Hôm nay,  

Niềm Vui I-meo

15/05/200400:00:00(Xem: 112803)
Người viết: MINH TÂM
Bài số 541-1079-vb6140504

Tác giả Minh Tâm cho biết ông qua Mỹ đã được 14 năm, hiện là một Kỹ Sư Công Chánh làm việc tại Los Angeles. Ông đã góp cho giải thưởng Việt Báo ba bài viết. Kèm bài mới lần này là một “i-meo” ca ngợi các tác giả Viết Về Nước Mỹ và nhấn mạnh “tôi thường xuyên theo dõi và đã học từ các bài viết nhiều điều hữu ích về đời sống ở xứ người”.
*
Xin nói ngay chữ i-meo là phiên âm từ chữ "email" tức là thư điện tử. Loại thư nầy mới có chừng chưa tới 10 năm nay trên máy vi tính. Nó rất tiện lợi nên làm người ta ... ghiền. Nhứt là đối với hắn. Từ ngày phong trào i-meo rộn nở, tính tình của hắn cũùng thay đổi. Hắn cởi mở hơn, vui vẻ hơn, đặc biệt là khi hắn nhận được một i-meo của một người bạn nào đó đã mất liên lạc sau hơn hai mươi năm. Tối ngày hắn ngồi trước máy vi tính viết "meo", nhận "meo", forward email ... Ai viết i-meo cho hắn thì hắn mừng lắm và trả lời ngay tức khắc, bạn cũ mà. Rồi thì "hầm bà lằng" chuyện được tuôn ra ào ào từ máy đánh chữ. Khi hắn i-meo cho ai, hắn đợi người ta trả lời dữ lắm. Hắn đứng ngồi không yên, bồn chồn , bứt rứt như người ghiền thuốc lá mà trong ngày chưa có điếu nào. I-meo có khi bị trả lại thì hắn buồn bã mấy ngày như bạn mình đã ... chết. Thật ra, nhờ có i-meo mà hắn liên lạc được nhiều bạn cũ hồi trung học, đại học tưởng đã ngủm từ lâu. Ai dè còn sống mà lại có i-meo nữa mới lạ. Rồiø hắn làm một danh sách bạn bè. Lâu lâu hắn lại gởi cho bạn một i-meo chỉ có mấy chữ "just say hi" (chào bạn). Vậy là đủ rồi, chứng tỏ hắn còn .. sốâng, i-meo còn hoạt động, bởi vì i-meo gởi không tốn tiền mà. Chớ nếu tốn tiền thì hắn đâu có gởi nhiều như vậy. Bạn hắn, có người trả lời dài, có người trả lời ngắn, có người không trả lời. Mặc kệ, hắn thỉnh thoảng cứ gởi i-meo như vậy để cho thiên hạ biết là mình còn ... tồn tại.
Hắn mê i-meo đến mức con gái của hắn cười hắn dữ lắm. Nó nói "Ba làm cái gì mà mở i-meo hoài, đâu có ai gởi cho ba đâu mà đọc". Bởi vì có ngày hắn mở máy vi tính đọc i-meo hai ba lần. Hắn sợ nếu có người gởi i-meo tới mà mình chưa trả lời thì bất lịch sự. Nhưng đâu có ai rảnh mà gởi i-meo cho hắn hoài. Thây kệ, "Nếu không có i-meo thì mình vô internet, đọc tin tức gì đó cũng được", hắn tự nhủ như vậy.
Lúc đầu hắn viết i-meo bằng chữ Việt không dấu. Nhưng có lần bạn hắn đọc chữ "vợ của anh là một người đảm đang" thành "vợ của anh là một người dâm đãng" khiến hắn đâm hoảng nên rán học thêm cách đánh máy chữ Việt có dấu. Lúc đầu thì học cách đánh dấu ngang. Như chữ đảm đang thì đánh là: "dda"m ddang" (để không nhầm với chữ "da^m ddan~ng" !!!). Sau đó thì học thêm cách đánh dấu theo đúng chữ Việt đẹp đẽ y như bài viết nầy. Bây giờ thư hắn gởi đi và nhận về đều đọc được với đầy đủ dấu chữ Việt. Hắn rất hãnh diện mỗi khi có ai hỏi hắn về điều nầy. Cũng nhờ đó, hắn biết cách viết nhật ký, du ký, và một vài truyện ngắn nho nhỏ ... Không chừng vài năm nữa hắn sẽ thành nhà văn tên tuổi.
Hắn có một người bạn cùng bịnh. Người nầy cũng mê i-meo, ham vui, ham bạn như hắn. Hai người i-meo cho nhau tối ngày. Họ nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất: chuyện chánh trị, chuyện cộng đồng, chuyện bạn bè, chuyện mưa nắng, chuyện Việt Nam, chuyện chiến tranh, chuyện khủng bố ... có khi "gây lộn" trên máy điện toán vì bất đồng ý kiến, nhưng cũng vui lắm. Tối ngày hắn cứ ôm máy vi tính đến nỗi vợ hắn than rằng:" Cỏ sau nhà không chịu cắt để nó lên cao tới đầu gối rồi. Tối ngày cứ "ghiền" i-meo. Chồng con gì chán quá". Cái chữ ghiền mà vợ hắn đem ra sử dụng ở đây coi bộ cũng chính xác lắm đó. Nhưng hắn lại phân trần: " Mê i-meo trên computer thì có gì là hại. Có người mê gái, mê cờ bạc còn hại hơn nhiều". Bạn nghe coi có lọt lỗ tai không "


Địa chỉ i-meo thì hắn có hai ba cái. Cái trong sở thì để làm việc, cái nầy "bí mật" không cho ai biết. Cái ở nhà để nhận thơ bạn bè. Cái thì lưu động trên "hotmail", "yahoo" để hắn liên lạc khi đi du lịch trên thế giới. Ở đâu hắn cũng coi i-meo được bởi vì i-meo là nguồn vui, là hơi thở của hắn. Đi chơi ở nước ngoài hắn cũng rán kiếm cho ra những quán cà phê internet để đọc và gởi i-meo. Hắn còn sưu tập địa chỉ i-meo của bạn bè cùng khoá, của đàn anh, đàn em, của đồng hương ... làm thành danh sách. Khi nào cần hắn chỉ bấm một cái, i-meo được gởi đến vài chục người một lúc, khoẻ re.
Khi nhận được i-meo có kèm hình ảnh thì hắn càng vui hơn nữa. Có lần hắn nhận được một cái meo, dở hình ra thì thấy một bà Mỹ mập "tổ chảng" nằm trên bãi biển, lần khác hắn nhận được hình chiếc xe cam nhông do ... bò kéo (sản phẩm tự chế nội địa ở VN) ... hắn cười xoà rồi xoá. Có lần hắn bị tổ trác, người ta gởi cho hắn i-meo có kèm pháo bông. Hắên tưởng bở mở ra , té ra đó là "sâu bọ" (virus) hại máy, làm hắn phải mời chuyên gia sửa chữa máy vi tính hết mấy ngày. Từ đó , hắn đề phòng dữ lắm, thấy email nào lạ lạ có kèm hồ sơ dạng .exe, .com hay .bat ... là hắn bỏ vô giỏ rác ngay không cần biết người gởi là ai. Giống như là mấy văn phòng ngày nay nhận thư mà có bột trắng trắng thì sợ lắm vì nghi là bột vi trùng.
Đãù nhận hình thì cũng phải gởi hình. Cũng tại mê i-meo mà hắn đã mua một cái máy chụp hình kỹ thuật số (digital) hết ba trăm. Hắn chụp hình vợ chồng hắn để sẵn, mỗi khi liên lạc được với một bạn mới là hắn kẹp hình mình vô thư gởi liền để cho bạn biết mình ra sao sau hơn mấy mươi năm bặt tin. Những khi có đám cưới hay họp bạn, hắn chụp hình "lia chia" sau đó gắn vô i-meo rồi gởi cùng khắp như một phóng viên chuyên nghiệp. Họp vừa xong thì bạn bè ở khắp thế giới đã có hình xem rồi. Khi cháu hắn làm đám cưới, hắn dặn bà con ở nơi xa không đến được thì cứ theo dõi trên i-meo. Tiệc vừa xong thì hắn gởi hình liền. Khiến cho những người ở xa xem được ngay tức thì. Ai cũng khen hắn giỏi làm cho hắn càng thêm hứng chí. Thời đại nguyên tử có khác. Thông tin thật nhanh chóng và tiện lợi.
Có một lần hắn lặng người đi khi nghe tin người ta sẽ tính 5 xu Mỹ trên mỗi cái i-meo hắn gởi. Nhẩm tính mỗi ngày hắn gởi chừng 20 cái thì tốn hết 1 đô, vị chi một tháng cũng hết 30 đô rồi. Đó là chưa kể thư gởi theo danh sách. Cũng may đó là tin vịt làm hắn thở phào nhẹ nhõm.
Hắn ghét nhứt là những thứ i-meo không mời mà tới. Đó là i-meo quảng cáo, còn gọi là "thư rác". Không biết làm sao mà người ta biết địa chỉ i-meo của hắn mà gởi tới đủ thứ thư "hầm bà lằng" như kết bạn tâm tình, quảng cáo bán máy điện toán, quảng cáo nhu liệu ... Chắc tại lúc đầu hắn không biết nên mỗi khi người ta hỏi địa chỉ i-meo thì hắn cho. Bây giờ thì hắn cẩn thận hơn, không cho ai i-meo riêng của hắn, trừ những người quen biết. Ngoài ra, hắn có một cái i-meo "dỏm" để dành tặng cho mấy tay hay quảng cáo (nhưng hắn không bao giờ mở).
Có một lần hắn cũng dại dột vô một cái "group" (nhóm) i-meo kia. Chắc nhóm nầy cũng rảnh và khoái i-meo còn hơn hắn nữa nên gởi nhau hàng chục i-meo tối ngày. Họ bàn đủ thứ chuyện, từ chánh trị chánh em cho tới thơ văn triết học, chuyện tiếu lâm, câu đố, chuyện đời tư ca sĩ ... Đọc riết cũng chán và ngán ngẩm vì vô bổ ích, nên hắn xin rút tên ra khỏi nhóm.
Người xưa có thú đá gà, đánh cờ. Ngày nay hắn có thú vui i-meo. Thời đại mới, kỹ thuật tân tiến thì sự tiêu khiển của con người cũng khác. Đó là một cách vui chơi vô hại. Thôi cũng được, phải không các bạn"

MINH TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,676,714
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến