngày đến định cư Hoa Kỳ vào cuối năm 1984, chúng tôi dùng cơ cấu nền tảng từ trại Sikew để mà đi nhiều nơi lập ra tổ chức Liên Minh Toàn Dân Việt Nam Quốc Gia, một cơ cấu làm đoàn kết người Việt trong một thời điểm hoạt động tổ chức tốt nhất, trước tình hình quốc tế và hệ thống Cộng Sản xụp đổ. Trong những năm hoạt động tổ chức ấy, Liên Minh Toàn Dân chỉ là “quân trường” giúp tôi dìu dắt một số thanh niên, hằng ngày đi tổ chức và thành lập ra nhiều đơn vị địa phương. Nhưng việc làm quan trọng nhất là mọi công tác hằng ngày được đưa ra mổ xẻ đúc kết làm thành những bài học tổ chức qúy báu, để anh em chia sẻ và huấn luyện lấy nhau. Đây cũng là điểm đột phá về bài học tổ chức tuyệt vời mà mình đã học, có thể so sánh tương tợ như bài học của “chính tri gia” thanh niên nước Mỹ đang học trong lưỡng đảng của họ trước mặt.
Mười năm hoạt động thì lúc này công cuộc tổ chức có cơ phát triển, sau chuyến công tác Úc Châu tôi được anh em trong tổ chức cho trở lại học đường để nghiên cứu thêm. Hình ảnh đời phi công hiếu học năm xưa lại trở về với tôi nơi đây. Tôi mừng lắm, và lo làm cho xong những cái mà anh em trong tổ chức đã giao phó. Tôi phóng đi nhiều nơi chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và buổi hội thảo chính trị Seattle do Phong Trào Phát Huy Tinh Thần Diên Hồng đề xướng với sự tham dự của 22 đoàn thể đảng phái chính trị người Việt hải ngoại, tạo tiếng nói chung đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ của Việt Nam. Họp hành xong là tôi đi, nhập chương trình ESL đầu tiên lấy lại căn bản cho học vấn xứ này. Tôi học từ lớp thấp nhất nhưng trở ngại chao ơi, vì trình độ Anh ngữ sẵn có của tôi, lại bị thầy cô muốn tôi tốt nghiệp để ra tìm kiếm việc làm! Năn nỉ cũng chẳng được cho đến một hôm, tôi trình diện giáo sư Tony của trường để nghe nhà trường giải thích. Tôi kể lể ra rằng mình là phi công tác chiến tốt nghiệp ở Sheppard Texas, và nói rõ ước muốn học hành của đời mình. Ông Tony cũng lại là trung tá cùng dân fighter và tốt nghiệp cùng trường, cùng thời với tôi, nên từ đó ông đã làm thay đổi cái điều yêu cầu của trường.
Sau khi nghe rõ ý định và ước muốn của tôi, Tony tận tình giúp tôi mọi đàng. Phúc đức cho tôi vì chỉ vài ngày sau là chúng tôi kết tình anh em tri kỷ trong khuôn viên trường Everett Community College này. Tôi học hỏi nơi ông rất nhiều, có thể nói nợ ông từng chữ từng câu bởi vì cái vốn tiếng Anh du học của tôi cũng chỉ thuộc diện “ăn đong.” Hơn thế nữa, gíao sư lại thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn về kinh tế gia đình mà dẫn tôi vào làm việc trong thư viện của trường với số lương $11.50/ giờ để kiếm sống và còn là dịp giúp cho tôi học hỏi về cách tra cứu tài liệu. Chính cái job này giúp tôi có đủ khả năng nhập vào Minority International Research Training (MIRT), một chương trình nghiên cứu khoa học mang tên School of Public Health & Community Medicine do liên trường Western Washington University, University of Washington, và Dillard University tổ chức và tài trợ.
Với cái học ở học đường Mỹ hôm nay, về căn bản toán học của tôi năm xưa vẫn còn. Tôi bước theo từng lớp, và giữ vững số điểm của mình con A như bao cô cậu thần đồng thế giới xung quanh. Tiếp đến, phần luận văn thì chao ơi khỏi nói vì bên cạnh tôi lúc nào mà chả có sẵn ông thày, viết đến nỗi bài của tôi càng ngày càng nhanh và chính xác để bao thày cô thương mến và tất nhiên thường là 4 chấm cho anh học trò gìa này!
Sau cùng là về phần tư tưởng, trước hết để giải đáp thắc mắc trong tôi, Tony dắt tôi vào học ngành Political Science của Western Washington University. Cả một trời xuân rực sáng trở về, bao tâm tư năm xưa với ước mơ của tôi hiện về, và tôi chỉ việc đúc kết thành hệ thống sau khi nắm vững tài liệu đối chiếu căn bản, … Duyên may khác chính là lúc giúp tôi xét duyệt lại toàn bộ chính sách của chính phủ Mỹ về đối nội, đối ngoại để tìm ra con đường nào phù hợp cho mình.
Tiếp theo chương trình Chính Trị Khoa, và mục đích của tôi là học về ngành “tổ chức,” Tony giới thiệu với người bạn thân của ông là giám đốc điều hành ngành Human Service, một ngành học chuyên biệt nghiên cứu về các loại tổ chức, từ personal, inter, intra, … community và universal. Tôi lại được bà nhận vào học trong lớp của bà qua bốn năm lãnh thêm văn bằng BA 4.0 (Human Service and Education). Từ cuộc học hỏi nghiên cứu về tổ chức này, The Quantum View of Tiên Rồng trong cái học Nước Mỹ của tôi ngày nay đã thành hiện thực! Tiên Rồng: Learning about organization from an orderly universe, thảo chương cho nhóm Vietnamese liberal and democratic organization (VLDO) tức là Đảng Tự Do Dân Chủ Việt Nam, để cùng anh em đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam. Và những trang VLDO Online của trường này trong nhiều năm qua đã thu hút cảm tình qúy mến của giới thày cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi nhớ mãi câu chuyện xảy ra trong chương trình theo học ngành tổ chức này, được nhà trường giới thiệu vào thực tập hằng ngày với 20 credits + trong tuần ở khu bộ Hồng Thập Tự Hoa Kỳ (American Red Cross) của quận Snohomish County. Và lại có ông thày Internship nơi đây cũng lại là trung tá phi công tác chiến, đọc xong bản lý lịch của tôi thì ông nhận bạn và dẫn tôi vào phòng họp hội đồng điều hành. Trong phiên họp đầu tiên ấy, ông đề nghị đưa tên tôi vào danh sách former POW panel speaker của ủy ban Hồng Thập Tự Quốc Tế (International Red Cross), một đại hội mang tên Recognition Agenda.
Thế rồi ngày đại hội đã tới, liếc qua tập tài liệu thì tôi biết rằng đại tá Francis Agness bộ trưởng cựu chiến binh tiểu bang Washington trình bày trước về tù binh Thế Chiến I. Tiếp đến là trung tướng John Crawford tư lệnh không quân hoàng gia Gia Nã Đại trình bày tù binh Thế Chiến II. Sau cùng là tôi nói về tù binh trong Chiến Tranh Việt Nam.
Hôm ấy, tôi vừa ngồi hội thảo lại vừa lo ra về cái bài essay chưa có hôm sau của mình, thấp thỏm cho tới khi được gọi tên lên thuyết trình. Tôi cũng bắt chước hai vị kia mà chỉ nói sơ sơ như những gì đã nêu trên booklet, có ngờ đâu, ngay sau đó các câu hỏi nhao nhao dồn dập và hội nghị yêu cầu tôi nói lại. Tôi sợ qúa mặt tái mét và run bắn người lên, liếc qua bản đúc kết của cô thư ký vừa trao mà lòng mình với bao ngao ngán ngại ngùng. Chương trình đi thực tập của tôi giờ này cảnh rắc rối, thôi rớt là cái chắc! Nghĩ tới cảnh bỏ học trở về đuổi gà cho vợ, … và trong giờ lâm tử đó, thì hình ảnh phát thanh U Minh năm xưa của tôi bỗng dưng chận chờn hiện ra. Thế là từ đó tôi thao thao bất tuyệt, mặc cho nghị trường ra sao thì ra, và tôi nói đến nỗi không còn kiểm soát được chi giờ giấc, hơn nữa liếc tìm chiếc đồng hồ Thụy Sĩ vừa do hội tặng, đeo vào tay tôi để mà canh giờ thì nó đã văng đâu mất rồi. Biết sao bây giờ, nhìn xuống hàng ghế đầu thì chỉ thấy ông thống đốc tiểu bang nhà tôi đôi mắt trợn tròn, miệng há hốc …, tới lúc đó tôi mới biết để vội vàng đi tới kết luận và ngồi phịch xuống ghế phó thác linh hồn trong tay Chúa Mẹ! Lúc đó, hội trường Boeing Room nơi đây cũng im phăng phắc với bao trăm con người như nhà tù U Minh năm xưa, … Nhưng đùng một cái, … tiếng tung hô vỗ tay vang dậy góc trời và cho làm tôi bẽn lẽn liếc qua cửa sổ muốn trốn!
Thú thực, tôi cũng thuộc loại nhát gan và chẳng biết cái bài thuyết trình của tôi nó đã ảnh hưởng ra sao. Tôi chỉ nhớ lúc này thì ông giám đốc Hồng Thập Tự Dale Moses đang đứng dìu tôi dựa vào cạnh người ông để vững đón huy chương lời khen qùa tặng từ thống đốc và nhiều cấp chính quyền. Mặt khác danh thiếp thì nắm đầy tay, quà tặng xếp tràn trước mặt, và những job thì bao hẹn hò!
Tháng ngày học hành qua mau ngoài giờ ở trường thì tôi về hội và nhận sự đào tạo, có thể nói, tôi đã tham dự nhiều chương trình huấn luyện hữu ích và hiếm người đã có, từ việc cứu thương, cứu trợ, và cứu tế ở cấp độ cán bộ quốc gia. Một hôm, Trận Bão Linda xảy ra ở Việt Nam và hai vị nữ tu dòng Đa Minh đến đây quyên góp. Lúc này tôi đã ảnh hưởng với hội và mời hai bà đến thăm Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ để thuyết trình về Trận Bão Linda – cũng là tựa đề cho cuốn sách song ngữ mà tôi viết cho hội trong tháng đó. Ngoài ra, hai bà cũng nhận được sự yểm trợ và kết nghĩa Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ và Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp, Việt Nam.
Trong cái học cũng “phi thương bất phú” nên tôi còn theo học chương trình Master of Business Administration (MBA), University of Phoenix, … và soạn thảo một chính sách kinh tế dân tộc Việt qua bốn chủ điểm mà tôi ước mong, bao gồm (1) không thiếu không thừa, (2) tấc đất tấc vàng, (3) ăn chắc mặc bền và (4) gạo trắng trăng thanh.
Tóm lại, cái học trên nước Mỹ này, cái học ấy là cái học vừa học vừa hành, không chỉ thăng tiến cho bản thân mà còn hy vọng thực hiện những cái điều nung đúc tận thâm tâm, kết tinh thành đóa hoa tâm Việt Bào – như theo âm với cái tên tiểu bang Washington – dâng hiến và phục vụ cho đời.

Phạm Văn Bản

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến